Xác định tỷ lệ thành phần, liều l−ợng chất hoá học của pheromone sâu hại 1 Đối với pheromone sâu khoang

Một phần của tài liệu Sản xuất và sử dụng các Pheromone Đặc hiệu phòng trừ sâu hại phục vụ sản xuất rau an toàn (Trang 68 - 69)

III. Kết quả thực hiện dự án

3.1.1. Xác định tỷ lệ thành phần, liều l−ợng chất hoá học của pheromone sâu hại 1 Đối với pheromone sâu khoang

3.1.1.1. Đối với pheromone sâu khoang

Nhằm hoàn thiện việc xác định tỷ lệ thành phần và liều l−ợng chất hoá học tạo phản ứng phối chế pheromone sâu khoang. Các thí nghiệm đ−ợc tiến hành với quần thể sâu khoang tại các vùng rau đồng bằng sông Hồng với các tổ hợp tỷ lệ các thành phần hoá học với liều l−ợng khác nhau, dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu đã đạt đ−ợc của đề tài hợp tác Việt - Mỹ và từ các thông tin của các tài liệu khoa học đã công bố.

Tiến hành lại thí nghiệm Việt - Mỹ đã thực hiện đầu tháng 1/2005, kết quả nêu ở hình 1 vẫn cho thấy công thức thí nghiệm 3 thành phần Hexal 1, Hexal 2 và Hexal 3 là 90/9/1 microlit cho hiệu quả hấp dẫn tr−ởng thành sâu khoang cao hơn chút ít so với so với công thức 2 thành phần Hexal 4 và Hexal 3 với liều l−ợng là 97/3 microlit. Tuy nhiên, qua sử lý thống kê thì hầu nh− không có sự sai khác ở mức > 99%. Điều này một lần nữa khẳng định khả năng có thể giảm đ−ợc thành phần chất hoá học Hexal 2.

Qua theo dõi đối với số l−ợng tr−ởng thành các sâu khác vào bẫy, cho thấy giữa các công thức liều l−ợng khác nhau không thể hiện tính hấp dẫn trội hẳn và qua sử lý thống kế cũng thấy không có sự sai khác có ý nghĩa. Tuy nhiên, ở công thức Hexal 4 và Hexal 3 là 98/2 có xu h−ớng hấp dẫn sâu hại cao hơn chút ít so với các công thức khác và trong số tr−ởng thành các sâu khác vào bẫy lại chiếm tới 84,5% là tr−ởng thành sâu đo xanh (Plusia eriosoma) th−ờng phát sinh gây hại trên rau thập tự.

Từ kết quả thí nghiệm lại nêu trên, dự án tập trung phát triển pheromone trên cơ sở chỉ sử dụng 2 loại hoá chất thay cho tổ hợp 3 loại hoá chất nh− đã nêu trên, năm 2006 chúng tôi tiếp tục đi sâu tìm hiểu mức độ hấp dẫn đối với sâu khoang của 4 tổ hợp thành phần với tỷ lệ giữa Hexal 1 và Hexal 2 khác nhau theo khuyến cáo của các chuyên gia Mỹ. Qua thử nghiệm 4 tổ hợp tỷ lệ giữa 2 thành phần hoá chất cho thấy với tỷ lệ liều l−ợng Hexal 1và Hexal 2 là 97/3 microlit vẫn cho hiệu quả hấp dẫn sâu khoang trên đồng ruộng cao nhất, Ngày đỉnh cao (ngày thứ 8 sau đặt bẫy) có thể đạt tới 18 con/bẫy và hiệu lực tới 20 ngày, dài nhất trong số 3 tổ hợp 2 thành phần hoá học đã thử nghiệm. Trong

đó, tổ hợp Hexal1/ Hexal2 là 99/1 microlit có mức độ hấp dẫn thấp nhất. Theo dõi số l−ợng tr−ởng thành các sâu khác vào bẫy pheromone cũng cho kết quả t−ơng tự với kết quả thí nghiệm năm 2005. Tính tổng số tr−ởng thành các sâu khác vào bẫy đạt cao nhất ở mồi pheromone có tỷ lệ các thành phần là 99/1, sau đó là tỷ lệ 98/2. Thấp nhất là công thức có tỷ lệ liều l−ợng thành phần là 97/3 microlit.

Nh− vậy, tổ hợp liều l−ợng thành phần hoá học giữa Hexal 1 và Hexal 2 là 97/3 microlit thể hiện mức độ chuyên tính khá cao đối với sâu khoang. Còn tỷ lệ là 99/1 có mức độ chuyên tính với sâu khoang thấp nhất, nh−ng lại có tiềm năng hấp dẫn tr−ởng thành sâu khác cao nhất. Điều này mở ra khả năng phát triển loại pheromone cho sâu hại khác.

Một phần của tài liệu Sản xuất và sử dụng các Pheromone Đặc hiệu phòng trừ sâu hại phục vụ sản xuất rau an toàn (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)