- Độ cao đặt bẫy thích hợp đối với sâu tơ, sâu khoang phải cao hơn bề mặt tầng rau trên ruộng từ 5 – 20 cm; với sâu keo da láng phải cao hơn từ 5 – 10 cm; còn với sâu xanh:
1.1. hoàn thiện đ−ợc kỹ thuật công nghệ và xây dựng đ−ợc 04 qui trình h−ớng dẫn kỹ thuật tạo phản ứng phối chế sản xuất mồi pheromone của 04 loài sâu, gồm:
dẫn kỹ thuật tạo phản ứng phối chế sản xuất mồi pheromone của 04 loài sâu, gồm: sâu tơ, sâu khoang, sâu xanh và sâu keo da láng, có chất l−ợng tốt, khả năng hấp dẫn sâu hại cao và thời gian hiệu lực từ 20- 26 ngày.
+ Đã xác định đ−ợc tỷ lệ các chất của pheromone sâu tơ: Hexa1/Hexa 2/Hexa 3 là 80/19/1 microlit, của sâu khoang: Hexal 1/Hexal 2 là 97/3 microlit; của sâu xanh: Hexal 1/Tetra-hexal là 97/3 và sâu keo da láng: Tetra-deca/ Tetra-dece = 70/30 microlit.
+ Chất phụ trợ là một dẫn xuất t−ơng ứng với liều l−ợng chiếm từ 1-7% l−ợng chất thành phần của pheromone. Còn dung môi cho phản ứng phối chế là n-Hexan hoặc Dichloromethan với độ tinh khiết 99,0 - 99,9% với liều l−ợng chiếm 80% l−ợng chất hoá học thành phần t−ơng ứng.
+ Sử dụng dung dịch Alchohol chứa từ 1- 15% KMnO4 trong 7 ngày và sấy ở các mức nhiệt độ từ 40- 600C trong 8 giờ hoàn toàn có thể loại bỏ tạp chất trong giá thể cao su nhân tạo, đáp ứng yêu cầu sản xuất mồi pheromone.
+ Chất liệu giá thể cao su nhân tạo cho hiệu quả hấp dẫn và thời gian tồn tại hiệu lực hấp dẫn sâu hại cao. Giá thể cao su nhân tạo do Việt Nam tự sản xuất cho hiệu quả hấp dẫn sâu hại bằng 92,58% so với giá thể cao su nhân tạo của Nhật Bản.
+ Mồi pheromone sâu tơ và sâu khoang đ−ợc tạo dạng sử dụng với giá thể cao su nhân tạo dạng quả chuông và giá thể cao su nhân tạo dạng vi ống thì số l−ợng thành sâu hại vào bẫy pheromone là t−ơng tự nhau hoặc không có sự khác nhau một cách có ý nghĩa.