Liều l−ợng chất phụ trợ, dung môi và tiến trình kỹ thuật tạo phản ứng

Một phần của tài liệu Sản xuất và sử dụng các Pheromone Đặc hiệu phòng trừ sâu hại phục vụ sản xuất rau an toàn (Trang 25 - 26)

Chất phụ trợ và dung môi là 2 nhóm chất hoá học có ý nghĩa quan trọng liên quan đến chất l−ợng sản phẩm diễn ra trong quá trình tạo phản ứng phối chế và cố định pheromone vào giá thể cao su, tạo khả năng phát tán dần dần pheromone ra khỏi giá thể khi sử dụng. Kết quả tổng hợp của các tác động đó nhằm góp phần duy trì thời gian tồn tại hiệu lực hấp dẫn sâu hại của mồi pheromone trong thời gian dài nhất có thể đ−ợc. Cũng nh− kỹ thuật làm sạch giá thể, việc xác định thành phần, liều l−ợng nhóm chất phụ trợ và dung môi cho quá trình tạo phản ứng phối chế pheromone là khâu kỹ thuật mà các nhà sản xuất không bao giờ công khai hoá trong quá trình sản xuất của mình.

Vì vậy, thời gian tồn tại hiệu lực hấp dẫn sâu hại của sản phẩm pheromone của mỗi nhà sản xuất công bố khi chào hàng trên thị tr−ờng đều rất khác nhau. Ngay trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của chúng tôi trong những năm 2001- 2002, thì các sản phẩm mồi pheromone tự phối chế sản xuất đều có thời gian hiệu lực hấp dẫn không v−ợt quá 3 ngày, trong khi dạng bán thành phẩm do phía Trung Quốc cung cấp đem về sản xuất mồi pheromone hoàn chỉnh thì có thời gian hiệu lực hấp dẫn sâu tơ từ 18- 21 ngày. Nhận thức đ−ợc tầm quan trọng của vấn đề, qua quá trình tìm hiểu tài liệu và đặc biệt đ−ợc sự giúp đỡ kỹ thuật của các nhà khoa học Mỹ, năm 2003 đã nghiên cứu và đã thành công về vấn đề này. Trong 2 năm (2004 và 2005), tiếp tục hoàn thiện kỹ thuật tạo phản

ứng phối chế và cố định pheromone vào giá thể cao su nhân tạo để đạt thời gian tồn tại hiệu lực hấp dẫn sâu hại ổn định tối thiểu trong 20 ngày, dài nhất đ−ợc 36 ngày tuỳ theo từng loại pheromone. Đến nay, các khâu kỹ thuật này về cơ bản đã đ−ợc hoàn tất đối với pheromone của cả 4 loài sâu. Kết quả nghiên cứu này đã đ−ợc nêu rõ trong bản quyền đăng ký giải pháp hữu ích và với mỗi loại pheromone của một loài sâu thì thành phần và liều l−ợng các chất phụ trợ và dung môi có khác nhau.

Chẳng hạn, để phối chế sản xuất pheromone sâu tơ thì quá trình phối chế có thể đ−ợc tóm tắt theo sơ đồ nh− sau:

H3 + 1-5% n- H3 ---> H2 + 3- 7% n-H2 ---> H1 + 80% n- Hexan Liều l−ợng: 1% ---> 19% ---> 80%

Cũng tiến hành thử nghiệm với các sâu hại khác, đã xác định chất phụ trợ là một dẫn xuất t−ơng ứng với liều l−ợng từ 1-7% l−ợng hoá chất thành phần của pheromone. Còn dung môi cho phản ứng phối chế là n-Hexan hoặc Dichloromethan với độ tinh khiết 99,0 - 99,9% với liều l−ợng chiếm 80% chất thành phần t−ơng ứng.

Một phần của tài liệu Sản xuất và sử dụng các Pheromone Đặc hiệu phòng trừ sâu hại phục vụ sản xuất rau an toàn (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)