Xây dựng mô hình trình diễn sử dụng bẫy pheromone phòng trừ sâu hạ

Một phần của tài liệu Sản xuất và sử dụng các Pheromone Đặc hiệu phòng trừ sâu hại phục vụ sản xuất rau an toàn (Trang 37 - 45)

Để quảng bá tiêu thụ sản phẩm pheromone đã đ−ợc sản xuất và tuyên truyền kỹ thuật sử dụng bẫy pheromone để theo dõi, phòng trừ sâu hại cho nông dân. Trong 2 năm (2005- 2006), dự án đã triển khai xây dựng các mô hình quản lý tổng hợp (IPM) sâu hại rau trên cơ sở sử dụng bẫy pheromone phòng trừ sâu hại tại các tỉnh: Hải D−ơng, Hà Nam, Nghệ An, Tiền Giang và một số địa ph−ơng khác.

Các mô hình đ−ợc áp dụng qui trình phòng trừ tổng hợp (IPM) sâu bệnh hại rau trên cơ sở sử dụng bẫy pheromone để theo dõi và phòng trừ sâu tơ, sâu khoang trên rau thập tự,

sâu xanh và sâu keo da láng trên hành và cà chua. Đồng thời, kết hợp áp dụng các biện pháp canh tác và sử dụng các chế phẩm sinh học nh− Bt, VBt, Tập kỳ vào các đỉnh cao số l−ợng quần thể sâu hại phát sinh trong vụ rau.

Theo dõi mô hình thực hiện tại Hà Nam, cho thấy số l−ợng tr−ởng thành sâu tơ vào bẫy ở các trà rau thập tự (trà sớm trồng tháng 9; trà trung trồng tháng 12 và trà muộn trồng cuối tháng 2) phát sinh thành đỉnh cao rõ rệt vào thời gian tr−ớc 10 ngày vào khoảng 20 ngày sau khi trồng rau với số l−ợng từ 64,7 - 152,5 con/10 bẫy/ngày ở cả 3 trà rau gieo trồng trên đồng ruộng. Còn thời gian từ sau 20 ngày sau trồng rau đến cuối vụ thì số l−ợng tr−ởng thành vào bẫy t−ơng đối ổn định, khoảng 89,6- 113,2 con/10 bẫy.

Trên ruộng mô hình, cùng với việc sử dụng bẫy pheromone liên tục từ đầu vụ kết hợp 2 đợt phun thuốc sinh học VBt hoặc Tập kỳ 1.8EC vào ngày thứ 12 và 21 ngày sau khi trồng (NST). Mật độ sâu non sâu tơ phát sinh gây hại trên các trà rau bắp cải với mật độ cao nhất ở trà sớm là 38,2 con/m2; trà chính vụ là 48,5 con/m2, còn ở trà rau trồng muộn là 26,8 con/m2 (Hình 16). 0 30 60 90 120 150 180 1 16 31 46 61 76 91 106 121 136

Ngày điều tra

Mậ

t đ

Sâu non (con/ m2)

Tr−ởng thành (con/10 bẫy)

Hình 16. Số l−ợng b−ớm sâu tơ vào bẫy pheromone và mật độ sâu non phát sinh trên ruộng ở các trà rau bắp cải (Lý Nhân, Hà Nam, 2005- 2006)

So sánh mật độ sâu non phát sinh trên rau giữa ruộng có sử dụng bẫy pheromone và ruộng nông dân ở trà rau bắp cải trồng muộn cuối tháng 2/2006. Kết quả theo dõi trong thời gian 1 tháng cuối vụ tr−ớc khi thu hoạch rau đã cho thấy mật độ sâu cao nhất ở ruộng mô hình là 9,2 con/cây ở ngày điều tra thứ 8, còn ruộng nông dân thì mật độ sâu non trung bình lên tới 17,6 con/cây ở ngày điều tra thứ 25 (Hình 17). Nhìn chung, ở ruộng mô hình sâu phát sinh với mật độ thấp một cách đáng kể, chỉ bằng 50- 80% so với

so với mật độ sâu phát sinh trên ruộng nông dân. Mặc dù ruộng nông dân đã phải áp dụng tới 6 lần phun thuốc hoá học các loại, còn ruộng mô hình chỉ phun 2 lần thuốc sinh học vào các đỉnh cao sâu non sâu tơ phát sinh trên đồng ruộng. Điều đó, chứng tỏ việc sử dụng bẫy pheromone đã có hiệu quả hạn chế sâu tơ trên đồng ruộng một cách rõ rệt.

0 2 4 6 8 10/3 12/3 14/3 16/3 18/3 20/3 22/3

Ngày điều tra

Mậ

t đ

Mật độ sâu non trong mô hình (con/cây) Mật độ sâu non ruộng nông dân (con/cây) TT sâu tơ vào bẫy (con/bẫy)

Hình 17. Biến động mật độ sâu non sâu tơ phát sinh trên ruộng bắp cải ở trà rau trồng muộn cuối tháng 2 (Lý Nhân, Hà Nam, 2006)

Kết quả theo dõi tại mô hình trồng bắp cải trồng sớm vào tháng 9/2006 tại Hải D−ơng cho thấy mức độ sâu bệnh hại phát sinh gây hại trên ruộng mô hình đều ở mức thấp. Tuy ở thời vụ này sâu tơ phát sinh với mật độ rất thấp, nh−ng sâu khoang lại phát sinh với mật độ cao và gây hại đáng kể trên rau thập tự.

Mật độ sâu tơ phát sinh từ 0,5- 0,7 con/cây, còn ruộng nông dân sâu tơ phát sinh với mật độ từ 0,8- 1,5 con/cây. Còn sâu khoang mật độ sâu ở ruộng mô hình thấp hơn từ 2- 5 lần so với ruộng nông dân, từ 0,6- 3,1 con/10 cây, còn ở ruộng nông dân từ 1,2- 16,9 con/10 cây (Hình 18). Trong khi ruộng nông dân phải phun từ 3 - 4 lần thuốc hoá học, còn ruộng mô hình thì hoàn toàn không cần phải phun thuốc để trừ sâu khoang.

Kết quả thu đ−ợc trong mô hình nói trên cũng t−ơng tự nh− các kết quả nghiên cứu trong các năm tr−ớc đây về sử dụng bẫy pheromone để trừ sâu khoang hại bắp cải sớm đã đ−ợc công bố. Điều đó, cho thấy sản phẩm pheromone sản xuất ra đảm bảo đ−ợc chất l−ợng sử dụng để phòng trừ sâu hại trong thực tiễn sản xuất.

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 7/9 9/9 11/9 13/9 15/9 17/9 19/9 21/9 23/9 25/9 27/9 29/9 Ngày điều tra

Mật độ

Mật độ sâu non trong mô hình (con/m2) Mật độ sâu non ruộng nông dân (con/m2)

TT sâu khoang vào bẫy trong mô hình (con/10 bẫy) TT sâu khoang vào bẫy ruộng nông dân (con/10 bẫy)

Hình 18. Số l−ợng tr−ởng thành sâu khoang vào bẫy pheromone và mật độ sâu non trên rau bắp cải trồng sớm

(Gia Lộc, Hải D−ơng, 9/ 2006)

Theo dõi mô hình sử dụng bẫy pheromone để phòng trừ sâu keo da láng gây hại trên hành lá tại Kinh Môn (Hải D−ơng) vào tháng 4/2006 cho thấy:

Hành lá là loại cây có thời gian từ khi trồng đến khi thu hoạch chỉ kéo dài trong khoảng 40- 45 ngày, nh−ng bị sâu xanh phá hại rất nặng nề và có khả năng phát triển tính kháng thuốc rất nhanh. Theo dõi ở thời vụ hành trồng ngày 5/3/2006 cho thấy đợt tr−ởng thành phát sinh vào cuối tháng 4 đầu tháng 5 vào bẫy đạt tới 35,4 con/10 bẫy. Trong khu vực ruộng nông dân sâu non phát sinh với mật độ lên tới 38,6 con/ m2 vào cuối vụ, năng suất hành lá khô đạt tiêu chuẩn xuất cho nhà máy chế biến giảm từ 31,4 - 37,0% và giá trị thu hoạch chỉ bằng 59,6% so với ruộng mô hình, mặc dù nông dân đã phun thuốc hoá học định kỳ 3- 4 ngày/lần.

Còn ở khu ruộng mô hình, dùng bẫy pheromone kết hợp phun thuốc sinh học VBt 2 lần vào thời điểm 20 và 35 ngày sau trồng, thì mật độ sâu non chỉ phát sinh với mật độ khá thấp, biến động từ 0,2 - 5,1 con/m2, sản phẩm thu hoạch đủ tiêu chuẩn xuất cho nhà máy chế biến đạt tới 1,3 tấn/ha và giá trị thu hoạch đạt 14,6 triệu đồng/ha (Hình 19).

0 10 20 30 40 29/3 1/4 4/4 7/4 10/4 13/4 16/4 19/4

Ngày điều tra

Mậ

t đ

Mật độ sâu non sâu keo da láng (con/m2) trong mô hình

Mật độ sâu non sâu keo da láng (con/m2) ruộng nông dân

TT sâu keo da láng/ 10 bẫy

Hình 19: Số l−ợng tr−ởng thành sâu keo da láng vào bẫy pheromone và mật độ sâu non xuất hiện trên ruộng hành lá

(Kinh Môn, Hải D−ơng, 4/ 2006)

Theo dõi trên hành lá ở thời vụ trồng 20/5/2006 cũng cho kết quả t−ơng tự. Tr−ởng thành vào bẫy rộ vào 5 và 6/5/2006 với số l−ợng 43,8 con/10 bẫy. Mật độ sâu non ở ruộng mô hình cao nhất là 14,7 con/m2, còn trên ruộng nông dân thì mật độ sâu non cao gấp 3,16 lần, đạt tới 46.5 con/m2 (Hình 20). 0 10 20 30 40 50 5/5 8/5 11/5 14/5 17/5 20/5 23/5 26/5 29/5

Ngày điều tra

Mậ

t đ

Mật độ sâu non sâu keo da láng (con/m2) trong mô hình Mật độ sâu non sâu keo da láng (con/m2) ruộng nông dân TT sâu keo da láng/ 10 bẫy

Hình 20: Số l−ợng tr−ởng thành sâu keo da láng vào bẫy pheromone và mật độ sâu non xuất hiện trên ruộng hành.

(Kinh Môn, Hải D−ơng, 5/ 2006)

Đánh giá hiệu quả sử dụng bẫy pheromone phòng trừ sâu hại, qua theo dõi mô hình dùng pheromone phòng trừ sâu tơ trên rau su hào tiến hành tại H−ng Đạo (Tứ Kỳ, Hải D−ơng). Kết quả đã xác định việc sử dụng bẫy pheromone chỉ tiết kiệm đ−ợc 98.000 đồng so với ph−ơng thức phòng trừ của nông dân. Đồng thời với việc sử dụng pheromone, vẫn phải sử dụng 2 lần thuốc trừ sâu sinh học Bt ở cao điểm mật độ sâu tơ phát sinh vào thời điểm 35 và 55 NST (bảng 9). Tuy việc sử dụng bẫy pheromone phòng

trừ sâu tơ không thật sự cao nh− đối với sâu khoang, nh−ng đã tạo điều kiện để sử dụng có hiệu quả các chế phẩm sinh học nh−: Bt, VBt, Tập Kỳ để sản xuất rau an toàn.

Bảng 9. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng bẫy pheromone để phòng trừ sâu tơ trên rau su hào (Tứ Kỳ, Hải D−ơng - tháng 10-11/2006)

Tính cho 1 ha rau Trong mô hình Ngoài mô hình

TT Chỉ tiêu đánh giá ĐV tính Đơn giá (đồng) Số l−ợng Thành tiền (đ) Số l−ợng Thành tiền (đ)

1 Bẫy sâu tơ chiếc 1.500 100 50.000 - -

2 Mồi pheromone mồi 1.500 200 300.000 - -

3 Số lần phun lần - 2 - 4 -

4 Thuốc sâu các loại lít - 0,6 56.000 4,5 384.000

5 Lao động Công 30.000 4 120.000 8 240.000

Tổng cộng - - - 526.000 - 624.000

Ghi chú: Bẫy có thể dùng trong 3 vụ, nên mỗi vụ tính 1/3 tiền mua bẫy

Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng bẫy pheromone phòng trừ sâu khoang trên mô hình 20 ha bắp cải sớm tại Gia Xuyên (Gia Lộc, Hải D−ơng) cho thấy: Chi phí đầu t− cho việc sử dụng bẫy pheromone để phòng trừ sâu khoang cho 1 ha hết 816.000 đồng, nh−ng do hiệu quả hấp dẫn tr−ởng thành vào bẫy khá cao nên hoàn toàn không cần dùng thuốc hoá học để phòng trừ sâu hại này. Trong khi đó, trên ruộng nông dân không dùng pheromone thì chi phí cho phòng trừ sâu khoang là 780.000 đồng do phải phun tới 5 lần thuốc hoá học. Nh− vậy, chi phí để phòng trừ sâu khoang bằng bẫy pheromone cao hơn chút ít so với dùng thuốc hoá học là 36.000 đồng/ha do giá rau ở đây rất thấp nên giá trị lãi không cao, nh−ng đã góp phần đảm bảo chất l−ợng rau khi thu hoạch (Bảng 10).

Bảng 10. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng bẫy pheromone phòng trừ sâu khoang trên rau bắp cải sớm (Gia Lộc, Hải D−ơng - tháng 8-9/2006)

Tính cho 1 ha rau

Trong mô hình Ngoài mô hình

TT Chỉ tiêu đánh giá ĐV tính Đơn giá (đồng) Số l−ợng Thành tiền (đ) Số l−ợng Thành tiền (đ)

1 Bẫy sâu khoang chiếc 3.000 100 100.000 - -

2 Mồi pheromone mồi 3.000 200 600.000 - -

3 Số lần phun thuốc lần - 1 - 5 -

4 Thuốcsâu các loại lít - 0,6 56.000 5,0 480.000

5 Lao động Công 30.000 2 60.000 10 300.000

Tổng cộng - - - 816.000 - 780.000

Đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình sử dụng pheromone trong hệ thống phòng trừ tổng hợp sâu keo da láng trên hành tại Hải d−ơng, thì sử dụng pheromone đã góp phần làm giảm chi phí BVTV từ 762.921 - 1.214.600 đồng/ha và làm tăng giá trị lãi của sản xuất hành lá từ 4.725.00 - 5.896.200 đồng/ha. Vì hành là cây trồng có giá trị hàng hoá cao hoặc loại rau có giá bán cao thì hiệu quả kinh tế thu đ−ợc với sự hỗ trợ sử dụng pheromone càng lớn. Đồng thời, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu hoá học và tạo điều kiện sử dụng chế phẩm sinh học, bảo vệ môi tr−ờng đồng ruộng và chất l−ợng sản phẩm. Nh− vậy, việc sử dụng bẫy pheromone vừa có tác dụng giúp nông dân theo dõi đ−ợc tình hình sâu hại phát sinh trên đồng ruộng, vừa giúp phòng trừ có hiệu quả sâu hại. Tuy chi phí đầu t− dùng bẫy pheromone không thấp hơn biện pháp dùng thuốc hoá học, nh−ng đã tạo điều kiện phối hợp và nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc. Góp phần hạn chế dùng thuốc hoá học, bảo vệ môi tr−ờng, sức khoẻ ng−ời lao động và sản xuất nông sản phẩm an toàn phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.

Đánh giá hiệu quả kinh tế thu đ−ợc tại các mô hình áp dụng bẫy pheromone để quản lý sâu hại, kết quả sử dụng bẫy pheromon để trừ sâu tơ trên bắp cải và su hào tại khu vực 2 HTX trồng rau an toàn xã Nhân Chính (Lý Nhân, Hà Nam) cho thấy: với trà rau trồng sớm thì việc sử dụng pheromone đã giúp làm giảm chi phí bảo vệ thực vật (BVTV) đ−ợc 1.246.500 đồng/ha, góp phần đ−a hiệu quả kinh tế của sản xuất rau trong mô hình cao hơn ngoài mô hình lên tới 1.708.200 đồng/ha. Trên trà rau thập tự trồng muộn vào đầu tháng 2/2006 cho thấy chi phí BVTV trong mô hình thấp hơn so với ruộng nông dân là 526.300 đồng/ha, góp phần tăng lãi của sản xuất rau trong mô hình cao hơn 1.864.300 đồng/ha so với ngoài mô hình. Còn trên rau trà muộn trồng vào cuối tháng 3/2006 thì chi phí BVTV ngoài mô hình là 3.393.250 đồng/ha, còn trong mô hình là 2.188.300 đồng/ha thấp hơn ngoài mô hình là 1.204.950 đồng/ha. Góp phần làm tăng lãi của sản xuất rau bắp cải trồng muộn đ−ợc 1.986.950 đồng/ha.

Nh− vậy, sử dụng pheromone trong hệ thống phòng trừ tổng hợp sâu hại trên rau đã góp phần đáng kể trong việc làm giảm chỉ phí BVTV trong sản xuất rau thập tự và làm tăng giá trị lãi của sản xuất rau. Nh−ng điều quan trọng hơn là giúp nông dân giảm sử dụng thuốc hoá học trên rau màu, hạn chế d− l−ợng thuốc hoá học độc hại trong sản phẩm và tác động độc hại tới sức khoẻ ng−ời lao động và môi tr−ờng đồng ruộng.

Trong 2 năm (2005- 2006), đã triển khai trình diễn trên tổng diện tích 318 ha tại 4 tỉnh, gồm: Hải D−ơng, Hà Nam, Nghệ An và Tiền Giang. Tính chung ở khu ruộng mô hình có sử dụng bẫy pheromone đã áp dụng từ 2- 4 lần phun thuốc trừ sâu, trung bình 2,5 lần. Còn ở khu ruộng nông dân áp dụng từ 4- 7 lần, trung bình 5,5 lần phun thuốc. Nh− vậy, sử dụng bẫy pheromone góp phần giảm đ−ợc 3,0 lần phun thuốc hoá học, góp phần sản xuất rau an toàn và bảo vệ môi tr−ờng đồng ruộng (Bảng 11).

Bảng 11. Kết quả triển khai mô hình trình diễn tại các điểm

Diện tích áp dụng (ha) Số lần phun thuốc STT Địa ph−ơng Trà rau

2005 2006/07 Mô hình Nông dân

1 Hải D−ơng Rau, hành 68 72 2- 3 4- 7

2 Hà Nam Rau thập tự 30 26 2- 3 4- 6

3 Nghệ An Rau thập tự 20 28 2- 3 4- 5

4 Tiền Giang Rau, ớt, hành 40 34 3- 4 5- 6

Tổng/ trung bình - 158 160 2,5 5,5

Ngoài ra, để khuyến cáo tiêu thụ sản phẩm Dự án đã phối hợp cùng Chi cục Bảo vệ thực vật các tỉnh tiến hành huấn luyện kỹ thuật sử dụng bẫy pheromone cho cán bộ kỹ thuật và nông dân tại các địa ph−ơng. Đã tổ chức 14 lớp, huấn luyện chuyển giao kỹ thuật sử dụng bẫy pheromone cho 375 nông dân và cán bộ kỹ thuật (Bảng 12). Đã cấp phát 3.800 tài liệu h−ớng dẫn kỹ thuật cho nông dân các vùng rau của các tỉnh.

Bảng 12. Kết quả huấn luyện phổ biến kỹ thuật sử dụng bẫy pheromone phòng trừ sâu hại từ năm 2005 đến 5/2007

STT Địa ph−ơng triển khai Số lớp Số ng−ời tham gia Tài liệu (tờ)

1 Hà Nội 2 65 750 2 Hải D−ơng 3 80 1.200 3 Hà Nam 2 45 500 4 Nghệ An 2 50 300 5 Tiền Giang 3 72 700 6 H−ng Yên 2 63 350 Tổng số 14 375 3.800

3.4. Kết quả sản xuất và tiêu thụ mồi pheromone của 4 loài sâu hại 3.4.1. Sản xuất mồi pheromone của 4 loài sâu hại

Một phần của tài liệu Sản xuất và sử dụng các Pheromone Đặc hiệu phòng trừ sâu hại phục vụ sản xuất rau an toàn (Trang 37 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)