3.1.1. Thực trạng thực hiện quyền công tố ở Việt Nam trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự
Quán triệt các nghị quyết của Đảng, các nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ kinh tế xã hội, hàng năm ngành kiểm sát đã xác định các nhiệm vụ trọng tâm, đề ra các biện pháp nghiệp vụ, kiện toàn tổ chức bộ máy, đề cao trách nhiệm của cán bộ, công chức, đổi mới phương thức chỉ đạo, điều hành nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của toàn ngành.
Hàng năm, lãnh đạo VKSNDTC đã phối hợp với lãnh đạo các ngành tư pháp Trung ương để thống nhất chỉ đạo công tác phối hợp giữa các cơ quan tư pháp trong đấu tranh phòng, chống vi phạm, tội phạm và kiểm sát các hoạt động tư pháp.
Với sự cố gắng phấn đấu của cán bộ trong toàn ngành kiểm sát, sự quan tâm lãnh đạo của các tổ chức Đảng, sự kiểm tra giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, sự phối hợp chặt chẽ của chính quyền các cấp, trong những năm qua ngành kiểm sát đã đạt được những kết quả tích cực trên các mặt công tác:
- Trong việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố
Hàng năm Viện trưởng VKSNDTC đều ban hành chỉ thị về công tác của ngành kiểm sát, đề ra nhiệm vụ phải thực hiện tốt công tác tiếp nhận và kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin
báo tội phạm và kiến nghị khởi tố đối với CQĐT; phấn đấu tăng tỷ lệ phát hiện, xử lý tội phạm; không làm oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm.
Chấp hành chỉ thị của Viện trưởng VKSNDTC, trong những năm qua VKS các địa phương đã có nhiều đổi mới trong việc tiếp nhận giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố, nâng cao trách nhiệm trong hoạt động kiểm sát khởi tố vụ án, hạn chế bỏ lọt tội phạm và người phạm tội làm giảm tình trạng oan, sai. Thông qua công tác kiểm sát mỗi năm VKS đã phát hiện yêu cầu CQĐT khởi tố nhiều vụ án hình sự (năm 2007 = 292 vụ/453 bị can, năm 2008 = 206 vụ/288 bị can, năm 2009 = 190 vụ/209 bị can, năm 2010 = 210 vụ/186 bị can, năm 2011 = 314 vụ, năm 2012 = 442 vụ).
Khi nhận những tin báo, tố giác về tội phạm ban đầu liên quan đến các vụ án giết người, giết người và cướp tài sản, chết chưa rõ nguyên nhân, tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng… VKS đều cử Kiểm sát viên tham gia khám nghiệm hiện trường, tử thi, tiếp cận hồ sơ ban đầu, phối hợp với CQĐT trong quá trình giải quyết vụ án; những vụ án phức tạp hoặc giết người chưa rõ nguyên nhân, lãnh đạo VKS đều tham gia khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi bảo đảm không bỏ lọt tội phạm, tăng cường hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố vụ án.
Từ khi BLTTHS năm 2003 có hiệu lực thi hành, tình trạng vi phạm thời hạn giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố còn diễn ra ở nhiều địa phương trên cả nước, có nơi VKS sau khi tiến hành trực tiếp kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm đối với CQĐT đã ra văn bản yêu cầu CQĐT khắc phục vi phạm, nhưng việc chấp hành của CQĐT vẫn chưa được triệt để. Việc gửi kết quả giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố cho VKS theo quy định tại khoản 3 Điều 103 BLTTHS chưa đầy đủ. VKS cũng chưa làm tốt công tác kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố theo yêu cầu tại khoản 4 Điều 103 BLTTHS.
Nguyên nhân dẫn đến tồn tại, hạn chế trên là do một phần BLTTHS chưa quy định đầy đủ chặt chẽ, từ khi BLTTHS có hiệu lực chưa có thông tư hướng dẫn cụ thể về việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm dẫn đến những tồn tại, hạn chế trên. Mặt khác, VKS chưa thực hiện tích cực, chủ động trong việc nắm, tiếp nhận kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố của CQĐT. VKS chưa chủ động xây dựng mối quan hệ phối hợp để huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và việc nắm, quản lý, tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố. Một mặt cần nâng cao nhận thức của lãnh đạo, Kiểm sát viên trong thực hiện nhiệm vụ. Trong thời gian qua, phần vì nhận thức, phần vì nể nang mà một bộ phận lãnh đạo, Kiểm sát viên chưa thấy được tầm quan trọng của công tác tiếp nhận, kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố nên chất lượng hoạt động này chưa được nâng lên.
- Trong việc khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can
Trong những năm gần đây, mặc dù gặp nhiều khó khăn do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, song dưới sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của Nhà nước và nỗ lực phấn đấu của toàn dân nên tình hình kinh tế đã có sự chuyển biến tích cực; quốc phòng - an ninh được giữ vững, trật tự - an toàn xã hội ổn định; vai trò và vị thế của Việt Nam ngày càng được khẳng định; công tác đấu tranh phòng chống tội phạm đạt kết quả tích cực.
Tuy nhiên, tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm vẫn có những diễn biến phức tạp; tính chất tội phạm ngày càng nghiêm trọng; đối tượng tội phạm đa dạng; tội phạm có tổ chức, tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm do người nước ngoài thực hiện... xảy ra với nhiều hình thức thủ đoạn phạm tội mới, liên quan đến nhiều lĩnh vực nhạy cảm của nền kính tế, chính trị.
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động điều tra, truy tố trong 6 năm (2007-2012) Năm Tổng số vụ án kiểm sát điều tra Tổng số bị can kiểm sát điều tra Số vụ yêu cầu CQĐT khởi tố VKS khởi tố vụ án Hủy quyết định không khởi tố vụ án của CQĐT và ra quyết định khởi tố Hủy quyết định khởi tố vụ án của CQĐT Hủy quyết định khởi tố bị can của CQĐT Không phê chuẩn lệnh tạm giam Không phê chuẩn lệnh bắt, tạm giam bị can Kháng nghị, kiến nghị vi phạm về giam giữ 2007 80.765 125.464 292 21 37 129 510 341 329 2.286 2008 84.784 132.004 206 23 93 66 352 334 298 1.113 2009 85.414 134.474 190 28 42 69 368 190 178 1.990 2010 78.844 123.7 44 210 121 65 206 206 197 150 1463 2011 87.667 141.073 314 36 62 237 226 197 2012 94.007 151.603 522 70 236 402 1818 Cộng 6 năm 511.4 81 808.3 62 1734 229 369 470 1.909 1.288 1.554 6.879 Nguồn: VKSNDTC.
VKS các cấp đã tăng cường kiểm sát khởi tố, chú trọng cử Kiểm sát viên tham gia khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, chủ động đề ra yêu cầu điều tra, bảo đảm hoạt động điều tra tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, hạn chế mức thấp nhất việc đình chỉ điều tra do không có sự kiện phạm tội. Trong 6 năm (2007-2012) VKS thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra hàng trăm nghìn vụ án, bị can: năm 2007: 80.765 vụ án/ 125.464 bị can; năm 2008: 63.094 vụ án/ 109.302 bị can; năm 2009: 62.685 vụ án/ 109.455 bị can; năm 2010: 78.844 vụ án/ 123.744 bị can; năm 2011: 87.667/vụ án/141.073 bị can, năm 2012: 94.007 vụ án/151.603 bị can.
Do kiểm sát chặt chẽ việc khởi tố của CQĐT nên những năm qua VKS các cấp đã hủy hàng trăm quyết định khởi tố của CQĐT và ra quyết định khởi tố vụ án yêu cầu CQĐT tiến hành điều tra (Năm 2007: 129 vụ; năm 2008: 66 vụ; năm 2009: 69 vụ; năm 2010: 206 vụ; năm 2011: 237 vụ); hủy quyết định không khởi tố của CQĐT và ra quyết định khởi tố (Năm 2007: 37
vụ; năm 2008: 93 vụ; năm 2009: 42 vụ; năm 2010: 65 vụ; năm 2011: 62 vụ, năm 2012: 70 vụ).
Qua thực tiễn công tác kiểm sát điều tra cho thấy do không làm tốt công tác kiểm sát việc khởi tố vụ án nên vẫn còn có những thiếu sót trong quá trình khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi dẫn đến thiếu những chứng cứ quan trọng chứng minh hành vi phạm tội của bị can trong quá trình giải quyết vụ án; có trường hợp phải đình chỉ điều tra. Một số trường hợp CQĐT chậm trễ trong việc ra quyết định khởi tố vụ án, VKS không kiên quyết trong việc yêu cầu CQĐT ra quyết định khởi tố vụ án dẫn đến vụ án phải kéo dài thời hạn điều tra, cá biệt có vụ án VKS phải trả hồ sơ điều tra bổ sung, yêu cầu CQĐT ra quyết định thay đổi, bổ sung tội danh, khởi tố thêm bị can...
Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại trên là do: Quá trình kiểm sát việc khởi tố chưa chặt chẽ, không phát hiện ra những vi phạm của CQĐT; không bám sát hoạt động của CQĐT nên không kịp thời đề ra các yêu cầu điều tra nhằm định hướng điều tra vụ án, việc nghiên cứu hồ sơ vụ án ban đầu không kỹ, chủ quan; trình độ, năng lực Kiểm sát viên còn hạn chế...
- THQCT trong việc phê chuẩn khởi tố bị can, phê chuẩn việc bắt, tạm
giữ, tạm giam
Trong 06 năm (từ năm 2007-2012) toàn ngành kiểm sát đã thụ lý thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra 511.481 vụ án/808.362 bị can. Trong đó, VKS yêu cầu CQĐT khởi tố 1.734 vụ/ 1.448 bị can; VKS các cấp trực tiếp ra quyết định khởi tố đối với 369 vụ/210 bị can; VKS hủy quyết định khởi tố bị can của CQĐT đối với 1.909 bị can; hủy 531quyết định khởi tố vụ án của CQĐT; Không phê chuẩn 1.288 lệnh tạm giam; Không phê chuẩn lệnh bắt, tạm giam đối với 1.554 bị can; không phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp đối với hàng trăm trường hợp; kháng nghị, kiến nghị về vi phạm trong công tác tạm giữ, tạm giam trong quá trình điều tra đối với 6.879trường hợp.
Theo số liệu báo cáo tổng kết ngành kiểm sát nhân dân trong 06 năm, từ năm 2007 đến năm 2012, tổng số vụ án hình sự mà VKS trả hồ sơ cho CQĐT để điều tra bồ sung là: 12.708 vụ, cụ thể các năm như sau:
- Năm 2007, VKS trả hồ sơ điều tra bổ sung: 3.426 vụ - Năm 2008, VKS trả hồ sơ điều tra bổ sung: 3.042 vụ - Năm 2009, VKS trả hồ sơ điều tra bổ sung: 2.191 vụ - Năm 2010, VKS trả hồ sơ điều tra bổ sung: 1.571 vụ - Năm 2011, VKS trả hồ sơ điều tra bổ sung: 1.262 vụ - Năm 2012, VKS trả hồ sơ điều tra bổ sung: 1.216 vụ
Qua các số liệu trên ta thấy, số vụ án VKS trả hồ sơ để điều tra bổ sung còn ở mức cao. Nghĩa là còn có rất nhiều vụ sau khi kết thúc điều tra, CQĐT đề nghị truy tố nhưng vẫn thiếu những chứng cứ quan trọng mà VKS không thể tự bổ sung được, có căn cứ cho rằng bị can, bị cáo còn phạm một tội mới hoặc là có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Điều này cho thấy chất lượng công tác kiểm sát hoạt động điều tra của Kiểm sát viên ở giai đoạn điều tra vụ án còn nhiều hạn chế.
Các vụ án VKS phải đình chỉ
Trong 6 năm qua (từ 01/01/2007 đến 31/12/2012), VKS các cấp đã đình chỉ tổng số: 3.327 vụ án/ 6.601 bị can. Trong đó, có 198 trường hợp phải đình chỉ điều tra vì không phạm tội. Cụ thể số liệu của từng năm như sau:
- Năm 2007: 515 vụ/1.190 bị can, trong đó số bị can phải đình chỉ điều tra vì không phạm tội là: 40 người.
- Năm 2008: 473 vụ/1.000 bị can, trong đó số bị can phải đình chỉ điều tra vì không phạm tội là: 43 người.
- Năm 2009: 861 vụ/1.904 bị can, trong đó số bị can phải đình chỉ điều tra vì không phạm tội là: 37 người (Riêng năm 2009, số vụ án đình chỉ tăng lên cả số vụ và số người là do có vụ đình chỉ theo Nghị quyết số 33/NQ-QH12 hướng dẫn áp dụng Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLHS 1999).
- Năm 2010: 465 vụ/818 bị can, trong đó số bị can phải đình chỉ điều tra vì không phạm tội là: 20 người.
- Năm 2011: 561 vụ/1.286 bị can, trong đó số bị can phải đình chỉ điều tra vì không phạm tội là: 27 người.
- Năm 2012: 440 vụ/387 bị can, trong đó số bị can phải đình chỉ điều tra vì không phạm tội là: 31 người.
Do VKS đình chỉ điều tra bị can vì lý do không phạm tội sau khi VKS đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can nên trong những năm qua đã phải bồi thường thiệt hại theo Nghị quyết 388. Từ ngày 01/01/2010, việc bồi thường do hành vi trái pháp luật của người tiến hành tố tụng thực hiện theo Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước năm 2009.
Công tác THQCT, kiểm sát việc tạm đình chỉ điều tra vụ án, bị can
Trong 6 năm (2007 - 2012), CQĐT tạm đình chỉ điều tra tổng số là 48.407 vụ/ 21.457 bị can. VKS tạm đình chỉ tổng số: 605 vụ/ 1116 bị can. Trong đó:
- Năm 2007: CQĐT: 6.851 vụ/3.190 bị can. VKS: 107 vụ/203 bị can. - Năm 2008: CQĐT: 7.672 vụ/3.704 bị can. VKS: 128 vụ/233 bị can. - Năm 2009: CQĐT: 8.476 vụ/3.672 bị can. VKS: 106 vụ/170 bị can. - Năm 2010: CQĐT: 7.850 vụ/ 3.498 bị can. VKS: 99 vụ/197 bị can. - Năm 2011: CQĐT: 8.439 vụ/ 4.075 bị can. VKS: 99 vụ/ 191 bị can. - Năm 2012: CQĐT: 9.119 vụ/ 3.318 bị can. VKS: 99 vụ/ 191 bị can.
Phần lớn số vụ án, bị can CQĐT tạm đình chỉ điều tra do chưa phát hiện được đối tượng hoặc bị can trốn phải ra lệnh truy nã; VKS tạm đình chỉ điều tra do bị can trốn phải yêu cầu CQĐT ra lệnh truy nã.
VKS quản lý chặt chẽ số vụ án, bị can CQĐT hoặc VKS tạm đình chỉ, đảm bảo tính có căn cứ và tính hợp pháp. Các quyết định tạm đình chỉ đều đúng quy định của pháp luật về nội dung và hình thức; không có trường hợp nào phải hủy để phục hồi điều tra do không có căn cứ. Tuy nhiên, một số vụ án CQĐT tạm đình chỉ điều tra vụ án do chưa rõ đối tượng, Kiểm sát viên được giao thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra vụ án từ đầu chưa tốt, chưa có yêu cầu điều tra hoặc chất lượng yêu cầu điều tra còn nhiều hạn chế, chưa mang tính định hướng điều tra; do đó tỷ lệ phá án đối với những vụ án này chưa cao.
Bảng 3.2: Số liệu thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra những vụ án đình chỉ, tạm đình chỉ và trả hồ sơ điều tra bổ sung
Năm Số vụ CQĐT đình chỉ điều tra Số bị can CQĐT đình chỉ điều tra Số bị can CQĐT đình chỉ không tội Số vụ VKS đình chỉ Số bị can VKS đình chỉ Số bị can VKS đình chỉ không tội Số vụ CQĐT tạm đình chỉ điều tra Số bị can CQĐT tạm đình chỉ điều tra Số vụ VKS tạm đình chỉ Số bị can VKS tạm đình chỉ Số vụ VKS trả hồ sơ điều tra bổ sung 2007 1.478 1.851 95 527 1.206 40 6.851 3.190 107 203 3.426 (5,8% ) 2008 1.420 1.844 176 473 1.000 43 7.672 3.704 128 233 3.042 (5%) 2009 2.366 3.452 67 861 1.904 37 8.476 3.672 106 170 2.191 (3,5% ) 2010 1.509 1.677 65 465 818 20 7.850 3.498 99 197 1.571 (2,76 %) 2011 1.694 2.087 74 561 1.286 27 8.439 4.075 99 191