CHỨC NĂNG CÔNG TỐ TRONG MỘT SỐ MÔ HÌNH TỐ TỤNG HÌNH SỰ TIÊU BIỂU TRÊN THẾ GIỚ

Một phần của tài liệu Chức năng Công tố của Viện Kiểm sát (Trang 32)

HÌNH SỰ TIÊU BIỂU TRÊN THẾ GIỚI

Mô hình tố tụng hình sự hiểu theo nghĩa chung nhất là sự khái quát cao những đặc trưng cơ bản, phổ biến, phản ánh cách thức tổ chức hoạt động tố tụng hình sự, cách thức tìm đến sự thật khách quan của vụ án. Cách thức tổ chức này quyết định địa vị tố tụng hình sự của các chủ thể trong quá trình giải quyết vụ án. Lịch sử tố tụng hình sự thế giới ghi nhận ba cách thức tổ chức hoạt động tố tụng hình sự để tìm đến sự thật khách quan của vụ án: Mô hình tố tụng hình sự thẩm vấn, mô hình tố tụng hình sự tranh tụng và mô hình tố tụng hình sự pha trộn. Chức năng công tố được thể hiện trong mỗi mô hình tố tụng hình sự khác nhau.

1.3.1. Mô hình tố tụng tranh tụng

Loại hình tổ chức và thực hành quyền công tố trong tố tụng tranh tụng ra đời trong các nền dân chủ tư sản. Tuy nhiên không phải tất cả các nhà nước tư sản đều chấp nhận loại hình này. Do những yếu tố đặc thù của truyền thống luật án lệ ở Anh và Mỹ, nơi đây là quê hương hình thành loại hình tổ chức và thực hành quyền công tố theo kiểu tố tụng tranh tụng. Ngày nay, khi nói đến tố tụng hình sự tranh tụng thì hệ thống tố tụng hình sự của Anh và Mỹ có thể được coi là điển hình.

- Chức năng công tố trong tố tụng hình sự tranh tụng của Mỹ

Các cơ quan công tố của Mỹ được phân chia theo cấp bang và liên bang. Ở cấp bang, do pháp luật ở mỗi bang khác nhau nên nhiệm vụ, quyền hạn của Công tố viên ở từng bang cũng khác nhau. Tuy nhiên cơ quan công tố các cấp đều có nhiệm vụ truy tố tội phạm ra trước Tòa án. Ở cấp liên bang việc truy tố tội phạm liên bang do Chưởng lý liên bang truy tố. Các tội phạm liên bang thường là các tội nghiêm trọng như buôn bán ma túy, giết người, quan chức chính quyền phạm tội hoặc tham nhũng, các tội xâm phạm lợi ích an ninh quốc gia như phản quốc v.v... Các thông tin về chứng cứ đã được

Điều tra viên thu thập sẽ được trình lên Bộ Tư pháp hoặc Chưởng lý liên bang. Sau đó, Công tố viên liên bang sẽ quyết định có truy tố vụ việc ra Tòa hay không. ở cấp bang, các Công tố viên tiến hành truy tố các tội phạm xâm phạm pháp luật của bang, quyền hạn và trách nhiệm của các Công tố viên địa phương được phân chia theo cấp quận, mỗi bang đều có một Tổng chưởng lý và viên chức này có toàn quyền truy tố tất cả các tội phạm theo pháp luật bang quy định. Nhìn chung, Công tố viên không giám sát quá trình điều tra mà thường nhận vai trò là luật sư chủ nhà đối với cảnh sát để chỉ dẫn việc tìm kiếm bằng chứng, hướng dẫn thủ tục bắt giam và bảo đảm việc thu thập chứng cứ theo đúng thủ tục. Nói chung, trong quá trình điều tra, dù ở cấp bang hay liên bang thì Công tố viên Hoa kỳ đều có quyền lực đáng kể. Họ có thể không chấp nhận hồ sơ buộc tội do cảnh sát gửi tới cho đến khi những yêu cầu về chứng cứ của họ được cảnh sát đáp ứng, họ cũng có thể từ chối phê chuẩn lệnh bắt giam của cảnh sát. Ngoài ra, Công tố viên còn có thể hủy bỏ hoặc đình chỉ vụ việc khi xét thấy việc điều tra của cảnh sát không đúng thủ tục hoặc chứng cứ yếu, không đủ để buộc tội hoặc có khả năng Tòa án sẽ không chấp nhận các chứng cứ đó. Nếu Công tố viên quyết định truy tố vụ việc ra Tòa thì họ có trách nhiệm buộc tội gì, bao nhiêu tội và mức độ nghiêm trọng của tội phạm. Quyết định truy tố của Công tố viên có ảnh hưởng quan trọng đối với hình phạt mà kẻ phạm tội có thể bị Tòa án tuyên phạt nếu bị kết tội. Công tố viên Hoa Kỳ còn thực thi quyền hạn đáng kể về các vấn đề hình phạt thông qua quyết định buộc tội..

Quyền tùy nghi truy tố là quyền đặc biệt của Công tố viên. Với tư cách là một nhân viên được bầu hoặc được bổ nhiệm, Công tố viên là người có quyền lực nhất trong hệ thống tư pháp hình sự. Các Công tố viên thực hiện quyền tự quyết không bị ràng buộc, có quyền quyết định ai là người bị truy tố, đưa ra những lời buộc tội nào, khi nào thì bỏ qua lời buộc tội, có thực hiện việc mặc cả thú tội hay không và cần phải tổ chức thực hiện việc truy tố như thế nào. Các Công tố viên thực hiện quyền tự quyết khi ra quyết định trong ba

lĩnh vực chủ yếu là: Quyết định đưa ra lời buộc tội, quyết định đình chỉ vụ án (bãi bỏ lời buộc tội) và mặc cả thú tội.

Quyết định việc truy tố dựa trên ba yếu tố: Thứ nhất, truy tố khi có đủ

chứng cứ pháp lý (đủ các yếu tố tối thiểu để phát động truy tố hình sự), theo đó, một văn phòng công tố có thể tiếp nhận nhiều vụ án để truy tố nhưng xử lý phần lớn các vụ án đó thông qua thủ tục mặc cả thú tội. Những căn cứ để xem xét truy tố bao gồm: - Có đủ chứng cứ liên quan đến việc người bị tình nghi đã phạm tội; - Tính nghiêm trọng của tội phạm; - số lượng án tại Tòa án; - Sự cần thiết phải duy trì các nguồn lực công tố để giải quyết những vụ án nghiêm trọng hơn; - Tính sẵn sàng (thực tế) của những lựa chọn đối với hình thức truy tố; - Sự có lỗi của bị cáo (đáng khiển trách về mặt đạo đức); - Hồ sơ hình sự của bị cáo (tiền án tiền sự) - Sự mong muốn của bị cáo trong việc hợp

tác tại giai đoạn điều tra hoặc truy tố những người khác. Thứ hai, để đẩy

nhanh tiến trình tố tụng đối với các vụ án, giảm sự ùn tắc số lượng án tại các Tòa án, duy trì quyền công tố và giảm các phí tổn từ các nguồn lực của Tòa án, các Công tố viên bỏ qua những vụ án chứng cứ yếu từ ngay đầu vào và giảm mức độ nghiêm trọng xuống thành tội ít nghiêm trọng nhằm giải quyết

các vụ án thông qua mặc cả thú tội. Thứ ba, các Công tố viên chỉ truy tố khi

có đủ khả năng để xét xử, bao gồm cơ sở truy tố, điều tra của cảnh sát và đối chứng của luật sư. Các Công tố viên chỉ đệ trình bản buộc tội trong trường hợp có đủ bằng chứng để đảm bảo việc kết án và chỉ sử dụng tối thiểu thủ tục mặc cả thú tội.

Trên cơ sở cân nhắc rất nhiều yếu tố bao gồm cả tính nghiêm trọng của tội phạm và sự thuyết phục của chứng cứ, Công tố viên quyết định việc có truy tố người có hành vi phạm tội ra trước Tòa án hay không. Sau khi Công tố viên đã đệ trình bản buộc tội, Công tố viên có thể giảm buộc tội để đổi lại việc bị cáo nhận tội hoặc tiến hành thủ tục không truy tố. Thủ tục không truy tố là một hình thức Công tố viên ra bản tuyên bố nêu rõ rằng vụ án sẽ không được tiếp tục tiến hành tố tụng. Những lý do cho việc thực hiện thủ tục này

bao gồm không đủ chứng cứ, chứng cứ không được thừa nhận, không buộc tội được và bản chất của một số tội phạm là không đáng kể.

- Chức năng công tố trong tố tụng hình sự tranh tụng của Anh

Cảnh sát có nhiệm vụ chính trong hoạt động điều tra nhưng do kết quả hoạt động tố tụng phụ thuộc vào giá trị của chứng cứ có được chấp nhận tại Tòa hay không nên mọi hoạt động của cảnh sát phụ thuộc và gắn bó chặt chẽ với cơ quan công tố- cơ quan đảm nhận việc buộc tội trước tòa. Cảnh sát phải thực hiện theo yêu cầu của Công tố viên về yêu cầu điều tra nhưng họ có toàn quyền quyết định việc điều tra như thế nào. Trước năm 1985, việc quyết định truy tố và thực hành quyền công tố do cảnh sát đảm nhiệm và nhân danh cơ quan cảnh sát. Nhằm tách riêng hai hoạt động điều tra và truy tố, Đạo luật về việc truy tố tội phạm đã thiết lập cơ quan công tố với chức năng thực hiện tất cả các hoạt động công tố thay thế cảnh sát tại Anh và xứ Wales. Viện trưởng Viện công tố là người đứng đầu hệ thống cơ quan công tố và các Công tố viên dưới quyền. Cơ quan công tố Hoàng gia là một cơ quan thuộc nhánh hành pháp chịu trách nhiệm cho hầu hết các quyết định truy tố trên cơ sở sử dụng tài liệu cung cấp bởi cảnh sát. Viện công tố được truy tố một tội phạm với hai điều kiện: yêu cầu về chứng cứ và dựa trên lợi ích hay đòi hỏi của công chúng. Yêu cầu về chứng cứ đòi hỏi phải truy tố một tội phạm. Yêu cầu này bắt buộc đối với cả cảnh sát khi phát hiện ra một tội phạm. Yêu cầu thứ hai là xem xét lợi ích của công chúng. Chỉ duy nhất cơ quan công tố có quyền xem xét và thực hiện. Tòa án không có thẩm quyền này khi vụ án đã được truy tố ra Tòa án để đưa ra xét xử. Trước khi xét xử, thủ tục tố tụng mang tính hành chính tư pháp cho phép Tòa án có thể đưa ra ý kiến về việc truy tố của Viện công tố, nhưng chỉ mang tính chất khuyến nghị khi xét thấy yếu tố chứng cứ chưa đủ để đưa ra xét xử. Còn nếu cơ quan công tố vẫn tiếp tục truy tố, Tòa án phải đưa vụ án ra xét xử.

Công tố viên phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với việc thẩm tra chứng cứ cũng như việc tiến hành tố tụng tại phiên tòa, tiến hành truy tố theo

nhiệm vụ của Công tố viên. Tuy nhiên, họ lại không ảnh hưởng trực tiếp đến việc tuyên phạt của Tòa án và không có nghĩa vụ pháp lý là đề nghị mức hình phạt đối với bị cáo mà đó là công việc của tòa [39].

1.3.2. Mô hình tố tụng thẩm vấn

Cộng hòa Pháp là một quốc gia điển hình cho các nước theo truyền thống pháp luật lục địa, tố tụng hình sự Pháp mang đặc trưng của mô hình tố tụng hình sự thẩm vấn. Ở Pháp, Viện Công tố hoạt động theo nguyên tắc tùy nghi, Công tố viên có quyền quyết định truy tố hay không truy tố một tội phạm. Công tố viên vừa là người bảo vệ luật pháp, vừa đại diện cho lợi ích của công chúng và đại diện cho lợi ích của cả Chính phủ. Công tố viên của Pháp nằm trong một hệ thống tập trung, thống nhất, theo ngạch bậc, chịu sự lãnh đạo của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Công tố viên tham gia hoạt động tố tụng ngay khi có dấu hiệu của tội phạm nhưng dừng lại sau những thao tác đầu tiên với vai trò là người "châm ngòi", khởi động hoạt động tố tụng khi ra quyết định khởi tố hay không khởi tố. Những hoạt động tiếp theo hầu hết do Thẩm phán điều tra tiến hành. Các Công tố viên được bảo đảm hoạt động độc lập, đó là quyền tự do luận tội và quyền tự quyết định có truy tố hay không truy tố. Ngoài ra, Công tố viên có quyền tự mình quyết định có tiếp tục tiến hành tố tụng với vụ án hay không, mà không cần chuyển sang Tòa án đối với những vụ án mà hành vi phạm tội không ảnh hưởng lớn đến những giá trị nền tảng của xã hội và nạn nhân muốn được bồi thường hơn là truy tố. Công tố viên có những quyền tố tụng độc lập, thậm chí quyết định của Công tố viên có thể trái với mệnh lệnh của cấp trên.

Trong quá trình xét xử, Công tố viên có quyền tranh luận, phát biểu quan điểm của mình về việc giải quyết vụ án, đề nghị mức án đối với bị cáo. Bên Công tố có thể tự mình đứng ra theo dõi việc thi hành án hoặc ủy quyền cho một cơ quan khác thực hiện nhiệm vụ này.

Đức là một Nhà nước liên bang, mặc dù pháp luật của Đức mô phỏng từ Pháp nhưng hiện nay hai hệ thống pháp luật này có nhiều khác biệt. Theo

lý luận của pháp luật Đức cho rằng cơ quan công tố đại diện cho lợi ích của Nhà nước (Chính phủ) chứ không phải đại diện cho lợi ích của nhân dân như cơ quan Công tố của Pháp. Các Công tố viên ở Đức không có quyền tự do quyết định việc truy tố. Vì cho rằng Công tố viên Viện công tố có quyền tùy nghi truy tố nên Viện Công tố phải được đặt dưới sự quản lý của Bộ Tư pháp.

Trách nhiệm thực hành quyền công tố chủ yếu do Viện Công tố các bang tiến hành. Điều đó được đánh giá như một cơ cấu để giảm áp lực từ chính quyền liên bang đối với chính quyền bang. Viện trưởng Viện Công tố liên bang là một chức danh chính trị không có quyền chỉ đạo hoạt động đối với Viện trưởng Viện Công tố bang - người cũng mang chức danh chính trị. Tuy vậy, Bộ trưởng Bộ Tư pháp dù ở cấp liên bang hay bang lại có thể chỉ đạo nghiệp vụ đối với Viện trưởng Viện Công tố. Bộ tư pháp là cơ quan giám sát cao nhất của Cơ quan công tố, nhưng Cơ quan công tố lại nằm trong hệ thống Tòa án. Viện trưởng Viện công tố liên bang do Tổng thống Đức bổ nhiệm và có trách nhiệm truy tố tất cả những tội phạm. Công tố viên tham gia vào quá trình điều tra với tư cách là người chỉ huy, có quyền khởi tố và kết thúc các thủ tục tố tụng ban đầu, có quyền quyết định các biện pháp cưỡng chế cần thiết trong quá trình điều tra như: Khám xét, tịch thu tài sản, theo dõi điện thoại của người bị tình nghi… nhưng các quyết định này phải có lệnh của Thẩm phán trừ những trường hợp khẩn cấp Công tố viên có thể tự tiến hành ngay những biện pháp cưỡng chế, nhưng ngay sau đó phải xin lệnh của Tòa án. Trong giai đoạn xét xử, Công tố viên tham gia phiên tòa có quyền công bố cáo trạng, tham gia thẩm vấn bị cáo và những người tham gia tố tụng khác sau khi Tòa đã thẩm vấn, đề nghị mức án đối với bị cáo. Sau cùng, Công tố viên có quyền kháng nghị bản án hoặc quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật.

1.3.3. Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam

Nghị quyết 49-NQ/TW về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đề ra yêu cầu:

Trước mắt, Viện kiểm sát nhân dân giữ nguyên chức năng như hiện nay là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức Tòa án. Nghiên cứu việc chuyển Viện kiểm sát thành Viện Công tố, tăng cường trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra [13]. Thể chế hóa tư tưởng này, BLTTHS năm 2003 đã quy định rõ hơn vị trí, vai trò, chức năng của VKS theo hướng phân định rõ chức năng buộc tội của VKS với chức năng xét xử của Tòa án, xác định rõ công tố là chức năng cơ bản của VKS, thu hẹp phạm vi chức năng kiểm sát của VKS. Để nâng cao tính chủ động của VKS và hiệu quả của hoạt động công tố, pháp luật quy định rõ chức năng thực hành quyền công tố của VKS, quyết định việc truy tố người phạm tội ra trước Tòa án; thay vì thực hiện chức năng kiểm sát chung như trước đây, VKS chỉ thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp (kiểm sát hoạt động điều tra, xét xử, thi hành án).

VKS có vị trí, vai trò đặc biệt trong tố tụng hình sự, không chỉ thực hiện chức năng công tố, truy tố người phạm tội ra tòa, thực hiện việc buộc tội tại phiên tòa, mà còn được giao thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS, nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều phải được xử

Một phần của tài liệu Chức năng Công tố của Viện Kiểm sát (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)