CHỨC NĂNG CÔNG TỐ THEO BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM

Một phần của tài liệu Chức năng Công tố của Viện Kiểm sát (Trang 41)

NĂM 2003

2.2.1. Viện kiểm sát là cơ quan thực hành quyền công tố ở Việt Nam Ở Việt Nam, từ thời Pháp thuộc, Viện công tố đã được thành lập, mô hình này tiếp tục tồn tại sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 trong cơ cấu hệ thống tổ chức của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Hiến pháp năm 1946 tuy không đề cập đến Viện công tố nhưng trong cơ cấu của Tòa án có các Công tố viên làm nhiệm vụ buộc tội nhân danh Nhà nước trước phiên tòa trong các vụ án hình sự. Sau ngày hòa bình lập lại ở miền Bắc, từ năm 1958, Viện công tố được tách ra khỏi Tòa án nhưng trực thuộc Chính phủ và hình thành một hệ thống cơ quan Nhà nước độc lập với Tòa án từ Trung ương tới địa phương. Hoạt động chủ yếu của Viện công tố vẫn là hoạt động công tố trước Tòa án. Sau này, do yêu cầu của công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là pháp luật phải được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất, nên theo quy định của Hiến pháp năm 1959 một loại hình cơ quan nhà nước mới trong bộ

máy nhà nước được hình thành. Đó là hệ thống cơ quan VKS ngoài chức năng công tố, VKS sát các cấp còn thực hiện một chức năng thứ hai là kiểm sát việc tuân theo pháp luật. Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 tuy có sửa đổi một số quy định về tổ chức và hoạt động của VKS, nhưng chức năng công tố, vẫn giao cho VKS đảm nhiệm. Đặc biệt, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2002) quy định cụ thể VKS "Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp". Điều 1 Luật tổ chức VKSND năm 2002 quy định: "Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật" [35]. Khoản 1 điều 23 BLTTHS năm 2003 quy định: "Viện kiểm sát thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự, quyết định việc truy tố người phạm tội ra trước Tòa án" [36].

Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 vẫn khẳng định: "Viện kiểm sát nhân dân giữ nguyên chức năng như hiện nay là thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp" [13]. Như vậy, ở Việt Nam chức năng thực hành quyền công tố từ trước đến nay vẫn luôn được giao cho VKS thực hiện.

2.2.2. Mối quan hệ giữa thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự

Theo Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi), Luật tổ chức VKSND năm 2002 và BLTTHS năm 2003, trong tố tụng hình sự VKS có hai chức năng là thực hành quyền công tố và kiểm sát các việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự. Đây là hai chức năng độc lập nhưng có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau. Việc thực hiện hai chức năng của VKS là thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều phải được xử lý kịp thời; việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội. Bảo đảm cho cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm của các cơ quan tư pháp tuân thủ đường lối,

chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Mối quan hệ giữa thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự có một số điểm nổi bật:

- Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự đều bắt đầu từ khi có sự kiện phạm tội xảy ra hoặc sự việc có dấu hiệu tội phạm. Song thời điểm kết thúc của từng hoạt động có khác nhau. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự kéo dài đến khi bản án hình sự được thi hành xong. Thực hành quyền công tố chấm dứt khi bản án có hiệu lực pháp luật, không bị kháng nghị hoặc vụ án được đình chỉ theo quy định của pháp luật.

- Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự thống nhất với nhau ở mục đích hoạt động, nên thường xuyên tác động lẫn nhau, nhằm đáp ứng các yêu cầu của tố tụng hình sự là chống lọt người, lọt tội, chống oan, sai và vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.

- Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự đều do một chủ thể tiến hành là VKS, người trực tiếp thực hiện hoạt động này là Kiểm sát viên ở các cấp kiểm sát dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Viện trưởng VKSNDTC.

Như vậy, thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự có quan hệ chặt chẽ, tác động, ảnh hưởng đến nhau. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật có hiệu quả là điều kiện đảm bảo thực hành quyền công tố đúng đắn, chính xác, khách quan và ngược lại. Đảm bảo mục đích mọi hành vi phạm tội đều phải được xử lý kịp thời; việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội.

Tại Hội nghị triển khai công tác năm 2011, đồng chí Viện trưởng VKSNDTC đã quán triệt cho VKS các cấp: Cần có cách nhìn toàn diện, đầy đủ về quan hệ giữa thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra; tăng cường

hơn nữa vai trò chủ động của chúng ta trong quá trình điều tra và tăng cường trách nhiệm công tố, gắn công tố với điều tra nghĩa là chúng ta phải song hành với CQĐT trong điều tra, làm rõ tội phạm; phải phối hợp chặt chẽ với CQĐT để tìm giải pháp phát hiện, xử lý tội phạm khẩn trương nhất. Khi phát hiện một thiếu sót, hạn chế trong quá trình điều tra, cần coi đó là thiếu sót, hạn chế của chính chúng ta để cùng CQĐT tìm biện pháp khắc phục. Khi kiểm sát điều tra, chúng ta giám sát việc tuân theo pháp luật của CQĐT, đảm bảo việc điều tra có căn cứ, đúng pháp luật. Chúng ta kiên quyết không phê chuẩn đối với những quyết định tố tụng vi phạm pháp luật hoặc không có căn cứ. Mục tiêu của hoạt động kiểm sát điều tra là nhằm hỗ trợ thực hành quyền công tố được tốt, bảo đảm việc truy tố có căn cứ, đúng pháp luật. Do vậy, yêu cầu của việc tăng cường trách nhiệm công tố đòi hỏi chúng ta cùng với CQĐT khắc phục những vi phạm, tồn tại trong quá trình điều tra, bảo đảm không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.

2.2.3. Nội dung thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

Trong tố tụng hình sự Việt Nam chưa có khái niệm quy định thế nào là "giai đoạn tố tụng". Theo GS.TSKH Lê Cảm:

Giai đoạn tố tụng hình sự là những bước của quá trình tố tụng hình sự, tương ứng với chức năng nhất định trong hoạt động tư pháp hình sự của từng loại chủ thể tiến hành tố tụng có thẩm quyền nhằm thực hiện các nhiệm vụ cụ thể do luật định, có thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc để giải quyết vụ án hình sự một cách công minh và khách quan, có căn cứ và đúng pháp luật, gúp phần củng cố pháp chế và trật tự pháp luật, bảo vệ vững chắc các quyền hợp pháp của công dân trong lĩnh vực tư pháp hình sự [3].

Trên cơ sở các quy định của BLTTHS Việt Nam thì quá trình tố tụng của nước ta trải qua các giai đoạn: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử (sơ thẩm, phúc thẩm), thi hành án.

Điều tra là giai đoạn tố tụng hình sự, trong đó cơ quan có thẩm quyền áp dụng mọi biện pháp do BLTTHS quy định để xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án.

Điều tra là giai đoạn thứ hai của quá trình tố tụng, trong đó, CQĐT căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự và dưới sự kiểm sát của VKS tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm thu thập và củng cố chứng cứ, nghiên cứu các tình tiết của vụ án, phát hiện nhanh chúng và đầy đủ tội phạm, cũng như người có lỗi trong việc bồi thường thiệt hại do tội phạm gây ra và trên cơ sở đó quyết định: đình chỉ điều tra, tạm đình chỉ điều tra, chuyển toàn bộ tài liệu chứng cứ cho VKS đề nghị truy tố người phạm tội theo tội danh nhất định được quy định trong Bộ luật Hình sự (BLHS).

Để mọi hành vi phạm tội đều được phát hiện, điều tra, xử lý kịp thời, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, Nhà nước giao cho VKS thay mặt nhà nước, theo đó VKS được sử dụng tổng hợp các quyền năng pháp lý thuộc nội dung quyền công tố để thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội, đưa người phạm tội ra xét xử trước Tòa án.

Điều 112 BLTTHS quy định:

Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, Viện kiểm sát có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can theo quy định của Bộ luật này;

2. Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra tiến hành điều tra; khi xét thấy cần thiết, trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật này;

3. Yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra thay đổi Điều tra viên theo quy định của Bộ luật này; nếu hành vi của Điều tra viên có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố về hình sự;

4. Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam và các biện pháp ngăn chặn khác; quyết định phê chuẩn, quyết định không phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra theo quy định của Bộ luật này. Trong trường hợp không phê chuẩn thì trong quyết định không phê chuẩn phải nêu rõ lý do;

5. Hủy bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Cơ quan điều tra; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can;

6. Quyết định việc truy tố bị can; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án [36].

(a) Khởi tố vụ án hình sự

Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mở đầu của tố tụng hình sự, trong đó cơ quan có thẩm quyền xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm để ra quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Khởi tố vụ án hình sự được bắt đầu từ khi CQĐT tiếp nhận nguồn tin và kiểm tra, xác minh nguồn tin (tố giác của công dân; tin báo của cơ quan, tổ chức...) để ra quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự. Trong trường hợp vụ án chưa được khởi tố thì các biện pháp điều tra chưa được tiến hành, trừ những biện pháp khẩn cấp không thể trì hoãn được như bắt khẩn cấp, tạm giữ, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét các dấu vết trên thân thể.

Theo quy định của BLTTHS từ Điều 100 đến 109 thì: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ CQĐT có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tin báo về tội phạm do cá nhân, cơ quan, tổ chức và kiến nghị khởi tố do cơ quan nhà nước chuyển đến; đồng thời quản lý, xác minh toàn bộ các tố giác, tin báo về tội phạm. CQĐT có trách nhiệm thông báo cho VKS kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố. VKS có trách nhiệm kiểm sát việc giải quyết của CQĐT đối với tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị việc khởi tố.

+ Căn cứ để ra quyết định khởi tố vụ án hình sự:

Chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi đã xác định có dấu hiệu của tội phạm. Việc xác định có dấu hiệu của tội phạm dựa trên cơ sở sau đây: 1. Tố giác của công dân; 2. Tin báo của cơ quan, tổ chức; 3. Tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng; 4. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trực tiếp phát hiện dấu hiệu của tội phạm; 5. Người phạm tội tự thú [36].

Đây mới chỉ là thông tin về sự kiện cần phải điều tra. Để có căn cứ khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự, CQĐT phải tiến hành xác minh, có hay không có hành vi nguy hiểm cho xã hội được coi là tội phạm, nếu có thì hành vi nguy hiểm cho xã hội đó được quy định tại điều, khoản nào của BLHS để khởi tố điều tra cho phù hợp.

+ Theo quy định của BLTTHS, phần lớn các vụ án hình sự được khởi tố bởi CQĐT. VKS chủ yếu thực hiện nhiệm vụ kiểm sát việc khởi tố; nếu thấy quyết định khởi tố của CQĐT, của các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra không có căn cứ thì ra quyết định hủy bỏ và ra quyết định khởi tố vụ án hình sự (khoản 2 Điều 109). VKS chỉ trực tiếp

khởi tố vụ án hình sự trong hai trường hợp: Một là: hủy bỏ quyết định không

khởi tố vụ án hình sự của CQĐT và một số cơ quan khác được giao nhiệm vụ

tiến hành một số hoạt động điều tra; hai là: trong trường hợp Hội đồng xét xử

yêu cầu khởi tố vụ án hình sự (khoản 1 Điều 104).

VKS không chỉ tự mình ra quyết định khởi tố vụ án hình sự mà VKS trong phạm vi trách nhiệm của mình kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự, bảo đảm mọi tội phạm được phát hiện đều phải được khởi tố, việc khởi tố phải có căn cứ và hợp pháp.

Để thực hiện trách nhiệm trong việc khởi tố vụ án hình sự, VKS phải nắm đầy đủ thông tin tố giác, tin báo về tội phạm do cá nhân, cơ quan, tổ chức chuyển đến; đồng thời kiểm sát chặt chẽ việc xác minh, giải quyết của CQĐT theo quy định của BLTTHS. Không nắm đầy đủ và kiểm sát chặt chẽ việc giải quyết của CQĐT đối với các tin báo, tố giác về tội phạm, tất yếu VKS sẽ thụ động, phụ thuộc vào CQĐT, thiếu cơ sở vững chắc để thực hành quyền công tố ngay từ khi khởi tố vụ án, tiềm ẩn nguy cơ bỏ lọt tội phạm và người phạm tội hoặc làm oan người vô tội.

Đối với những vụ án về các tội phạm quy định tại Khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của BLHS chỉ được ra quyết định khởi tố vụ án khi đã có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất. Yêu cầu khởi tố của người bị hại hoặc của người đại diện thể hiện bằng đơn yêu cầu có chữ ký hoặc điểm chỉ của họ; nếu người bị hại hoặc người đại diện đến trực tiếp trình bày thì CQĐT, VKS phải lập biên bản ghi rõ nội dung yêu cầu khởi tố và yêu cầu họ ký hoặc điểm chỉ vào biên bản. Biên bản do VKS lập phải được chuyển ngay cho CQĐT để xem xét việc khởi tố vụ án hình sự và đưa vào hồ sơ vụ án.

Nếu ngay sau khi khởi tố vụ án hình sự mà người bị hại hoặc người đại diện của họ rút yêu cầu khởi tố thì CQĐT ra quyết định hủy bỏ quyết định

Một phần của tài liệu Chức năng Công tố của Viện Kiểm sát (Trang 41)