Kích thớc trên bản vẽ chi tiết

Một phần của tài liệu Mô đun vẽ kỹ thuật (Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề) (Trang 69 - 72)

III. Câu hỏi ôn tập

3.Kích thớc trên bản vẽ chi tiết

3.1. Chuỗi kích thớc

- Kích thớc trên bản vẽ chi tiết không những phải đầy đủ xác định hoàn toàn độ lớn thật của chi tiết mà còn phải phù hợp với yêu cầu thiết kế và công nghệ gia công chi tiết.

- Chuỗi kích thớc: Các kích thớc trên bản vẽ có liên quan với nhau, chúng nối tiết và tạo thành một vòng khép kín gọi là chuỗi kích thớc.

+ Khâu thành phần: Kích thớc của khâu thành phần do quá trình gia công quyết định, kích thớc của mỗi khâu thành phần không phụ thuộc lẫn nhau.

+ Khâu khép kín: Kích thớc của khâu khép kín hoàn toàn xác định bởi kích thớc của khâu thành phần trong chuỗi. Mỗi chuỗi kích thớc có một khâu khép kín. - Muốn phân biệt đợc khâu thành phần và khâu khép kín của một chuỗi kích thớc cần phải biết trình tự gia công các kích thớc đó.

- Ví dụ: Chi tiết trục trên hình 3-3 nếu gia công theo trình tự L1 rồi L3 thì hai khâu L1, L3 là hai khâu thành phần còn khâu L2 hoàn toàn xác định bởi hai khâu L1, L3 (L2 = L3 - L1) do vậy L2 là khâu khép kín.

- Dung sai của khâu khép kín bằng tổng dung sai của các khâu thành phần.

- Vì vậy trên bản vẽ ngời ta không ghi kích thớc và dung sai của khâu khép kín.

Hình 4-3. Chuỗi kích thớc

- Ghi theo chuỗi: Các kích thớc nối tiếp nhau tạo thành một chuỗi không khép kín hình 3-4.1

- Ghi theo toạ độ: Các kích thớc đều xuất phát từ một gốc chung hình 3-4.2.

- Ghi kết hợp: Các kích thớc ghi theo hình thức kết hợp giữa hình thức chuỗi và ghi theo toạ độ. Hình thức này đợc dùng nhiều nhất xem hình 3-4.3

- Là góc xuất phát của kích thớc. Trong sản xuất chuẩn là tập hợp các yếu tố hình học (điểm, đờng, mặt) của chi tiết để từ đó ngời ta xác định vị trí các yếu tố hình học khác của chi tiết, hay từ đó ngời ta làm căn cứ để gia công chi tiết.

- Mặt chuẩn: Thờng lấy các mặt gia công chủ yếu, mặt tiếp xúc quan trọng hoặc mặt đối xứng của chi tiết làm chuẩn xem hình 3-5.

- Đờng chuẩn: Thờng lấy trục quay của hình tròn xoay làm đờng chuẩn để xác định các kích thớc định vị của các trục quay xem hình 3-5.

- Điểm chuẩn: Thờng lấy tâm làm chuẩn để xác định khoảng cách từ tâm đến các điểm khác theo toạ độ cực.

Hình 4-5. Hình biểu diễn đờng chuẩn, mặt chuẩn

- Ví dụ: Kích thớc các chiều L1, L2, L3 của trục bậc nh hình 3-6. Mặt chuẩn là mặt mút của đầu bé ỉ1. Khi gia công, trớc tiên tiện ỉ3 chiều dài L3, sau đó tiện

ỉ2 chiều dài L2 và cuối cùng tiện ỉ1 chiều dài L1 xem hình vẽ 3-6.

Hình 4-6. Trình tự gia công trục bậc

- Ví dụ: Kích thớc các chiều dài L1, L2, L3 của lỗ bậc nh hình 3-7, xuất phát từ mặt mút lớn ỉ1. Khi gia công, trớc tiên gia công lỗ ỉ3 chiều dài L3, sau đó gia công lỗ ỉ2 chiều dài L2 và cuối cùng gia công lỗ ỉ1 chiều dài L1 hình vẽ 3-7.

Hình 4-8. Hình chiếu lỗ mộng cái cửa

Hình 4-9. Trình tự gia công lỗ mộng cái cửa

Một phần của tài liệu Mô đun vẽ kỹ thuật (Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề) (Trang 69 - 72)