III. Câu hỏi ôn tập
4. Hình chiếu trục đo
4.2. Nội dung của phơng pháp hình chiếu trục đo
- Trong không gian ta lấy mặt phẳng P’ làm mặt phẳng hình chiếu và phơng chiếu l không song song với P’. Gắn vào vật thể biểu diễn hệ toạ độ vuông góc theo ba chiều dài x rộng x cao của vật thể và đặt vật thể sao cho phơng chiếu l không song song với trục toạ độ nào.
- Chiếu vật thể cùng hệ toạ độ vuông góc lên mặt phẳng P’ theo phơng chiếu l, ta đợc hình chiếu của vật thể cùng hệ toạ độ vuông góc.
- Hình biểu diễn đó gọi là hình chiếu trục đo của vật thể.
- Hình chiếu của ba trục toạ độ O’X’ , O’Y’ , O’Z’ , gọi là các trục đo.
Hình 3-38. Hình chiếu trục đo
- Tỷ số giữa độ dài hình chiếu của một đoạn thẳng nằm trên trục toạ độ với độ dài của đoạn thẳng đó gọi là hệ số biến dạng theo trục đo.
+ O’A’/OA = p hệ số biến dạng theo trục O’X’. + O’B’/OB = q hệ số biến dạng theo trục O’Y’ + O’C’/OC = r hệ số biến dạng theo trục O’Z’
4.3. Phân loại
4.3.1. Căn cứ theo phơng chiếu l chia ra
- Hình chiếu trục đo vuông góc là hình chiếu trục đo có phơng chiếu l vuông góc với mặt phẳng hình chiếu P’.
- Hình chiếu trục đo xiên là hình chiếu trục đo có phơng chiếu l không vuông góc với mặt phẳng hình chiếu P’.
4.3.2. Căn cứ theo hệ số biến dạng
- Hình chiếu trục đo cân là hình chiếu trục đo có hai trong ba hệ số biến dạng bằng nhau.
- Hình chiếu trục đo lệch là hình chiếu trục đo có ba hệ số biến dạng không bằng nhau.