MỘT SỐ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
5.3.2. Công tác cho vay và thu nợ:
Nghiên cứu, hoàn thiện quy trình hoạt động tín dụng theo hướng đơn giản hoá thủ tục vay vốn trên cơ sở thực hiện đúng quy trình, quy phạm do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển trung ương ban hành để đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả, chất lượng và bền vững. Cần phối hợp với các cơ quan có liên quan như sở tư pháp, sở tài nguyên để tìm biện pháp hỗ trợ cho các thành phần kinh tế đi công chứng và đăng ký thế chấp hồ sơ vay vốn một cách nhanh nhất, tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận vốn ngân hàng một cách thoải mái và tích cực, hiệu quả. Về phía ngân hàng, cán bộ tín dụng phải hiểu thật rõ về nghiệp vụ công chứng và đăng ký thế chấp hồ sơ vay vốn để thực hiện thủ tục thật chính xác, tránh làm đi làm lại nhiều lần. Ngân hàng nên hợp tác với sở tài nguyên môi trường nối mạng trực tiếp để đăng ký thế chấp, bảo lãnh vay vốn. Khi có hồ sơ vay vốn đăng ký thế chấp, ngân hàng chuyển tải dữ liệu để cơ quan đăng ký kiểm tra, nếu đảm bảo hợp pháp thì ngân hàng sẽ giải ngân và thu phí cho cơ quan đăng ký, sau đó chuyển hồ sơ đăng ký cho cơ quan đăng ký thu từng
Phân tích rủi ro tín dụng tại NHNN & PTNT huyện Tam Bình
lần hoặc từng đợt. Như vậy, khách hàng không phải đi đăng ký thế chấp hồ sơ vay vốn, giảm phiền hà cho khách hàng và người dân.
Nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ tín dụng, chuyên nghiệp hoá đội ngũ cán bộ trong công tác thẩm định, xét duyệt cho vay dưới nhiều hình thức đào tạo, đồng thời tăng cường số lượng cán bộ tín dụng đủ để đảm bảo việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay được tiến hành chặt chẽ, giảm thiểu rủi ro trong tín dụng.
Chi nhánh cần tích cực trong công tác phân loại khách hàng, phân loại các khoản nợ. Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng từ khi vay cho đến khi thu được nợ, không để tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. Thông qua công tác theo dõi này để ngân hàng có những chính sách kịp thời như: thu hồi lại nợ cho vay hoặc hỗ trợ thêm vốn kịp thời cho khách hàng trong quá trình khách hàng gặp khó khăn… để có thể đảm bảo được nguồn vốn cho vay của ngân hàng.
Bên cạnh đó, thường xuyên kiểm tra các khoản nợ đến hạn và quá hạn để thông báo đôn đốc khách hàng. Đối với những khách hàng không thanh toán được nợ do những nguyên nhân khách quan nhưng vẫn còn khả năng sản xuất hay phương án kinh doanh có hiệu quả, ngân hàng có thể xem xét cho gia hạn nợ hoặc vay vốn tiếp để tăng cường sức mạnh tài chính cho khách hàng, nhằm giúp khách hàng khôi phục sản xuất nhưng ngân hàng cũng phải giám sát chặt chẽ khách hàng cho đến khi thu hồi được nợ.