MỘT SỐ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
5.1.1. Phân tích tín dụng:
5.1.1.1. Đánh giá khách hàng:
Xác định và hiểu rõ người vay:
Như đã phân tích, nợ quá hạn phát sinh chủ yếu từ nguyên nhân thuộc về khách hàng vay vốn. Vì vậy, thẩm định về tư cách khách hàng vay vốn sẽ hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro do khách hàng gây nên, những rủi ro về đạo đức, thiếu kỹ năng lao động, nhận thức, kinh nghiệm.
Đối với việc thẩm định, đánh giá phẩm chất của người vay vốn, cán bộ tín dụng phải đặc biệt quan tâm đến tính trung thực của khách hàng trong quan hệ kinh tế, tính nghiêm túc trong việc chấp hành pháp luật của nhà nước. Bởi lẽ, các khách hàng có năng lực trả nợ nhưng việc sẵn sàng thực hiện lời cam kết trả nợ lại tùy thuộc vào tư cách đạo đức của họ.
Đồng thời, một khía cạnh quan trọng khác cần được lưu ý khi thẩm định khách hàng vay vốn là trình độ nhận thức và kỹ năng lao động. Đối với ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tam Bình, khách hàng đều là những hộ sản xuất – cá thể, thì kinh nghiệm của họ trong lĩnh vực mà họ đầu tư sản xuất kinh doanh lại có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định sự thành công của họ. Bên cạnh đó, uy tín của khách hàng thể hiện qua chất lượng sản phẩm làm ra hoặc giá cả mức độ chiếm lĩnh tiền tệ của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.
Phân tích rủi ro tín dụng tại NHNN & PTNT huyện Tam Bình
Như vậy, khi đánh giá tư cách người vay phải xem xét dưới nhiều mặt khác nhau, dựa trên thông tin thu thập được trong những khoảng thời gian khác nhau mới có kết luận chính xác về khách hàng. Và những thông tin này phải được cập nhật xử lý theo dõi lâu dài để phục vụ công tác quản lý tín dụng.
Đánh giá năng lực tài chính – khả năng trả nợ của khách hàng:
Để xác định khả năng hoàn trả nợ của người vay thì việc đánh giá năng lực tài chính của khách hàng là yếu tố không thể thiếu để quyết định cho vay. Do đó, cán bộ tín dụng cần phải nhận định những thông tin về năng lực tài chính của khách hàng dựa trên cơ sở mạng lưới cộng tác viên như các cấp Ủy, chính quyền địa phương nơi cư ngụ của khách hàng.
Tìm hiểu mục đích vay vốn của khách hàng:
Trong những bước kiểm tra, tìm hiểu về khách hàng thì việc xem xét mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng là việc làm mà cán bộ tín dụng cần phải quan tâm. Do trên thực tế, nhiều khách hàng đã không trung thực, cố ý làm trái, lừa dối ngân hàng để vay vốn đã không cung cấp thông tin đúng sự thật cho ngân hàng, lập dự án ảo nhằm những mục đích như:
Tiêu xài phung phí, không đầu tư đúng mức, phân tán mục tiêu cho sản xuất kinh doanh.
Mạo hiểm tham gia vào những lĩnh vực lợi nhuận cao, ngành mới nhưng lại thiếu hiểu biết về lĩnh vực này.
Vay vốn để trả nợ, trả lãi che dấu tình trạng mất khả năng chi trả.
Vay vốn để kinh doanh những mặt hàng trái pháp luật, pháp luật nghiêm cấm.
Cho vay lại với lãi suất cao hơn nhằm hưởng mức chênh lệch lãi suất.
Chính vì vậy, dù khách hàng có đủ điều kiện để vay vốn, tài sản thế chấp có giá trị cao nhưng mục đích vay vốn của khách hàng không rõ ràng thì ngân hàng không nên cho vay.
Xem xét phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch vay vốn, trả nợ của khách hàng:
Ngân hàng cần yêu cầu người vay vốn giải trình rõ dự định, mục đích cũng như các điều kiện để thực hiện phương án. Từ đó đánh giá phương án sản xuất kinh doanh có khả thi hay không, có phù hợp với thực tế thị trường hay không. GVHD: Ths.NGUYỄN NGỌC LAM 68 SVTH: PHAN BẢO HIẾU
Phân tích rủi ro tín dụng tại NHNN & PTNT huyện Tam Bình
Các điều kiện cần thiết thực hiện phương án, các số liệu thu nhập và chi phí, các định mức kinh tế kỹ thuật, tỷ lệ lợi nhuận theo dự đoán có hợp lý không?
Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng cũng cần phải xem xét kế hoạch sử dụng tiền vay, nguồn trả nợ cũng như kế hoạch trả nợ có khả thi hay không? Cụ thể phải xác định số chênh lệch giữa nguồn thu và nguồn chi và căn cứ vào số chênh lệch đó để xác định nguồn trả nợ của khách hàng có phù hợp không?
5.1.1.2. Đánh giá các hình thức đảm bảo tiền vay:
Để đánh giá các rủi ro không trả được nợ của người vay thì điều kiện để đảm bảo tiền vay được coi là điều kiện quan trọng nhất trong các quy định về điều kiện vay vốn. Tuy nhiên, trên thực tế không nên tuyệt đối hóa vai trò của tài sản thế chấp vì mục đích hoạt động cho vay của ngân hàng không phải là cho vay để phát mãi tài sản thế chấp mà giúp khách hàng có vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp, mang lại hiệu quả kinh tế cho khách hàng, phát triển kinh tế xã hội và cho chính bản thân ngân hàng. Hơn nữa, thực chất của đảm bảo vốn vay là sử dụng giá trị của những tài sản làm đảm bảo để trả nợ thay cho các khoản vay mà người vay đã dùng vào sản xuất kinh doanh nhưng không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Tuy nhiên, không phải tài sản thế chấp nào cũng bán ra dễ dàng, nhiều tài sản không thể bán được khi ngân hàng được phép phát mãi tài sản đó. Thực tế đã cho thấy rằng, thu nợ bằng xiết nợ tài sản hiện nay đang là gánh nặng khó xử lý đối với ngân hàng. Do đó, mục đích thẩm định là tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh khi phát mãi phải dễ bán, giá trị thực tế thu được phải bù đắp đủ nợ vay gốc, lãi và các loại phí theo quy định.
Như vậy, yêu cầu đối với các khoản cho vay có tài sản làm đảm bảo nợ vay là tài sản thế chấp đó có giá trị lớn hơn 50% món vay theo quyết định 300 của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và phải có vị thế mua bán tài sản để dễ dàng xử lý tài sản, đảm bảo cho người vay thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Tuy nhiên, cần phải thấy rằng thu nợ bằng tài sản thế chấp là một việc làm đầy khó khăn, phức tạp và thật sự không dễ dàng.