Phân tán rủi ro:

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện tam bình (Trang 78 - 81)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

5.1.3. Phân tán rủi ro:

Trong nền kinh tế thị trường rủi ro trong hoạt động tín dụng là tất yếu. Đặc biệt, đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn thì tồn tại rủi ro từ nguyên nhân giá cả hàng hóa nông sản luôn biến động, vừa do thiên tai – dịch bệnh dẫn đến hậu quả nặng nề. Tuy nhiên, mức độ rủi ro ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng còn phụ thuộc vào khả năng ngăn ngừa rủi ro và biện pháp khắc phục của mỗi ngân hàng. Một trong những giải pháp có tính chủ động và ngăn ngừa tích cực những rủi ro có thể xảy ra đối với ngân hàng như:

Phân tích rủi ro tín dụng tại NHNN & PTNT huyện Tam Bình

Ngân hàng huyện cần thực hiện cho vay đối với nhiều ngành nghề, ngoài nông nghiệp là chủ lực, đa dạng hóa các loại hình tín dụng, thúc đẩy các đối tượng vay vốn mới có hiệu quả như: cho vay phục vụ đời sống cán bộ - công nhân viên, đầu tư vào mô hình kinh tế tổng hợp. Ngân hàng không nên dồn vốn vào một hoặc một số ít khách hàng, cho dù khách hàng đó có kinh doanh hiệu quả đi nữa. Bởi vì nếu khách hàng đó gặp khó khăn trong kinh doanh thì ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng.

Mở rộng cho vay trung - dài hạn nhằm tạo sự cân đối đồng bộ trong đầu tư, tạo sự phát triển lâu dài trong nông nghiệp, phục vụ phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật theo định hướng phát triển kinh tế – xã hội của huyện. Từ đó, tạo đòn bẩy kích thích khu vực sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tăng diện tích cây trồng, tăng năng suất lao động, sản lượng sản phẩm – dịch vụ làm ra, giúp người vay có nền tảng cơ bản, đảm bảo cho họ sử dụng vốn an toàn, hiệu quả, giảm thiểu được rủi ro.

Cho vay hợp vốn hay còn gọi là đồng tài trợ cho vay của một nhóm ngân hàng cho một dự án, do một ngân hàng làm đầu mối phối hợp với các bên tài trợ để thực hiện, nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Việc cho vay hợp vốn là để cung cấp các khoản tín dụng lớn mà một ngân hàng khó có đủ khả năng cho vay, khó xác định mức độ rủi ro, mạo hiểm. Các ngân hàng sẽ ký với nhau một hợp đồng thỏa thuận rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng thành viên. Vì thế, khi có rủi ro xảy ra, gánh nặng sẽ không dồn vào một ngân hàng nào, giảm nhẹ được rủi ro.

Ngân hàng nên mua bảo hiểm tín dụng. Đây là biện pháp quan trọng nhằm san sẻ rủi ro. Các loại bảo hiểm: bảo hiểm hoạt động cho vay, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tiền vay .

Lập quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp các khoản vay bị rủi ro. Ngân hàng cần lập hai loại quỹ dự phòng sau:

- Quỹ dự phòng rui ro đặc biệt: dùng để bù đắp các khoản rủi ro khi ngân hàng làm ăn thua lỗ do những nguyên nhân khách quan đem lại.

- Quỹ dự phòng tổn thất tín dụng: dùng để bù đắp các khoản tổn thất rủi ro tín dụng do khách hàng gây nên.

Phân tích rủi ro tín dụng tại NHNN & PTNT huyện Tam Bình

5.2. BIỆN PHÁP CỤ THỂ TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN:

Huyện Tam Bình kinh tế chủ yếu là hoạt động sản xuất nông nghiệp, do đó khách hàng vay vốn chủ yếu là nông dân, cơ sở sản xuất hay doanh nghiệp nhỏ. Chính vì thế công tác phòng ngừa rủi ro tại ngân hàng tuy đơn giản nhưng cũng không dễ dàng. Lý do là trong sản xuất nông nghiệp như trồng lúa, chăn nuôi, làm vườn,…thì khả năng rủi ro phụ thuộc rất lớn vào người đưa ra phương án sản xuất của mình.

Đa số người dân canh tác 2 lúa 1 màu, 2 màu 1 lúa, chăn nuôi lợn, bò, cải tạo vườn,…chỉ cần xảy ra dịch bệnh, thiên tai, hay sự biến động giá cả làm cho sản xuất kinh doanh lỗ, dẫn đến mất khả năng trả nợ ngân hàng. Vì vậy việc đưa ra các biện pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro sẽ rất quan trọng nó ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và lợi nhuận của ngân hàng. Sau đây là một số biện pháp cụ thể :

 Nâng cao trình độ thẩm định của cán bộ tín dụng tại địa bàn, đặc biệt tại các chi nhánh cấp 3 và phòng giao dịch. Làm giảm sự lúng túng khi quyết định cho vay hay không cho vay, tư tưởng lo ngạy, sợ trách nhiệm. Tại các chi nhánh Cái Ngang, Song Phú,...tăng cường đào tạo cán bộ phát triển về kỹ năng phục vụ khách hàng cũng như trong công tác đánh giá khách hàng, nhằm làm cho tăng trưởng tín dụng kịp thời so với huyện bạn.

 Tình hình nợ xấu của chi nhánh tăng so với các năm trước, do đó cần xem xét lại qui trình tín dụng cho vay ngắn trung và dài hạn cho chặt chẽ. Cán bộ tín dụng thường xuyên xuống địa bàn quản lý khảo sát, đôn đốc khi đến hạn trả nợ đối với khách hàng. Ngoài ra cán bộ tín dụng nên liên kết với hội nông dân, hội phụ nữ nhằm dễ dàng hơn trong công tác đánh giá và thẩm định cho vay.

 Thường xuyên bồi dưỡng cán bộ giỏi, nâng cao nghiệp vụ, các ngành nghề có liên quan nhằm giúp cho công tác đánh giá khách hàng khi cho vay tốt hơn.

 Cán bộ tín dụng cần thận trọng khi lập hồ sơ vay vốn về người thừa kế, số tiền vay, tài sản thế chấp,…nhằm giảm sự sai sót khi tiến hành thực hiện hợp đồng, ảnh hưởng đến ngân hàng.

Phân tích rủi ro tín dụng tại NHNN & PTNT huyện Tam Bình

 Trong ngân hàng, bộ phận kế toán cần kết hợp chặt chẽ với cán bộ tín dụng trong công tác kiểm tra giám sát, bảo quản tài sản,…kịp thời giải quyết khi có mọi sai sót xảy ra.

 Cán bộ tín dụng thường xuyên kiểm tra dư nợ hàng tháng, hàng quý kịp thời báo cáo về chi nhánh cấp trên để có biện pháp cụ thể nhằm nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro.

5.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện tam bình (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w