3. 2.1 Dân số, dân tộc
4.5. Các loài thực vật ngoại lai xâm hại cần chú ý
Trong hệ thực vật vùng Khe Rỗ có 3 loài thực vật ngoại lai đƣợc ghi trong Danh sách 100 loài sinh vật ngoại lai xâm hại gây hậu quả nghiêm trọng trên thế giới (Theo Tài liệu của IUCN 2001). Các loài này đƣợc trình bày trong bảng 4.5
Bảng 0.5. Các loài sinh vật ngoại lai xâm hại (Theo tài liệu của IUCN 2001) đã gặp tại khu vực Khe Rỗ
STT Tên khoa học Tên tiếng Việt
Nguồn gốc Tác hại (Theo tài liệu của IUCN 2001) 1 Eupartorium odoratum L. (Asteraceae) Cỏ lào Vùng nhiệt đới Châu Mỹ
Tạo thành các bụi rậm đơn loài cản trở sự phát triển của các loài khác, tiết ra độc tố, dễ cháy 2 Lantana camara L. (Verbenaceae) Cây Ngũ sắc
Trung Mỹ Tạo thành các bụi rậm lấn
chiếm nơi sống dẫn đến triệt tiêu các loài khác, tiết ra độc tố 3 Mimosa pigra L. (Mimosaceae) Cây Mai dƣơng Trung và Nam Mỹ
Tạo thành các bụi gai rậm, đơn loài, loại trừ các loài bản địa khác, thay đổi sinh cảnh của các loài động vật, cản trở chăn thả và đi lại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trong ba loài trên, tại vùng Khe Rỗ, loài Cỏ lào Eupartorium odoratum L. phân bố rộng trên các vùng đất trống nhƣng hầu nhƣ không gây hại gì cho môi trƣờng sinh thái và tính đa dạng sinh vật địa phƣơng mà trái lại đây là cây phủ xanh đất rất có hiệu quả (tạo lớp phủ chống xói mòn đất, tạo sinh khối góp phần cải thiện chất lƣợng đất). Ngƣời dân địa phƣơng từ lâu đã sử dụng cây này làm phân xanh và làm thuốc (chống viêm lợi, trị tiêu chảy) rất tốt. Loài Ngũ sắc Lantana camara L gặp rải rác trên các vùng đất trống khô hạn, ven đƣờng đi, bìa rừng… nhƣng cũng không gây hại gì môi trƣờng sinh thái và tính đa dạng sinh vật địa phƣơng. Nhƣng loài Mai dƣơng Mimosa pigra L. thì thực sự là loài xâm hại nghiêm trọng. Loài này đang có xu thế chiếm lĩnh các vùng đất ẩm, đất ngập nƣớc theo mùa, ven bờ các thuỷ vực trong vùng và tạo thành các quần thể thực vật đơn loài, loại trừ các loài thực vật bản địa khác, làm thay đổi sinh cảnh và môi trƣờng sống của các loài động vật trong vùng, gây khó khăn cho chăn thả gia súc và đi lại của ngƣời dân trong vùng. Tuy nhiên, tại khu vực Khe Rỗ, loài này cũng chƣa phát triển mạnh trên diện rộng nên có thể dùng các biện pháp cơ học (chặt các cá thể trƣởng thành, thu gom rồi đốt) thì có thể hạn chế đƣợc sự phát triển của loài này trong vùng