4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN:
3.1.2. Địa hình
Về địa hình, có thể chia Bắc Giang thành một số khu vực sau đây: - Khu vực miền núi xâm thực đƣợc nâng lên mạnh thuộc lƣu vực Sông Lục Nam. Khu vực này có những đỉnh núi cao và hiểm trở của tỉnh Bắc Giang. Các dãy núi Bảo Đài – Cấm Sơn và Huyền Đinh – Yên Tử là đƣờng phân giới của tỉnh với các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Dƣơng. Trên đƣờng đỉnh của dãy núi Huyền Đinh – Yên Tử có đỉnh cao nhất là Yên Tử ở Sơn Động – Lục Ngạn cao 1063m; trên đƣờng đỉnh của các dãy núi Bảo Đài – Cấm Sơn có đỉnh Ba Vòi ở Lục Ngạn cao 975m.
- Khu vực miền đồi trung du đƣợc nâng lên yếu, thấp dần từ bắc xuống nam và từ đông sang tây. Trong phạm vi của tỉnh, đƣờng phân giới của khu vực này với khu vực miền núi nói trên là đƣờng dọc theo chân núi Huyền Đinh lên Biển Đông, men theo chân núi Bảo Đài lên Bến Lƣờng ở bắc thị trấn Kép. Đây là miền đồi trung du đƣợc cấu tạo bằng trầm tích đá gốc. Các ngọn đồi ở đây thƣờng có độ cao 30–50m.
- Khu thềm phù sa cổ bị chia cắt yếu. Địa hình chủ yếu là các đồi thoải lƣợn sóng, có độ cao dƣới 30m, trên nền phù sa của sông Cầu, sông Thƣơng. Địa hình này thấy rất rõ ở các huyện Hiệp Hòa, Tân Yên và thị xã Bắc Giang. Các đồi không có lớp phủ thực vật nên nhiều nơi đất bị xói mòn trơ sỏi, đá. Đây là địa bàn có thể phủ xanh đất trồng, đồi núi trọc bằng việc trồng cây công nghiệp dài ngày.
- Khu vực thềm mài mòn cũ bị chia cắt yếu có những núi sót. Địa hình chủ yếu là những đồi núi thấp khá bằng phẳng và những miền núi trũng với những khối núi sót nhƣ núi Neo ở Yên Dũng (cao 260m). Ngày nay nhiều đồi núi thấp và máng trũng ở Yên Dũng, Việt Yên đã đƣợc nhân dân cải tạo thành những ruộng cao, thấp khác nhau để trồng cây lƣơng thực và cây công nghiệp ngắn ngày.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Địa hình đa dạng là điều kiên để tỉnh Bắc Giang có thể phát triển nông – lâm nghiệp theo hƣớng đa dạng hóa với nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá trị