Tài nguyên đất

Một phần của tài liệu nghiên cứu tính đa dạng thực vật ở khu bảo tồn thiên nhiên khe rỗ - bắc giang; đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển (Trang 35 - 37)

4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN:

3.1.5. Tài nguyên đất

Bắc Giang có 382.200 ha đất tự nhiên, bao gồm 123.000 ha đất nông nghiệp, 110.000 ha đất lâm nghiệp, 66.500 ha đất đô thị, đất chuyên dùng và đất ở, còn lại khoảng 82.700 ha là các loại đất khác, trong đó nhóm đất đỏ vàng chiếm diện tích lớn hơn cả khoảng 63,13% diện tích tự nhiên. Nguồn tài nguyên đất đƣợc chia làm 6 nhóm đất chính:

- Nhóm đất phù sa: Diện tích khoảng 50.246 ha, chiếm 13,14% diện tích đất tự nhiên. Loại đất này đƣợc phân bố chủ yếu ở vùng địa hình bằng phẳng ven các sông. Đây là nhóm đất có hàm lƣợng dinh dƣỡng khá, thích hợp với các loại cây nông nghiệp, đặc biệt là các loại cây trồng ngắn ngày.

- Nhóm đất bạc màu: Diện tích khoảng 42.897 ha, chiếm 11,22% diện tích đất tự nhiên, là loại đất bạc màu trên phù sa cổ, tập trung nhiều ở các huyện: Việt Yên, Tân Yên, Hiệp Hòa. Đây là nhóm đất bằng, nghèo đạm, lâm,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

giàu ka-li, tơi, xốp, thoát nƣớc tốt, thích hợp với các loại cây lấy củ, hạt nhƣ: Khoai tây, khoai lang, cây đậu đỗ và các loại cây công nghiệp ngắn ngày.

- Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: Diện tích khoảng 6.546 ha, chiếm 1,71% diện tích đất tự nhiên. Loại đất này phân bố chủ yếu ở các thung lũng nhỏ, kẹp giữ các dãy núi. Đây là loại đất đƣợc hình thành và phát triển trên sản phẩm rửa trôi và lắng đọng của tất cả các loại đất nên thƣờng có độ phì khá, rất thích hợp với các loại cây trồng nhƣ: Ngô, đậu, đỗ và cây công nghiệp ngắn ngày.

- Nhóm đất đỏ vàng: Diện tích khoảng 241.358 ha, chiếm 63,13% diện tích đất tự nhiên. Đây là nhóm đất có diện tích lớn nhất trong các nhóm đất ở Bắc Giang. Loại đất này thƣờng có màu nâu đỏ, đỏ nâu, đỏ vàng tùy theo mẫu chất, quá trình phong hóa và quá trình tích lũy hữu cơ.

- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi: Diện tích 1.008 ha, chiếm 0,27% diện tích đất tự nhiên, phân bố ở các ngọn núi cao giáp dãy núi Yên Tử và giáp tỉnh Thái Nguyên.

- Nhóm đất xói mòn: Diện tích khoảng 18.809 ha, chiếm 4,92% diện tích đất tự nhiên. Loại đất này có đặc điểm là tầng đất mỏng, độ phì kém, khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

Đất của khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ đƣợc hình thành trên phức hệ trầm tích, gồm các loại đá mẹ chính: sa thạch, phiến thạch sét, cuội kết và phù sa cổ. Đất củ yếu là Feranit hình thành trên các loại đá, có tầng đất từ trung bình cho đến dày hàm lƣợng mùn cao và rất giàu chất dinh dƣỡng .

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có khoảng 668,46 ha núi đá bằng 0,17% diện tích đất tự nhiên; khoảng 20.796 ha đất ao, hồ, chiếm khoảng 5,44% diện tích đất tự nhiên.

3.1.6.Tài nguyên rừng

Bắc Giang có rừng gỗ với nhiều loại cây (lim, lát, sến, dẻ) và các dải rừng tre nứa ở Sơn Động, Yên Thế. Đến nay trên địa bàn Bắc Giang có 83,5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghìn ha rừng tự nhiên (rừng sản xuất 58,9 nghìn ha, rừng phòng hộ 19,1 nghìn ha, rừng đặc dụng 5,5 nghìn ha) và 41,2 nghìn ha rừng trồng. Trữ lƣợng gỗ cây đứng khoảng 2,9 – 3,5 triệu m3

và 458 triệu cây tre nứa. Trong rừng còn có các loại cây đặc sản, thảo dƣợc nhƣ thong, trầm, ba kích, sa nhân, đẳng sâm…Để bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, cần hoàn thành công tác giao đất, khoán rừng và khai thác hợp lý theo quan điểm bền vững.

- Rừng nguyên sinh Khe Rỗ ở xã An Lạc huyện Sơn Động, có diện tích 7153 ha nằm trong 3 khu vực Khe Rỗ, Khe Đin và Khe Nƣớc Vàng Rừng tự nhiên Khe Rỗ thuộc loại rừng nguyên sinh nhiệt đới, thƣờng xanh với 2 kiểu chính là: Rừng rậm thƣòng xanh trên chân sƣờn đỉnh núi thấp với 8 quần xã thực vật và rừng kín thƣờng xanh hỗn hợp cây lá rộng, lá kim á nhiệt đới núi thấp, trên sƣờn đỉnh núi cao, với 3 quần xã thực vật và những loài cây nhƣ : lim xanh, táu mật, gụ lan, pơmu, thông tre, thông nàng … là những loài cây đặc trƣng cơ bản cho rừng Khe Rỗ. Rừng trong khu Bảo tồn có 786 loài thực vật, thuộc 496 chi và 166 họ, đƣợc đánh giá là nơi có sự đa dạng về loài, đa dạng về các chi, các họ thực vật. Trong số các loài thực vật đó có 43 loài thực vật quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam . Điển hình nhất là các loại cây nhƣ pơ mu, thông tre, thông nàng, chò chỉ, kim giao, trầm hƣơng, lát hoa …Rừng nguyên sinh Khe Rỗ đƣợc đánh giá là nơi có nhiều loài thực vật quý hiếm nhất của vùng Đông Bắc Việt Nam.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tính đa dạng thực vật ở khu bảo tồn thiên nhiên khe rỗ - bắc giang; đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)