Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 16 T T Tên côn trùng ký sinh và ăn thịt Số hiệu
Đặc điểm hình thái Các pha sâu róm thông bị côn trùng ăn thịt Mô tả Kiểu bắt mồi Hình dạng Kích thƣớc
Điều tra thành phần mật độ côn trùng ký sinh sâu róm thông thì tùy theo thời gian của từng thế hệ sâu róm thông. Mỗi thế hệ điều tra một đợt (4 đợt), mỗi đợt điều tra 1-2 lần thu bắt toàn bộ số pha sâu róm thông (trứng, sâu non, nhộng, sâu trưởng thành) trong các ô tiêu chuẩn tại các điểm chân đồi, sườn đồi, đỉnh đồi.
Đợt 1 điều tra thu thập mẫu từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2009. Đợt 2 điều tra thu thập mẫu từ tháng 10/2009 đến tháng 3/2010. Đợt 3 điều tra thu mẫu từ tháng 3 đến tháng 5/2010.
Đợt 4 điều tra thu mẫu từ tháng 5 đến tháng 7/2010.
Với côn trùng ký sinh, cần bắt tất cả các pha mẫu ký chủ trong các ô tiêu chuẩn của một thế hệ sâu róm thông: số lượng mẫu ký chủ cần thu thập trong mỗi lần điều tra là 100 trứng, một 100 sâu non, 100 nhộng phân bố đều trong ô tiêu chuẩn đại diện theo ô địa hình chân đồi, sườn đồi, đỉnh đồi (Tùy theo giai đoạn phát triển của ký chủ mà thu thập). Khi điều tra trên cây: cành nào nhiều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 17 bắt trước, cành nào ít bắt sau bắt từ ngọn suống và đủ số lượng thì thôi. Các pha ký chủ bắt được ở các ô tiêu chuẩn để riêng cho trong hộp nhựa đậy lắp, đục lỗ thông hơi, dùng vải màn bao quanh, tránh không làm tổn thương đến mẫu ký chủ, đánh số hiệu từng ô và khu vực cụ thể chánh nhầm lẫn và đưa về phòng thí nghiệm nuôi trong lồng nuôi.
Phƣơng pháp nuôi và theo dõi côn trùng ở trong phòng
- Đối với pha trứng: thu mẫu theo ô tiêu chuẩn chân đồi, sườn đồi, đỉnh đồi mỗi đợt tra thu thập 100 trứng mang về phân ra các loại. Xác định số lượng trứng tốt, trứng bị ký sinh.
+ Trứng tốt có mầu hồng.
+ Trứng bị ký sinh thường có màu vàng hoặc đen.
+ Loại trứng có ký chủ nở rồi thường bị sâu non ăn vỏ trứng. + Loại trứng có ký sinh mầu nâu sẫm có chấm đen.
+ Trứng có ký sinh đã nở thường có một lỗ tròn ở đầu.
- Hàng ngày theo dõi trứng nở, loài ký sinh nào vũ hóa bay ra hay thành sâu róm thông, thu bắt các loài ký sinh vũ hóa cho vào lồng riêng đối với từng loài một để đếm số lượng từng loài, quan sát mô tả đặc điểm hình thái, tập tính sinh vật học, chụp ảnh từng loài……Các thông tin được ghi vào biểu sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 18 Lần điều tra Số lƣợng trứng nuôi (quả) Số lƣợng trứng bị ký sinh (%) Các loại côn trùng ký sinh Số lƣợng trứng nở thành sâu (%) Tỷ lệ ký sinh chung (%) A B
- Đối với sâu non: thu mẫu theo ô tiêu chuẩn chân đồi, sườn đồi, đỉnh đồi, mỗi đợt thu bắt 100 sâu non mang về nuôi trong lồng nuôi sâu ở phòng thí nghiệm, hàng ngày cho ăn cành lá thông bánh tẻ.
- Hàng ngày theo dõi trong lồng, thu bắt các loài ký sinh vũ hóa cho vào lồng riêng đối với từng loài một để đếm số lượng từng loài, quan sát mô tả đặc điểm hình thái, tập tính sinh vật học, chụp ảnh từng loài. Các thông tin được ghi vào biểu sau:
Lần điều tra/ đợt điều tra Số lƣợng sâu non nuôi (con) Số lƣợng sâu non bị ký sinh (%) Các loại côn trùng ký sinh Số lƣợng sâu chở thành nhộng (%) Tỷ lệ ký sinh chung (%) A B
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 19 - Đối với pha nhộng thu mẫu theo ô tiêu chuẩn chân đồi, sườn đồi, đỉnh đồi mỗi đợt 100 nhộng mang về nuôi trong lồng, thu ký sinh.
- Hàng ngày theo dõi, thu bắt các loài ký sinh vũ hóa. Đếm số lượng từng loài, quan sát mô tả đặc điểm hình thái, tập tính sinh vật học, chụp ảnh từng loài……Các thông tin được ghi vào biểu sau:
Lần điều tra/ đợt điều tra Số lƣợng nhộng nuôi (con) Số lƣợng nhộng bị ký sinh (%) Các loại côn trùng ký sinh Số lƣợng nhộng thành sâu trƣởng thành (%) Tỷ lệ ký sinh chung (%) A B
2.5.3.3. Mô tả đặc điểm hình thái, giải phẫu đối với các loại côn trùng ký sinh, côn trùng ăn thịt sâu róm thông (Dendrolimus punctatus Walkes). sinh, côn trùng ăn thịt sâu róm thông (Dendrolimus punctatus Walkes).
- Mô tả và Giám định mẫu dựa trên đặc điểm hình thái, giải phẫu, và theo các tài liệu sau:
+ Xiao Gangrou (1991). Côn trùng rừng Trung Quốc, Nxb Trung
Quốc[31].
+ Alexander Schilmeister, (1987). Ein Beitrag zur Nachsfalterfauna von Viet Nam. (Lepidoptera: Lymantriidae, Notodontidae). Entomofauna, Zeischrift fuer Entomologie [42].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 20 + Chuyên khảo về côn trùng ký sinh và ăn thịt của Chen Xue-xin & He Jun-hua năm (2006). Nxb Trung Quốc [32].
2.5.3.4. Đánh giá đa dạng sinh học các loài côn trùng ký sinh và các loài côn trùng ăn thịt sâu róm thông (Dendrolimus punctatus Walkes) trùng ăn thịt sâu róm thông (Dendrolimus punctatus Walkes)
- Đa dạng về thành phần loài, tần suất xuất hiện của các loại côn trùng ký sinh và côn trùng ăn thịt: Các loài côn trùng ký sinh và côn trùng ăn thịt thu được trong khu vực điều tra được phân tích đánh giá theo % số loài thuộc các Họ, Bộ. Tần suất xuất hiện của loài ký sinh thiên định được chia làm 3 cấp: rất phổ biến (ký hiệu +++), khá phổ biến (ký hiệu ++) và ít phổ biến (ký hiệu +), được tính toán thông qua độ bắt gặp ở các ô tiêu chuẩn. Độ bắt gặp ở các ô tiêu chuẩn (Ai) được xác định bằng tỷ lệ % của loài ký sinh thiên địch đó xuất hiện, theo công thức tính như sau: .100 M N Ai ; Trong đó: Ai = Độ bắt gặp loài i;
N = Số lượng mẫu của loài ký sinh thiên địch cần tính; M = Tổng số lượng mẫu ký sinh thiên địch thu được ;
Căn cứ vào giá trị của Ai để phân thành 3 cấp độ bắt gặp như sau:
+ Loài ít phổ biến: Ai < 30% ký hiệu là +
+ Loài khá phổ biến: 30% Ai 50% ký hiệu là ++
+ Loài rất phổ biến: Ai > 50% ký hiệu là +++
Từ số liệu thu được, lập bảng biểu thống kê và vẽ các biểu đồ minh họa kết quả nghiên cứu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 21 - Đa dạng về phân bố theo địa hình: Phân bố của các loài côn trùng ăn thịt và côn trùng ký sinh được thống kê theo địa hình chân đồi, sườn đồi, đỉnh đồi. phải thực hiện theo các bước sau:
+ Thu thập tài liệu đã nghiên cứu, các biên bản, phiếu điều tra của Trạm bảo vệ thực vật, Hạt kiểm lâm, Chi cục Lâm nghiệp, Kiểm lâm, các Lâm trường từ trước tới nay.
+ Kế thừa những kết quả nghiên cứu đã được công bố của các tác giả trong và ngoài nước các kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thái, tập tính, sinh thái của các loài côn trùng ăn thịt, côn trùng ký sinh và các biện sử dụng chúng để phòng trừ sâu róm thông.
+ Thống kê thu thập số liệu tại 2 khu vực nghiên cứu huyện Sơn Động – tỉnh Bắc Giang và huyện Cao Lộc – tỉnh Lạng Sơn về thành phần mật độ côn trùng ký sinh và côn trùng ăn thịt theo thời gian: Đối với côn trùng ăn thịt lựa chọn thời gian điều tra phụ thuộc vào các pha phát triểu của sâu róm thông, thu bắt mẫu ghi chép ngày giời, địa điểm mô tả đặc điểm hình thái, tập tính sinh học và một số đặc điểm sinh thái của chúng. Đối với côn trùng ký sinh lựa chọn thời gian điều tra phụ thuộc vào các pha phát triểu của sâu róm thông, tiến hành điều tra thu bắt toàn bộ các pha nuôi trong phòng và theo dõi để xác định đặc điểm hình thái, tập tính sinh học và một số đặc điểm sinh thái của chúng.
+ Thống kê thu thập số liệu tại 2 khu vực nghiên cứu huyện Sơn Động – tỉnh Bắc Giang và huyện Cao Lộc – tỉnh Lạng Sơn biến động thành phần theo địa hình chân đồi, sườn đồi, đỉnh đồi: Tiến hành lập 18 ô tiêu chuẩn đại diện cho khu vực điều tra, mỗi ô tiêu chuẩn có diện tích 1000m2
(20mx50m) , 9 ô tiêu chẩn ở huyện Cao Lộc - Lạng Sơn, 9 ô tiêu chuẩn ở huyện Sơn Động – Bắc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 22 Giang, phân bố ô tiêu chẩn theo địa hình 3 ô ở chân đồi, 3 ô sườn đồi, 3 ô đỉnh đồi. Mỗi một ô tiêu chuẩn phải đại diện cho các lâm phần thông về địa hình chân đồi, sườn đồi, đỉnh đồi, hướng phơi và tuổi cây ở cả hai khu vực nghiên cứu. Điều tra thành phần mật độ côn trùng ăn thịt sâu róm thông trong ô tiêu chuẩn, mỗi tháng điều tra 1-2 đợt tùy theo kết quả điều tra thực tế. Khi phát hiện côn trùng ăn thịt tiến hành quan sát tập tính sinh học, kiểu bắt mồi, kiểu ăn thịt sâu róm thông, địa điểm thu mẫu, ghi chép mô tả, chụp ảnh và dùng vợt bắt toàn bộ các loài côn trùng ở trên cây, đánh số hiệu.
Điều tra thống kê tuổi cây trong mỗi ô tiêu chuẩn, chọn cây tiêu chuẩn để điều tra. Cây Tiêu chuẩn được xác định theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống, sau đó trong mỗi hàng điều tra một hàng, trong một hàng cách 2 cây điều tra 1 cây, mỗi ô tiêu chuẩn điều tra ít nhất 30 cây tiêu chuẩn. Cây được điều tra đánh dấu bằng sơn để những cây điều tra đợt sau không điều tra lại.
2.5.3.5. Đề xuất hƣớng sử dụng có hiệu quả các loài côn trùng ký sinh và các loài côn trùng ăn thịt trong hệ thống phòng trừ tổng hợp đối với sâu róm loài côn trùng ăn thịt trong hệ thống phòng trừ tổng hợp đối với sâu róm thông.
Trên cơ sở nghiên cứ về đặc điểm hình thái, tập tính sinh vật học, biến động thành phần và mật độ theo thời gian, địa hình chân đồi, sườn đồi, đỉnh đồi của các loài côn trùng ăn thịt, các loài côn trùng ký sinh sâu róm thông tại 2 khu vực nghiên cứu trong đề tài đề xuất hướng sử dụng có hiệu quả từng loài côn trùng ký và các loài côn trùng ăn thịt trong hệ thống phòng trừ tổng hợp đối với sâu róm thông. Đưa ra định hướng bảo vệ đối với loài công trùng ăn thịt và côn trùng ký sinh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 23
CHƢƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tìm hiểu một số đặc điểm sinh học của loài sâu róm thông (Dendrolimus
punctatus Walkes)
4.1.1. Vị trí phân loại
Sâu róm thông đuôi ngựa (Dendrolimus punctatus Walkes) thuộc họ Ngài
kén (Lasiococampidae), bộ Cánh vẩy (Lepidoptera)
4.1.2. Phân bố và tình hình phá hại
Theo tài liệu Trung Quốc Sâu róm thông đuôi ngựa phân bố từ sông Hoàng Hà trở xuống. Ở nước ta loài này phân bố phân bố hầu hết các vùng trồng thông ở miền Bắc và miền Trung.
Sâu róm thông đuôi ngựa là loài sâu nguy hiểm nhất đối với các rừng Thông đuôi ngựa và Thông nhựa. Từ khoảng những năm 60 cho đến nay, hàng năm chúng đã gây ra các trận dịch ở nhiều nơi, sâu ăn trụi hàng nghìn ha rừng Thông. Trong những năm gần đây có xu thế phát dịch với quy mô ngày càng lớn, chu kỳ phát dịch không ổn định. Rừng thông ở các tỉnh thường xuyên có dịch là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Thiệt hại do sâu róm thông đuôi ngựa gây ra khá lớn. Sau mỗi trận dịch có nhiều cây bị chết hoặc sinh trưởng kém khiến việc khai thác nhựa phải dừng lại, ảnh hưởng xấu đến kế hoạch kinh doanh (Hình 4.1).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 24
Hình 4.1. Rừng thông bị hại
4.1.3. Hình thái, tập tính
- Hình thái: Sâu trưởng thành: Ngài cái dài 25-35mm, ngài đực nhỏ hơn một chút, màu sắc biến đổi từ mầu xám, mầu nâu vàng hay mầu nâu sẫm tùy theo mùa. Râu đầu con cái hình răng lược đơn, con đực hình răng lược kép. Cánh trước lớn hơn cánh sau, ở giữa cánh trước có một chấm trắng nhỏ. Từ gốc đến mép ngoài của cánh trước có 8 chấm đen xếp thành hình số 3 (Hình 4.2).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 25
Hình 4.2. Trưởng thành sâu róm thông
+ Trứng: hình bầu dục, dài 1,8-1,9mm, mới đẻ mầu trắng xanh lơ, chuyển sang mầu hồng nhạt, khi sắp nở mầu nâu sẫm (Hình 4.3).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 26
Hình 4.3. Trứng sâu róm thông
+ Sâu non: có 6 tuổi, kích thước và mầu sắc khác nhau:
+ Kích thước: Tuổi 1 thân dài 5-9mm. Tuổi 2 thân dài 8-14mm.Tuổi 3 thân dài 15-22mm. Tuổi 4 thân dài 22-32mm. Tuổi 5 thân dài 30-38mm.Tuổi 6 thân dài 38-65mm.
+ Mầu sắc: sâu non tuổi một mầu xám, giữa lưng có một đường chỉ vàng chạy dọc, hai bên tuyến lưng có hai đường chỉ đen. Phía đầu sâu có 4 túm lông dài, cuối thân cũng có một túm lông dài.
+ Sâu non tuổi 2 mầu nâu hay mầu đen nhạt. Trên lưng của đốt ngực có 2 vằn lông đen nằm ngang và trên đó có nhiều lông dài. Trên lưng của đốt bụng thứ 6 có khoang mầu vàng nhạt.
+ Sâu non tuổi 3 mầu nâu hay mầu đen nhạt xen kẽ các chấm trắng. Trên lưng của các đốt ngực vẫn có 2 vằn lông đen, giữa 2 lông đen có mầu vàng nhạt. Hai bên lưng của các đốt bụng có các túm lông độc.
+ Sâu non tuổi 4, tuổi 5, tuổi 6 màu sắc không biến đổi mấy chỉ lớn lên về kích thước, nhưng xung quanh đầu và thân có rất nhiều lông dài (Hình 4.4).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 27
Hình 4.4. Sâu non sâu róm thông
+ Nhộng: dài 22-27mm, mầu nâu đen hay mầu cánh gián. Nhộng nằm trong kén bằng tơ. Kén dài 32-37mm, mầu trắng xám, bên ngoài có nhiều lông độc.
-Tập tính sinh hoạt:
+ Sâu trưởng thành cái có thể tiết pheromone để dẫn dụ ngài đực đến giao phối. Sau khi giao phối sâu trưởng thành cái tiến hành đẻ trứng ngay. Trứng được đẻ thành nhiều hàng trên là thông. Mỗi con cái đẻ trung bình từ 300-500 trứng. Thời gian đẻ trứng chỉ kéo dài 2-3 ngày. Sâu trưởng thành có tính xu quang, thường hay bắt đầu đẻ trứng vào những cây ở đỉnh đồi. Thời gian sống của pha trưởng thành khoảng 3-7 ngày.
+ Trúng cần khoảng 6-10 ngày cho sự phát triển. Sâu non khi mới nở quay lại ăn gần hết vỏ trứng, chỉ để lại một phần ít. Tuổi 1 sâu non tập trung trên một cành để ăn lá. Lúc đầu sâu non chỉ găm phần biểu bì, để lại phần lõi lá, những lá của cành bị hại khô đi rủ xuống trông rất rõ. Sâu non tuổi 1, tuổi 2 thường sử dụng khả năng buông tơ để di chuyển theo gió. Khi lột xác sâu non thường quay lại ăn gần hết xác. Từ tuổi 3 trở đi sâu ăn rất mạnh, nó thường cắn bỏ 3-4cm ở phía đầu lá, rồi bắt đầu ăn từ ngoài vào trong, sau 5-6 phút là hết lá. Sâu non tuổi 3-5 gây ra phần lớn thiệt hại cho cây. Khi ăn no sâu non thường quấy rơi xuống gốc là nằm nghỉ, đầu luôn hướng ra ngoài, nếu lúc này có bị va chạm sâu no thường quẫy rơi xuống ngóc đầu chống cự, thời gian phá hại của sâu non 20 – 35