Đánh giá đa dạng sinh học các loài côn trùng ký sinh và các loài côn trùng

Một phần của tài liệu nghiên cứu thành phần loài côn trùng ký sinh và ăn thịt sâu róm thông dendrolimus punctatus walker tại huyện sơn động - tỉnh bắc giang và huyện cao lộc - tỉnh lạng sơn (Trang 32 - 34)

- Đa dạng về thành phần loài, tần suất xuất hiện của các loại côn trùng ký sinh và côn trùng ăn thịt: Các loài côn trùng ký sinh và côn trùng ăn thịt thu được trong khu vực điều tra được phân tích đánh giá theo % số loài thuộc các Họ, Bộ. Tần suất xuất hiện của loài ký sinh thiên định được chia làm 3 cấp: rất phổ biến (ký hiệu +++), khá phổ biến (ký hiệu ++) và ít phổ biến (ký hiệu +), được tính toán thông qua độ bắt gặp ở các ô tiêu chuẩn. Độ bắt gặp ở các ô tiêu chuẩn (Ai) được xác định bằng tỷ lệ % của loài ký sinh thiên địch đó xuất hiện, theo công thức tính như sau: .100 M N Ai  ; Trong đó: Ai = Độ bắt gặp loài i;

N = Số lượng mẫu của loài ký sinh thiên địch cần tính; M = Tổng số lượng mẫu ký sinh thiên địch thu được ;

Căn cứ vào giá trị của Ai để phân thành 3 cấp độ bắt gặp như sau:

+ Loài ít phổ biến: Ai < 30% ký hiệu là +

+ Loài khá phổ biến: 30%  Ai  50% ký hiệu là ++

+ Loài rất phổ biến: Ai > 50% ký hiệu là +++

Từ số liệu thu được, lập bảng biểu thống kê và vẽ các biểu đồ minh họa kết quả nghiên cứu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 21 - Đa dạng về phân bố theo địa hình: Phân bố của các loài côn trùng ăn thịt và côn trùng ký sinh được thống kê theo địa hình chân đồi, sườn đồi, đỉnh đồi. phải thực hiện theo các bước sau:

+ Thu thập tài liệu đã nghiên cứu, các biên bản, phiếu điều tra của Trạm bảo vệ thực vật, Hạt kiểm lâm, Chi cục Lâm nghiệp, Kiểm lâm, các Lâm trường từ trước tới nay.

+ Kế thừa những kết quả nghiên cứu đã được công bố của các tác giả trong và ngoài nước các kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thái, tập tính, sinh thái của các loài côn trùng ăn thịt, côn trùng ký sinh và các biện sử dụng chúng để phòng trừ sâu róm thông.

+ Thống kê thu thập số liệu tại 2 khu vực nghiên cứu huyện Sơn Động – tỉnh Bắc Giang và huyện Cao Lộc – tỉnh Lạng Sơn về thành phần mật độ côn trùng ký sinh và côn trùng ăn thịt theo thời gian: Đối với côn trùng ăn thịt lựa chọn thời gian điều tra phụ thuộc vào các pha phát triểu của sâu róm thông, thu bắt mẫu ghi chép ngày giời, địa điểm mô tả đặc điểm hình thái, tập tính sinh học và một số đặc điểm sinh thái của chúng. Đối với côn trùng ký sinh lựa chọn thời gian điều tra phụ thuộc vào các pha phát triểu của sâu róm thông, tiến hành điều tra thu bắt toàn bộ các pha nuôi trong phòng và theo dõi để xác định đặc điểm hình thái, tập tính sinh học và một số đặc điểm sinh thái của chúng.

+ Thống kê thu thập số liệu tại 2 khu vực nghiên cứu huyện Sơn Động – tỉnh Bắc Giang và huyện Cao Lộc – tỉnh Lạng Sơn biến động thành phần theo địa hình chân đồi, sườn đồi, đỉnh đồi: Tiến hành lập 18 ô tiêu chuẩn đại diện cho khu vực điều tra, mỗi ô tiêu chuẩn có diện tích 1000m2

(20mx50m) , 9 ô tiêu chẩn ở huyện Cao Lộc - Lạng Sơn, 9 ô tiêu chuẩn ở huyện Sơn Động – Bắc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 22 Giang, phân bố ô tiêu chẩn theo địa hình 3 ô ở chân đồi, 3 ô sườn đồi, 3 ô đỉnh đồi. Mỗi một ô tiêu chuẩn phải đại diện cho các lâm phần thông về địa hình chân đồi, sườn đồi, đỉnh đồi, hướng phơi và tuổi cây ở cả hai khu vực nghiên cứu. Điều tra thành phần mật độ côn trùng ăn thịt sâu róm thông trong ô tiêu chuẩn, mỗi tháng điều tra 1-2 đợt tùy theo kết quả điều tra thực tế. Khi phát hiện côn trùng ăn thịt tiến hành quan sát tập tính sinh học, kiểu bắt mồi, kiểu ăn thịt sâu róm thông, địa điểm thu mẫu, ghi chép mô tả, chụp ảnh và dùng vợt bắt toàn bộ các loài côn trùng ở trên cây, đánh số hiệu.

Điều tra thống kê tuổi cây trong mỗi ô tiêu chuẩn, chọn cây tiêu chuẩn để điều tra. Cây Tiêu chuẩn được xác định theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống, sau đó trong mỗi hàng điều tra một hàng, trong một hàng cách 2 cây điều tra 1 cây, mỗi ô tiêu chuẩn điều tra ít nhất 30 cây tiêu chuẩn. Cây được điều tra đánh dấu bằng sơn để những cây điều tra đợt sau không điều tra lại.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thành phần loài côn trùng ký sinh và ăn thịt sâu róm thông dendrolimus punctatus walker tại huyện sơn động - tỉnh bắc giang và huyện cao lộc - tỉnh lạng sơn (Trang 32 - 34)