Xuất hƣớng sử dụng có hiệu quả các loài côn trùng ký sinh và các loà

Một phần của tài liệu nghiên cứu thành phần loài côn trùng ký sinh và ăn thịt sâu róm thông dendrolimus punctatus walker tại huyện sơn động - tỉnh bắc giang và huyện cao lộc - tỉnh lạng sơn (Trang 34 - 90)

loài côn trùng ăn thịt trong hệ thống phòng trừ tổng hợp đối với sâu róm thông.

Trên cơ sở nghiên cứ về đặc điểm hình thái, tập tính sinh vật học, biến động thành phần và mật độ theo thời gian, địa hình chân đồi, sườn đồi, đỉnh đồi của các loài côn trùng ăn thịt, các loài côn trùng ký sinh sâu róm thông tại 2 khu vực nghiên cứu trong đề tài đề xuất hướng sử dụng có hiệu quả từng loài côn trùng ký và các loài côn trùng ăn thịt trong hệ thống phòng trừ tổng hợp đối với sâu róm thông. Đưa ra định hướng bảo vệ đối với loài công trùng ăn thịt và côn trùng ký sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 23

CHƢƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tìm hiểu một số đặc điểm sinh học của loài sâu róm thông (Dendrolimus

punctatus Walkes)

4.1.1. Vị trí phân loại

Sâu róm thông đuôi ngựa (Dendrolimus punctatus Walkes) thuộc họ Ngài

kén (Lasiococampidae), bộ Cánh vẩy (Lepidoptera)

4.1.2. Phân bố và tình hình phá hại

Theo tài liệu Trung Quốc Sâu róm thông đuôi ngựa phân bố từ sông Hoàng Hà trở xuống. Ở nước ta loài này phân bố phân bố hầu hết các vùng trồng thông ở miền Bắc và miền Trung.

Sâu róm thông đuôi ngựa là loài sâu nguy hiểm nhất đối với các rừng Thông đuôi ngựa và Thông nhựa. Từ khoảng những năm 60 cho đến nay, hàng năm chúng đã gây ra các trận dịch ở nhiều nơi, sâu ăn trụi hàng nghìn ha rừng Thông. Trong những năm gần đây có xu thế phát dịch với quy mô ngày càng lớn, chu kỳ phát dịch không ổn định. Rừng thông ở các tỉnh thường xuyên có dịch là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Thiệt hại do sâu róm thông đuôi ngựa gây ra khá lớn. Sau mỗi trận dịch có nhiều cây bị chết hoặc sinh trưởng kém khiến việc khai thác nhựa phải dừng lại, ảnh hưởng xấu đến kế hoạch kinh doanh (Hình 4.1).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 24

Hình 4.1. Rừng thông bị hại

4.1.3. Hình thái, tập tính

- Hình thái: Sâu trưởng thành: Ngài cái dài 25-35mm, ngài đực nhỏ hơn một chút, màu sắc biến đổi từ mầu xám, mầu nâu vàng hay mầu nâu sẫm tùy theo mùa. Râu đầu con cái hình răng lược đơn, con đực hình răng lược kép. Cánh trước lớn hơn cánh sau, ở giữa cánh trước có một chấm trắng nhỏ. Từ gốc đến mép ngoài của cánh trước có 8 chấm đen xếp thành hình số 3 (Hình 4.2).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 25

Hình 4.2. Trưởng thành sâu róm thông

+ Trứng: hình bầu dục, dài 1,8-1,9mm, mới đẻ mầu trắng xanh lơ, chuyển sang mầu hồng nhạt, khi sắp nở mầu nâu sẫm (Hình 4.3).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 26

Hình 4.3. Trứng sâu róm thông

+ Sâu non: có 6 tuổi, kích thước và mầu sắc khác nhau:

+ Kích thước: Tuổi 1 thân dài 5-9mm. Tuổi 2 thân dài 8-14mm.Tuổi 3 thân dài 15-22mm. Tuổi 4 thân dài 22-32mm. Tuổi 5 thân dài 30-38mm.Tuổi 6 thân dài 38-65mm.

+ Mầu sắc: sâu non tuổi một mầu xám, giữa lưng có một đường chỉ vàng chạy dọc, hai bên tuyến lưng có hai đường chỉ đen. Phía đầu sâu có 4 túm lông dài, cuối thân cũng có một túm lông dài.

+ Sâu non tuổi 2 mầu nâu hay mầu đen nhạt. Trên lưng của đốt ngực có 2 vằn lông đen nằm ngang và trên đó có nhiều lông dài. Trên lưng của đốt bụng thứ 6 có khoang mầu vàng nhạt.

+ Sâu non tuổi 3 mầu nâu hay mầu đen nhạt xen kẽ các chấm trắng. Trên lưng của các đốt ngực vẫn có 2 vằn lông đen, giữa 2 lông đen có mầu vàng nhạt. Hai bên lưng của các đốt bụng có các túm lông độc.

+ Sâu non tuổi 4, tuổi 5, tuổi 6 màu sắc không biến đổi mấy chỉ lớn lên về kích thước, nhưng xung quanh đầu và thân có rất nhiều lông dài (Hình 4.4).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 27

Hình 4.4. Sâu non sâu róm thông

+ Nhộng: dài 22-27mm, mầu nâu đen hay mầu cánh gián. Nhộng nằm trong kén bằng tơ. Kén dài 32-37mm, mầu trắng xám, bên ngoài có nhiều lông độc.

-Tập tính sinh hoạt:

+ Sâu trưởng thành cái có thể tiết pheromone để dẫn dụ ngài đực đến giao phối. Sau khi giao phối sâu trưởng thành cái tiến hành đẻ trứng ngay. Trứng được đẻ thành nhiều hàng trên là thông. Mỗi con cái đẻ trung bình từ 300-500 trứng. Thời gian đẻ trứng chỉ kéo dài 2-3 ngày. Sâu trưởng thành có tính xu quang, thường hay bắt đầu đẻ trứng vào những cây ở đỉnh đồi. Thời gian sống của pha trưởng thành khoảng 3-7 ngày.

+ Trúng cần khoảng 6-10 ngày cho sự phát triển. Sâu non khi mới nở quay lại ăn gần hết vỏ trứng, chỉ để lại một phần ít. Tuổi 1 sâu non tập trung trên một cành để ăn lá. Lúc đầu sâu non chỉ găm phần biểu bì, để lại phần lõi lá, những lá của cành bị hại khô đi rủ xuống trông rất rõ. Sâu non tuổi 1, tuổi 2 thường sử dụng khả năng buông tơ để di chuyển theo gió. Khi lột xác sâu non thường quay lại ăn gần hết xác. Từ tuổi 3 trở đi sâu ăn rất mạnh, nó thường cắn bỏ 3-4cm ở phía đầu lá, rồi bắt đầu ăn từ ngoài vào trong, sau 5-6 phút là hết lá. Sâu non tuổi 3-5 gây ra phần lớn thiệt hại cho cây. Khi ăn no sâu non thường quấy rơi xuống gốc là nằm nghỉ, đầu luôn hướng ra ngoài, nếu lúc này có bị va chạm sâu no thường quẫy rơi xuống ngóc đầu chống cự, thời gian phá hại của sâu non 20 – 35 ngày.

+ Sang tuổi 6 sâu non hoạt động chậm chạp, tìm nơi thích hợp để làm kén hóa nhộng. Kén thường làm ở trên lá. Pha nhộng kéo dài khoảng 9-13 ngày.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 28

+ Nhiệt độ thích hợp khoảng của sâu ròm thông từ 25- 300C và khoảng độ ẩm

thích hợp khoảng từ 80-86%. Trong năm sâu róm thông thường phát dịch vào tháng 5,6,7,8,9 ở những khu rừng 7-15 tuổi.

4.2. Kết quả điều tra thu mẫu và giám định các loài côn trùng ký sinh và loài côn trùng ăn thịt sâu róm thông (Dendrolimus punctatus Walkes) loài côn trùng ăn thịt sâu róm thông (Dendrolimus punctatus Walkes)

Thiên địch là tên chung chỉ nhiều nhóm sinh vật có ích như côn trùng ký sinh và ăn thịt, chim thú rừng ăn côn trùng, tuyến trùng, nấm vi khuẩn.... Thiên địch ảnh hưởng chủ yếu đến số lượng và khả năng phân bố của côn trùng.

Côn trùng ký sinh là những loài côn trùng đẻ trứng vào các mô cơ thể sâu hại. Những loại côn trùng ký sinh đã được phát hiện 87 họ, nhưng đáng kể nhất là các loài ong ký sinh và ruồi ký sinh. Côn trùng ăn thịt là những loài côn trùng lấy côn trùng khác làm thức ăn. Những loài côn trùng ăn thịt cũng thuộc nhiều bộ họ khác nhau nhưng nổi tiếng nhất là các loài kiến, bọ ngựa, bọ xít ăn sâu, bọ rùa, chuồn chuồn.

Qua thời gian điều tra từ tháng 8/2009 đến tháng 7/2010 tại 2 khu vực nghiên cứu huyện Sơn Động – Tỉnh Bắc Giang và huyện Cao Lộc – Tỉnh Lạng Sơn, đề tài đã xác định được bảng danh mục các loài côn trùng ăn thịt và côn trùng ký sinh của sâu róm thông tại 2 khu vực nghiên cứu trình bày ở Biểu 4-01.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 29

Biểu 4-01. Thành phần loài côn trùng ăn thịt và côn trùng ký sinh thu được

TT Tên khoa học Tên Việt Nam Ký sinh, bắt mồi ở giai đoạn Lớp côn trùng (Insecta)

I Bộ cánh màng (Hymenoptera)

1 Camponotus japonicus Mayr Kiến lưng cong Ăn sâu non

2 Oecophylla smaragdina Fabricius Kiến vống Ăn sâu non

3 Trichogramma dendrolimi

Matsumura

Ong mắt đỏ Ký sinh trứng

4 Brachimeria oleurata Walker Ong đùi to Ký sinh sâu non

5 Anastatus disparis Rusch Ong tấm xanh Ký sinh sâu non

6 Xanthopimpla pedator (Fabricius) Ong cự vàng Ký sinh sâu non

7 Glyptapanteles liparidis (Bouche) Ong kén Ký sinh sâu non

II Bộ hai cánh (Diptera)

8 Exorista larvarum (Linnaeus) Ruồi ba vạch Ký sinh sâu non

III Bộ cánh nửa (Hemiptera)

9 Eocanthecona concinna Walker Bọ xít hoa Ăn sâu non

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 30

IV Bộ chuồn chuồn (Odonata)

11 Brachythemis contaminata Fabricus Chuồn chuồn ngô Ăn sâu non, ngài

12 Crocothemis servilla Drury Chuồn chuồn ớt Ăn sâu non

V Bộ bọ ngựa (Mantoptera)

13 Mantis religiosa (Linne) Bọ ngựa Ăn sâu non, ngài

VI Bộ Coleoptera

14 Harmonia yedoensis (Takizawa) Bọ rùa Ăn sâu non, trứng

Kết quả ở Biểu 4-01 cho thấy: tại 2 khu vực nghiên cứu đã phát hiện được 14 loài côn trùng ký sinh và côn trùng ăn thịt, thuộc 7 họ và 6 bộ khác nhau, trong đó có 6 loài côn trùng ký sinh và 8 loài côn trùng ăn thịt sâu róm thông.

4.3. Mô tả đặc điểm hình thái và một số đặc tính sinh vật học của các loài côn trùng ký sinh và ăn thịt thu đƣợc côn trùng ký sinh và ăn thịt thu đƣợc

4.3.1. Kiến lƣng cong (Camponotus japonicas Mayr).

4.3.1.1. Vị trí phân loại: Loài Camponotus japonicas, thuộc Họ Formicidae, Bộ Hymenopetara. Hymenopetara.

4.3.1.2. Đặc điểm hình thái:

Thân thể dài 5- 9 mm, đầu ngực và đốt bụng 1 và 2 mầu nâu sẫm còn lại

toàn bộ bụng phình to mầu đen nhánh, các chân có đốt đùi, đốt chày mầu đen nâu. Râu đầu hình đầu gối. Đốt 1 dài bằng ½ các đốt còn lại, gồm 12 đốt, đốt roi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 31 râu thứ 1 to tròn hơn đốt roi thư 2. Mắt kép mầu đen. Ở giữa đốt ngực sau hai bên có gai nhọn. Chân dài có đốt chân to, bàn chân có 5 đốt. Đốt bụng 1 nhìn từ trên xuống bè ra hai bên. Đốt thứ 2 hơi cong (Hình 4.5).

4.3.1.3. Đặc tính sinh vật học:

Loài này thường làm tổ trên cây thông, tổ xốp nhẹ loài kiến này ăn sâu non, trứng của sâu róm thông tuổi nhỏ nhất.

Hình4- 05: Kiến lưng cong (Camponotus japonicus Mayr).

4.3.2. Kiến Vống (Oecophylla smaragdina Fabricius)

4.3.2.1.Vị trí phân loại: loài Oecophylla smaragdina Fabricius, thuộc Họ: Formicidae, Bộ: Hymenopetara.

4.3.2.2.Đặc điểm hình thái:

Thân thể dài từ 10 – 12 mm, râu đầu hình đầu gối có 3 đốt, chân dài mầu vàng. Mắt kép mầu nâu đen. Toàn thân mầu nâu vàng, phần đầu to hơn ngực bàn chân có 6 đốt. Tổ kết bằng tơ, trên một cây ngoài tổ chính còn nhiều tổ phụ. Khi kéo lá làm tổ kiến thường cắn vào đốt cuối của nhau tạo thành những dây dài (Hình 4-06).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 32

4.3.2.2. Đặc tính sinh vật học:

Loài này thường dùng lá khô làm tổ trên cây, kiếm ăn thành từng nhóm khá đông, ăn sâu non, khả năng ăn thịt là khá lớn.

Hình 4-06: Kiến Vống (Oecophylla smaragdina Fabricius)

4.3.3. Ong Mắt đỏ (Trichogramma dendrolimi Matsumura)

4.3.3.1.Vị trí phân loại: Loài Trichogramma dendrolimi Matsumura, thuộc họ Ong mắt đỏ: Trichogrammitidae, Bộ cánh màng: Hymenoptera.

4.3.3.2. Đặc điểm hình thái:

Ong trưởng thành dài từ 0,3 -0,4 mm. Toàn thân mầu vàng. Mắt kép và mắt đơn đều có mầu đỏ nâu, đầu rộng bằng ngực, phía trước trán hơi nhô lên. Râu đầu con cái có 5 đốt, đốt thứ nhất to còn các đốt 2, 3, 4 nhỏ nhất đốt cuối cùng lớn nhất. Râu đầu con đực có 4 đốt, đốt thứ 3 bé nhất nhưng có nhiều lông đen dài, ngực, cơ ngực trước ngắn nhất, đốt ngực giữa lớn nhất, ở giữa mánh lưng ngực nhô lên và nhẵn bóng. Cánh trước phía ngoài gần tròn mầu trong suốt có ánh đỏ mạnh cánh mầu nâu vàng, trên cánh có nhiều hàng lông chạy dọc. Cánh sau dài, từ đầu mạch cánh trước đến cuối cánh có một hàng lông chạy giữa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 33 canh. Mép sau cánh có lông hình tua cờ dài. Bụng nhìn từ trên xuống co 8 đốt (Hình 4-07).

4.3.3.3. Đặc tính sinh vật học:

Khi vũ hóa cắn thủng một lỗ tròn nhỏ ở đỉnh trứng sâu róm thông, sau khi vũ hóa chúng hoạt động rất nhanh. Chúng ký sinh lên trứng ký chủ, thời gian ký sinh lên 1 trứng khoảng 3 - 5 phút. Từ lúc ký sinh lên trứng đến lúc nở 8 ngày.Thời gian vũ hóa 9 - 10 phút, một trứng ký chủ vũ hóa 15 - 16 ký sinh. Trứng ký chủ của loài này ký sinh có mầu xám xen lẫn những thăm hồng mờ.

Hình 4-07: Ong Mắt đỏ (Trichogramma dendrolimi Matsumura)

4.3.4. Ong đùi to: (Brachymiri obscurata Walker)

4.3.4.1.Vị trí phân loại: Loài (Brachymiri obscurata Walker), thuộc họ: Chalcididae, Bộ cánh màng Hymenopter.

4.3.4.2. Đặc điểm hình thái:

Ong trưởng thành thân thể dài từ 4 - 6mm rộng 1,5 -2,5mm, toàn thân mầu đen đầu rộng hơn ngực, Râu đầu hình đầu gối có 10 đốt, chân râu dài bằng 3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 34 đốt roi râu. Có 3 mắt đơn ở đỉnh đầu mầu đỏ nâu. Ngực trước rộng nhất, mảnh lưng ngực giữa nhô lên và chia thành 3 mảnh, mảnh giữa hình thang ngược, cánh trong suốt mầu vàng. Đốt đùi chân sau rất to, to gần bằng bụng hơi dẹp, mép dưới có 11 gai nhỏ, đốt chậu sau to bằng một nửa đốt đùi đốt chày nhỏ hơi cong. Sâu non màu trắng ngà có 12 đốt miệng gặm nhai phần đầu thân thể hơi cong (Hình 4-08).

4.3.4.3.Đặc tính sinh vật học:

Loài này chuyên ký sinh lên pha sâu non và nhộng sâu sóm thông, mỗi ký chủ có tới 3 - 4 con ong đùi to ký sinh bay ra, khi sâu bị ký sinh cho đến lúc vũ hóa khoảng 10 đến 13 ngày. Lỗ vũ hóa của ong đùi to nằm ở mặt lưng ký chủ. Giữa đốt thứ 3 và thứ 4 của bụng tính từ dười lên. Nếu ký sinh vào nhộng ký chủ thì lỗ vũ hóa ở gần 1/3 thân thể kể từ đầu. Lỗ vũ hóa rộng từ 2-2,5mm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 35

4.3.5. Ong tấm xanh (Anastatus disparis Rusch).

4.3.5.1.Vị trí phân loại: Loài Ong tấm xanh (Anastatus disparis Rusch), thuộc họ ong tấm xanh Eupelmidae, Bộ cáng màng Hymenoptera.

4.3.5.2.Đặc điểm hình thái:

Sâu trưởng thành thân thể dài hơn 2mm, mầu xanh đen có mảng lưng ngực

trước và mảnh thân ngực giữa là mầu xanh đen ánh kim loại. Đầu rộng hơn ngực giữa là mầu xanh ánh kim loại - Ba mặt đơn màu nâu đen xếp thành hình tam giác, tương đối đều. Mắt kép mầu đen to, khi ngâm Formol thì mắt thường lên vào đầu hình đầu gối mầu nâu đen, Râu đầu 11 đốt, đốt gốc dài mầu nâu vàng, đốt cuối dài to. Cách trong suối cách trước có 2 khoảng mầu vàng. Mạch cạnh màu vàng, mặt nhánh ngắn nhỏ.Chân có giữa đốt đùi và đốt chầy ở phía trên màu đen có 2 đốt đùi và đốt chày ở phía dưới và các đốt mầu nâu vàng. Bên chân thứ I to nhất và phía dưới có lông mầu đen, cựa dài bằng đốt bàn chân. Bụng nhìn từ trên xuống hình tam giác, phía cuối bụng cong lên, phía góc bụng có khoảnh nâu vàng chiều 1/3 chiều dài bụng (Hình 4-09).

4.3.5.3.Đặc tính sinh vật học:

Ong đẻ trứng mầu nâu vàng chuyên ký sinh lên trứng sâu róm thông, khi

vũ hóa cắn thủng một lỗ tròn nhỏ ở đỉnh trứng sâu róm thông. Từ lúc ký sinh lên trứng đến lúc nở 7 đến 8 ngày

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 36

Hình 4- 09: Ong tấm xanh (Anastatus disparis Rusch).

4.3.6. Ong cự vàng Xanthopimpla pedator (Fabricius)

4.3.6.1.Vị trí phân loại: Loài Ong cự vàng Xanthopimpla pedator (Fabricius), thuộc họ Icheneumonidae, Bộ Hymenoptera.

4.3.6.2.Đặc điểm hình thái:

Một phần của tài liệu nghiên cứu thành phần loài côn trùng ký sinh và ăn thịt sâu róm thông dendrolimus punctatus walker tại huyện sơn động - tỉnh bắc giang và huyện cao lộc - tỉnh lạng sơn (Trang 34 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)