Đa dạng về phân bố theo địa hình của các loài côn trùng ăn thịt

Một phần của tài liệu nghiên cứu thành phần loài côn trùng ký sinh và ăn thịt sâu róm thông dendrolimus punctatus walker tại huyện sơn động - tỉnh bắc giang và huyện cao lộc - tỉnh lạng sơn (Trang 63 - 90)

Việc xác định phân bố của các loài côn trùng thiên địch của sâu róm thông theo yếu tố địa hình có ý nghĩa rất quan trọng, nó cho biết tại khu vực phân bố theo địa hình nào xuất hiện nhiều loài côn trùng nhất. Trong quá trình sử dụng thiên định trong việc phòng trừ tổng hợp sâu róm thông đây có thể cho là yếu tố qua trọng nhất, vì có thể thu bắt, hoặc thả tại các khu vực này cho hiệu quả trong phòng trừ sâu róm thông.

Trong quá trình điều tra nghiên cứu đề tài đã xác định tỷ lệ phân bố của từng loài côn trùng ăn thịt phân bố theo từng loại địa hình chân đồi, sườn đồi, đỉnh đồi. Kết qua điều tra nghiên cứu được trình bầy tại Biểu 4-03.

Biểu 4-03. Đa dạng về phân bố theo địa hình các loài côn trùng ăn thịt

S

T T

Loài côn trùng

ăn thịt Tên thƣờng gọi

Phân bố các loài ăn thịt tại Sơn Động

Phân bố các loài ăn thịt tại Cao Lộc (%) (%) ĐĐ (%) (%) (%) ĐĐ (%) 1 Camponotus japonicus

Kiến lưng cong 93,73 6,26 0 82,48 11,96 5,5

2 Oecophylla smaragdina Kiến vống 96,44 3,55 0 89,4 6,03 4,55 3 Eocanthecona concinna Bọ xít hoa 100 0 0 76,2 20,23 3,57

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 52 4 Sycanus croceovittatus Bọ xít cổ ngỗn 83,3 16,67 0 85,7 14,28 0 5 Brachythemis contaminata Chuồn chuồn ngô 84,37 15,62 0 88,0 12,0 0 6 Crocothemis servilla Chuồn chuồn ớt 100 0 0 75,0 25,0 0 7 Mantis religiosa Bò ngựa 76,6 15 8,3 58,0 29,3 12,7 8 Harmonia yedoensis Bọ rùa 84,61 15,38 0 81,1 14,96 3,94

Kết quả thể hiện tại Biểu 4-03 cho thấy: Số lượng loài ăn thịt phân bố theo

chân đồi, sườn đồi, đỉnh đồi tại hai huyện Sơn Động và huyện Cao Lộc là rất

khác nhau. Trên địa bàn huyện Cao Lộc cụ thể loài Kiến lưng cong (Camponotus

japonicus) phân bố ở chân đồichiếm trên 82,48%, sườn đồi chiến 11,96%, đỉnh đồi 5,5%. Loài Kiến vống (Oecophylla smaragdina) phân bố ở chân đồi chiếm 89,4 %, sườn đồi chiếm 6,03%, đỉnh đồi 4,55 %. Loài Bọ xít hoa (Eocanthecona

concinna) phân bố ở chân đồi 76,2 %, sườn đồi 20,23%, ở đỉnh đồi 3,57%. Loài

Bọ xít cổ ngỗng (Sycanus croceovittatus) phân bố ở chân đồi 85,7%, sườn đồi

14,28%, ở đỉnh đồi 0%. Loài Chuồn chuồn ngô (Brachythemis contaminata) phân bố

ở chân đồi 88%, ở sườn đồi 12%, ở đỉnh đồi 0%. Loài Chuồn chuồng ớt (Crocothemis servilla) phân bố ở chân đồi 75%, ở sườn đồi chiếm 25%, ở đỉnh đồi chiếm 0%. Loài Bọ ngựa (Mantis religiosa) phân bố ở chân đồi chiếm 58%, ở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 53 sườn đồi chiếm 29,3%, ở đỉnh đồi chiếm 12,7%. Loài Bọ rùa (Harmonia

yedoensis) phân bố ở chân đồi chiếm 81,1%, ở đỉnh đồi chiếm 14,96%, ở đỉnh đồi

chiếm 3,94% .

Kết quả thể hiện tại Biểu 4-03 cũng cho thấy: Trên địa bàn huyện Sơn

Động - Bắc Giang loài Kiến lưng cong (Camponotus japonicus)phân bố ở chân đồi

93,73%, phân bố ở sườn đồi 6,26%, phân bố ở đỉnh đồi 0%. Kiến vống

(Oecophylla smaragdina Fabricius) phân bố ở chân đồi chiếm 96,44%, phân bố ở

sườn đồi 3,55%, phân bố ở đỉnh đồi 0%. Loài Bọ xít cổ ngỗn (Sycanus

croceovittatus)phân bố ở chân đồi 83,3%, phân bố ở sườn đồi 16,67%, phân bố ở

đỉnh đồi 0%. Loài Bọ xít hoa (Eocanthecona concinna) phân bố ở chân đồi 100%,

sườn đồi 0%, ở đỉnh đồi 0%. Loài Chuồn chuồn ngô (Brachythemis contaminata)

phân bố ở chân đồi 84,37%, phân bố ở sườn đồi 15,62%, phân bố ở đỉnh đồi 0%. Loài Bò ngựa (Mantis religiosa) phân bố ở chân đồi chiếm 76,6%, ở sườn đồi

chiếm 15%, ở đỉnh đồi chiếm 8,3%. Loài Bọ rùa (Harmonia yedoensis) phân bố ở

chân đồi chiếm 84,61%, ở sườn đồi chiếm 15,38%, ở đỉnh đồi chiếm 0%.

Qua 2 khu vực nghiện cứu với số liệu cụ thể cho thấy sự phân bố của các loài côn trùng có ích phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố địa hình, hầu hết các loài côn trùng ăn thịt thường sinh sống ở chân đồi. Nguyên nhân có thể thấy rõ là do có điều kiện môi trường sống ở chân đồi rất phù hợp về nhiệt độ, độ ẩm, tình hình sinh trưởng của các lâm phần thông, tần thực bì là lơi ẩn nập lý tưởng của các loài côn trùng ăn thịt, và ăn các loại thức ăn bổ sung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 54

Hình 4.21: Thành phần côn trùng ăn thịt tại huyện Cao Lộc

Hình 4.22:Thành phần côn trùng ăn thịt tại huyện Sơn Động 4.4.3. Nghiên cứu đa dạng phân bố theo địa hình côn trùng ký sinh đối với các pha phát triển của sâu róm thông.

4.4.3.1. Pha trứng.

Sau thời gian tiến hành điều tra nghiên cứu thu mẫu trứng sâu róm thông tại các địa điểm chân đồi, sườn đồi, đỉnh đồi ở huyện Sơn Động – Tỉnh Bắc Giang và huyện Cao Lộc – Tỉnh Lạng Sơn, đề tài xác định được một loài côn trùng ký sinh vào pha trứng, cụ thể đó là loài Ong mắt đỏ (Trichogramma dendrolimi). Kết quả điều tra nghiên cứu được trình bày ở Biểu 4-04.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 55

Biểu 4-04. Tỷ lệ Trứng bị Ong mắt đỏ (Trichogramma dendrolimi

Matsumura) ký sinh

Địa hình

Huyện Sơn Động - Bắc Giang Huyện Cao Lộc - Lạng Sơn SL trứng nuôi (quả) SL trứng bị ký sinh (quả) Tỷ lệ ký sinh trứng (%) SL trứng nuôi (quả) SL trứng bị ký sinh (quả) Tỷ lệ ký sinh trứng (%) Chân đồi 1.200 84 7,00 1.200 152 12,66 Sườn đồi 1.200 138 11,50 1.200 139 11,58 Đỉnh Đồi 1.200 9 0,75 1.200 6 0,50

Kết quả thể hiện tại Biểu 4-04 cho thấy: Tỷ lệ trứng sâu róm thông bị Ong

mắt đỏ (Trichogramma dendrolimi ) ký sinh tại các địa điểm điều tra nghiên cứu

rất khác nhau tại các vị trí địa hình và địa điểm điều tra, cụ thể như sau:

Tại huyện Sơn Động – Tỉnh Bắc Giang tỷ lệ trứng bị Ong mắt đỏ ký sinh vào pha trứng ở chân đồi chiếm 7,00%, phân bố sườn đồi là cao nhất chiến 11,50%, và phân bố ở đỉnh đồi thấp nhất chiếm 0,75% .

Tại huyện Cao Lộc – tỉnh Lạng Sơn tỷ lệ trứng bị ong mắt đỏ ký sinh vào pha trứng ở chân đồi là chiếm 12,66% cao nhất, phân bố ở sườn đồi chiến 11,58%, phân bố ở đỉnh đồi thấp nhất chiếm 0,5% .

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 56 Qua kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy đối với pha trứng tại hai khu vực nghiên cứu chỉ có 1 loài ký sinh và tỷ lệ trứng bị ký sinh rất thấp.

Hình 4-23: tỷ lệ CTKS trứng ở huyện SĐ-BG

Hình 4-24: tỷ lệ CTKS trứng ở CL-LS

4.4.3.2. Pha sâu non

Tại khu vực nghiên cứu huyện Sơn Đông – Bắc Giang: Sau thời gian tiến hành điều tra nghiên cứu thu mẫu pha sâu non của sâu róm thông ở các địa điểm chân đồi, sườn đồi, đỉnh đồi đối đề tài đã xác định được 4 loài côn trùng ký sinh

vào pha sâu non, cụ thể đó là: Loài Ong đùi to (Brachimeria oleurata), loài Ong

tấm xanh (Anastatus disparis), loài Ong cự vàng (Xanthopimpla pedator) Ruồi

ba vạch (Exorista larvarum). Kết quả điều tra nghiên cứu được trình bày ở Biểu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 57

Biểu 4-05. Thành phần loài côn trùng ký sinh sâu non tại huyện Sơn Động – Bắc Giang.

Kết quả thể hiện tại Biểu 4-05 cho thấy: Tỷ lệ các loài côn trùng ký sinh

pha sâu non như sau:

Loài Ong đùi to (Brachimeria oleurata) ký sinh vào pha sâu non ở chân đồi chiếm chân đồi 3,58%, ở sườn đồi 3,08%, ở đỉnh đồi 0%.

Loài Ong tấm xanh (Anastatus disparis) ký sinh vào pha sâu non ở chân đồi chiếm 1,25%, ở sườn đồi 1,91, ở đỉnh đồi 0%.

Loài Ong cự vàng (Xanthopimpla pedator) ký sinh vào pha sâu non ở chân

đồi chiếm 2,66%, ở sườn đồi 1,08%, ở đỉnh đồi 0%.

Ruồi ba vạch (Exorista larvarum) ký sinh vào pha sâu non ở chân đồi chiếm 5,33%, ở sườn đồi 1,66%, ở đỉnh đồi 1,41%.

Địa hình SLSQS (con) SLSBKS (%) SLSKBKS (%)

Các loài côn trùng ký sinh

OĐT (%) OTX (%) OCV (%) RBV (%) Chân đồi 1.200 12,83 87,166 3,58 1,25 2,66 5,33 Sườn đồi 1.200 7,75 92,25 3,08 1,91 1,08 1,66 Đỉnh đồi 1.200 1,41 98,58 0 0 0 1,41

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 58 Qua kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy đối với pha sâu non tại khu vực nghiên cứu huyện Sơn Động – Bắc Giang có khá nhiều loài côn trùng ký sinh vào, nhưng tỷ lệ sâu non bị ký sinh rất thấp.

Hình 4-25: thành phần loài Côn trùng ký sinh sâu non tại huyện Sơn Động

Tại khu vực nghiên cứu huyện Cao Lộc – Lạng Sơn: Sau thời gian tiến hành điều tra nghiên cứu thu mẫu pha sâu non của sâu róm thông ở các địa điểm chân đồi, sườn đồi, đỉnh đồi đối đề tài cũng đã xác định được 3 loài côn trùng ký sinh vào pha sâu non, cụ thể đó là: Loài Ong tấm xanh (Anastatus disparis), loài

Ong cự vàng (Xanthopimpla pedator) Ruồi ba vạch (Exorista larvarum). Kết quả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 59

Biểu 4-06. Tổng hợp số lượng thành phần loài côn trùng ký sinh Sâu non tại huyện Cao Lộc – Lạng Sơn.

Kết quả thể hiện tại Biểu 4-08 cho thấy: Tỷ lệ các loài côn trùng ký sinh

pha sâu non như sau:

Loài Ong tấm xanh (Anastatus disparis) ký sinh vào pha sâu non ở chân đồi 0,50%, ở sườn đồi 2,33%, đỉnh đồi 0,41%.

Loài Ong cự vàng (Xanthopimpla pedator) ký sinh vào pha sâu non ở chân

đồi 2,00%, sườn đồi 1,58%,ở đỉnh đồi 0,24%.

Ruồi ba vạch (Exorista larvarum) ký sinh vào pha sâu non ở chân đồi 12,75%, sườn đồi 10,16%, đỉnh đồi 2,00%.

Địa hình Số lƣợng sâu quan sát (con) Tỷ lệ sâu non bị kí sinh (%) Số lƣợng sâu không bị ký sinh (% ) Các loài côn trùng ký sinh OTX (%) OCV (%) RBV (%) Chân đồi 1.200 15,25 84,75 0,50 2,00 12,75 Sườn đồi 1.200 14,08 92,25 2,33 1,58 10,16 Đỉnh đồi 1.200 2,66 98,58 0,41 0,24 2,00

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 60

Hình 4-26: thành phần loài côn trùng ký sinh sâu non tại huyện Cao Lộc.

4.4.3.3. Pha Nhộng

Tại khu vực nghiên cứu huyện Sơn Động – Bắc Giang: Sau thời gian tiến hành điều tra nghiên cứu thu mẫu pha nhộng của sâu róm thông ở các địa điểm chân đồi, sườn đồi, đỉnh đồi đối đề tài đã xác định được 1 loài côn trùng ký sinh vào pha nhộng, cụ thể đó là: Ong kén (Glyptapanteles liparidis). Kết quả điều tra nghiên cứu được trình bày ở Biểu 4-07.

Biểu 4-07. Tổng hợp thành phần loài của côn trùng ký sinh nhộng tại huyện Sơn Động – Bắc Giang.

Địa hình SLN SLNKBKS % OK % Chân đồi 1.200 77.08 22,91 Sườn đồi 1.200 80,08 19,91 Đỉnh đồi 1.200 94,75 5,25

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 61 Kết quả thể hiện tại Biểu 4-07 cho thấy: Tỷ lệ pha nhộng bị Ong kén (Glyptapanteles) ký sinh ở chân đồi chiếm 22,91%, sườn đồi 19,91%, đỉnh đồi 5,25%.

Hình 4-27: Thành phần loài côn trùng ký sinh nhộng tại huyện Sơn Động.

Tại khu vực nghiên cứu huyện Cao Lộc – Lạng Sơn: Sau thời gian tiến hành điều tra nghiên cứu thu mẫu pha nhộng của sâu róm thông ở các địa điểm chân đồi, sườn đồi, đỉnh đồi đối đề tài cũng chỉ xác định được 1 loài côn trùng ký sinh vào pha nhộng, cụ thể đó là: Ong kén (Glyptapanteles liparidis). Kết quả điều tra nghiên cứu được trình bầy ở Biểu 4-08.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 62

Biểu 4-08. Tổng hợp số lượng thành phần loài côn trùng ký sinh nhộng tại huyện Cao Lộc – Lạng Sơn.

Kết quả thể hiện tại Biểu 4-08 cho thấy: Tỷ lệ pha nhộng bị Ong kén (Glyptapanteles) ký sinh ở chân đồi chiếm 27,25%, sườn đồi 23,75%, đỉnh đồi 3,50%.

Hình 4-28: thành phần loài côn trùng ký sinh nhộng tại huyện Cao Lộc.

Địa hình SLN TL NKBKS % OK % Chân đồi 1.200 69,75 27,25 Sườn đồi 1.200 76,25 23,75 Đỉnh đồi 1.200 96,50 3,50

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 63

4.5. Đề xuất hƣớng sử dụng có hiệu quả các loài ký sinh và các loài ăn thịt trong hệ thống phòng trừ tổng hợp.

- Sử dụng có hiệu quả các loài ký sinh và các loài ăn thịt trong hệ thống phòng trừ tổng hợp:

+ Có rất nhiều loài côn trùng có ích cho con người, chúng tiêu diệt các loại côn trùng có hại, chúng được gọi là các loài thiên địch có sẵn trong tự nhiên, nghĩa là các kẻ thù của sâu hại, nhờ chúng, cây trồng được bảo vệ.

+ Các loài côn trùng có ích tiêu diệt sâu hại bằng hai cách: bắt mồi và ký sinh. Côn trùng có tính bắt mồi như bọ rùa, chuồn chuồn, bọ ngựa... có thể ăn trứng, sâu non của nhiều loài sâu có hại. Một con bọ rùa chấm có thể ăn trên 130 con rệp muội mỗi ngày. Các loài ong kén, ong mắt đỏ... thuộc loại ong ký sinh. Ong mắt đỏ đẻ trứng vào trứng sâu hại, ong kén đẻ trứng vào nhộng và các loại ngài, bướm, ong non sau khi nở ra sẽ ăn luôn trứng và sâu hại.

+ Qua điều tra nghiên cứu tại hai huyện Sơn Động – Bắc Giang và huyện Cao Lộc – Lạng Sơn đề tại thu được 14 loài công trùng ký sinh và côn trùng ăn thịt cụ thể các loài sau : Kiến lưng cong (Camponotus japonicus) ăn sâu non, Kiến vống (Oecophylla smaragdina) ăn sâu non, Ong mắt đỏ (Trichogramma dendrolimi) ký sinh trứng, Ong đùi to (Brachimeria oleurata) ký sinh sâu non,

Ong tấm xanh (Anastatus disparis) ký sinh sâu non, Ong cự vàng

(Xanthopimpla pedator) ký sinh sâu non, Ong kén (Glyptapanteles liparidis) ký sinh sâu non, Ruồi ba vạch (Exorista larvarum) ký sinh sâu non, Bọ xít hoa (Eocanthecona concinna) ăn sâu non, Bọ xít cổ ngỗng (Sycanus croceovittatus)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 64 Chuồn chuồn ớt (Crocothemis servilla) ăn sâu non, Bọ ngựa (Mantis religiosa) ăn sâu non, ngài, Bọ rùa (Harmonia yedoensis) ăn sâu non, trứng.

+ Các kết đã điều tra đã thể hiện được thành phần loài, mô tả được cơ bản về đặc điểm hình thái, tập tính sinh vất học, tần suất xuất hiện, mật độ của từng loài côn trùng, làm cơ sở xác định loài côn trùng thiên địch có vai trò ảnh hưởng chính tới tiêu diệt sâu róm thông trong các lâm phần thông, trong hệ thống phòng trừ tổng hợp. Các loài côn trùng ký sinh và côn trùng ăn thịt thể hiện trong Biểu 4-01 của đề tài đưa vào lựa chọn trong hệ thống phòng trừ tổng hợp phòng trừ tổng hợp.

- Để có cơ sở cho việc chọn loài côn trùng ăn thịt và côn trùng ký sinh diệt

sâu róm thông hiệu quả nhất, đề tài đưa ra 5 tiêu chí: + Mật độ của loài cao

+ Khả năng tiêu diệt sâu róm thông cao + Dễ gây nuôi

+ Đã biết thông tin về đặc tính sinh vật học của chúng

+ Tính chọn lọc: Loài này ưa thích thức ăn là các pha sâu róm thông, ít gây ảnh hưởng tới các loài thiên địch khác.

- Theo 5 tiêu chí của trên, đề tài chọn ra 4 loài: Kiến lưng cong

(Camponotus japonicus) ăn sâu non, loài kiến vống (Oecophylla smaragdina) ăn

sâu non, loài Ong mắt đỏ (Trichogramma dendrolimi) ký sinh trứng, loài Ruồi ba

vạch (Exorista larvarum) ký sinh sâu non, vào danh sách cần gây nuôi trong phòng thí nghiệm và bảo vệ đây là các loài côn trùng ký sinh và côn trùng ăn thịt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 65 đáp ứng theo 5 tiêu chí mà đề tài đã đưa ra để đề suất đưa vào sử dụng phòng trừ sâu róm thông.

+ Khi sử dụng các loài thiên định thả bổ sung vào các lâm phần thông có giá trị kinh tế cao để chúng phát triển cần thả ở khu vực chân đồi, sườn đồi. Trong kết quả nghiên cứu của đề tài đều thể hiện rõ mật độ côn trùng ăn thịt và côn trùng ký sinh tập trung phân bố chủ yếu ở khu vực địa hình này là chính.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thành phần loài côn trùng ký sinh và ăn thịt sâu róm thông dendrolimus punctatus walker tại huyện sơn động - tỉnh bắc giang và huyện cao lộc - tỉnh lạng sơn (Trang 63 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)