Đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với DNNN và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của các doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu đôỉ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước nhằm nâng cao khả năng hội nhập thị trường quốc tế của Việt Nam (Trang 42 - 43)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN DNNN TRONG TRÌNH HỘI NHẬP.

8.Đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với DNNN và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của các doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu đôỉ

cao chất lượng đội ngũ cán bộ của các doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu đôỉ mới, phát triển.

Đổi mới và nâng hiệu lực quản lý nhà nước đối với DNNN đòi hỏi cần phân định rõ chức năng quản lý nhà nước và chức năng quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tập trung vào việc xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý, ban hành cơ chế chính sách, cơ chế quản lý đối với doanh nghiệp; chỉ đạo xây dựng qui hoạch, chiến lược phát triển DNNN; xây dựng qui hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp; tổ chức việc kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp... kiên quyết xoá bỏ chế độ chủ quản và cấp hành chính chủ quản... Quản lý sản xuất kinh doanh là nhiệm vụ của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp thực hiện quản lý sản xuất kinh doanh trên cơ sở pháp lý, sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác. Người lãnh đạo doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm mọi quyết định của mình trong sản xuất kinh doanh. Phân định quyền của cơ quan nhà nước với tư cách là chủ sở hữu và trách nhiệm của người sử dụng vốn Nhà nớc tại các doanh nghiệp.

Cán bộ quản lý doanh nghiệp giữ vai trò quyết định sư thành bại trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, việc kiện toàn và nâng cao năng lực của cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp có ý nghĩa quyết định đối với quá trình đổi mới, phát triển các DNNN. Điều này cũng đặt ra yêu cầu các trung tâm bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý doanh nghiệp phải đổi mới cả nội dung và phương thức đào tạo, bồi dưỡng

Có chính sách khuyến khích nâng cao trách nhiệm của họ, đồng thời phải nghiêm minh trước những biểu hiện tiêu cực, ỷ lại, nhất là đối với đội ngũ cán bộ dược Nhà nước cử làm đại diện phần vốn sở hữu Nhà nước tham gia hội đồng quản trị. Phát huy vai trò lãnh đạo giám sát của tổ chức Đảng trong công ty trên cơ sở đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao tinh thần trách nhiệm đảng viên, ý thức làm chủ của đội ngũ công nhân lao động.

Chính phủ qui định tiêu chuẩn cán bộ quản lý chủ chốt của DNNN; chỉ đạo xây dựng hệ thống đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giám đốc doanh nghiệp.

Chính phủ qui định chế độ đãi ngộ và chế độ trách nhiệm đối với những cán bộ quản lý DNNN theo hướng khuyến khích thoả đáng về vật chất và tinh thần căn cứ mức độ đóng góp vào kết quả hoạt động của doanh nghiệp; đồng thời có

chế tài phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp nhà nước để xử lý những cán bộ quản lý doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả do nguyên nhân chủ quan.

KẾT LUẬN

******

Kinh tế nhà nước có vai trò quyết định trong việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, ổn định và phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. DNNN (gồm doanh nghiệp nhà nước giữ 100% vốn và DNNN giữ cổ phần chi phối) phải không ngừng được đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, làm công cụ vật chất quan trọng để Nhà nước đinhj hướng và điều tiết vĩ mô, làm lực lượng nòng cốt, góp phần chủ yếu để kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là chủ lực trong hội nhập kinh tế quốc tế. Việc xem xét, đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước phải có quan điểm toàn diện cả về kinh tế, chính trị, xã hội, trong đó lấy suất sinh lợi trên vốn làm một trong những tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp kinh doanh.

Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập thị trường quốc tế là yêu cầu không chỉ của Nhà nước mà của chính doanh nghiệp. Sự nỗ lực vươn lên của mỗi DNNN sẽ góp phần quyết định đến sự thành công của hội nhập và phát triển kinh tế đất nước. Đây không chỉ dừng lại ở nhận thức mà là hành động. Vì vậy, việc tăng cường đổi mới, sắp xếp tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước phải được thực hiện nhất quán đồng bộ giữa các cấp, các ngành và mọi DNNN hiện nay.

Em hy vọng rằng bài viết này sẽ đóng góp phần nào cho việc tìm hướng đi mới cho các DNNN trong tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới.

Đề án này đã được hoàn thành dưới sự giúp đỡ tận tình của Cô giáo Phan Tố Uyên. Song do sự thiếu hiểu biết về thực tế và lý luận còn ít nên trong quá trình nghiên cứu và trình bày còn nhiều thiếu sót. Em hy vọng nhận được sự chỉ bảo và góp ý của các thầy cô giáo.

Một lần nữa em xin trân thành cảm ơn!

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước nhằm nâng cao khả năng hội nhập thị trường quốc tế của Việt Nam (Trang 42 - 43)