Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Tổng công ty nhà nước, hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước nhằm nâng cao khả năng hội nhập thị trường quốc tế của Việt Nam (Trang 38 - 42)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN DNNN TRONG TRÌNH HỘI NHẬP.

4.Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Tổng công ty nhà nước, hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh.

nước, hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh.

Tổng công ty nhà nước phải có vốn điều lệ đủ lớn, có thể huy động vốn từ nhiều nguồn, trong đó vốn nhà nước là chủ yếu; thực hiện kinh doanh đa ngành , có ngành chính chuyên sâu; có liên kết giữa các đơn vị thành viên về sản xuất, tài chính, thị trường... ; có trình độ công nghệ và trình độ quả lý tiên tiến, năng xuất lao động cao, chất lượng sản phẩm tốt, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Hoàn thành việc sắp xếp các tổng công ty nhà nước hiện có nhằm tập trung hơn nữa nguồn lực để chi phối được những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế; làm lực lượng chủ lực trong việc bảo đảm các cân đối lớn và ổn định kinh tế vĩ mô; cung ứng những sản phẩm trọng yếu cho nền kinh tế quốc dân và xuất khẩu, đóng góp lớn cho ngân sách; làm nòng cốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả. Những ngành, lĩnh vực, sản phẩm cần tổ chức tổng công ty nhà nước: khai thác, chế biến dầu khí và kinh doanh bán buôn xăng dầu; sản xuất và cung ứng điện; hoá chất và phân bón hoá học...

Thí điểm, rút kinh nghiệm để nhân rộng việc thực hiện chuyển tổng công ty nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ- công ty con, trong đó tổng công ty đầu tư vốn vào các doanh nghiệp thành viên là những công ty trách nhiệm hưũ hạn một chủ (tổng công ty) hoặc là công ty cổ phần mà tổng công ty giữ cổ phần chi phối. Ngoài ra, tổng công ty có thể đầu tư vào các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.

Theo báo cáo của Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp Trung ương, hiện nay cả nước 17 Tổng công ty 91, hơn 76 Tổng công ty 90, với khoảng 2000 DNNN là thành viên, chiếm hơn 90% giá trị tài sản cố định và trên 70% giá trị tài sản lưu động của toàn bộ DNNN. Hầu hết các Tổng công ty lớn đã xây dựng được chiến lược phát triển, bước đầu tập trung được vốn và nguồn lực của các thành viên. Bên cạnh những mặt đã đạt được nêu trên, tổ chức của tổng công ty nhà nước ta hiện nay còn nhiều biểu hiện bất cập. Việc thành lập tổng công ty còn mang nặng tính hành chính chưa phải là kết quả tất yếu của tích tụ và tập trung, thiếu chất keo kết dính, bộ máy quản lý hành chính cồng kềnh kém hiệu quả. Nội dung sở hữu về vốn chưa rõ ràng, vốn của tổng công ty mới chỉ là con số cộng đơn giản, chưa tạo cho tổng công ty có thực lực tài chính mạnh, nguồn kinh phí hoạt động còn phụ thuộc một cách thụ động vào tỷ lệ trích từ kết quả doanh thu của các đơn

vị thành viên, tổng công ty chưa điều tiết được vốn theo yêu cầu và mục tiêu đầu tư chung. Tổng công ty là một đơn vị hành chính trung gian chưa làm được vai trò của bộ máy quản lý và điều hành hoạt động của toàn tổng công ty. Địa vị pháp lý và quyền đại diện chủ sở hữu cung như vai trò, trách nhiệm,

quyền hạn giữa Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc chưa rõ ràng. Trong hội đồng quản trị, tổng giám đốc vừa là người quản lý, vừa là người điều hành dẫn đến có sự chồng chéo, bao biện làm thay. Vì vậy, hoạt động của các tổng công ty còn kém hiệu quả.

Việc thành lập các tổng công ty là cần thiết để tiếp tục phát triển cần phải hoàn thiện mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của nó theo mô hình tập đoàn kinh tế, bảo đảm chế độ một đại diện sở hữu, đó là hội đồng quản trị thay cho chế độ hai đại diện cùng sở hữu có như vậy mới nâng cao được vai trò của Hôị đồng quản trị, phân rõ trách nhiệm quản lý và lãnh đạo. Lựa chọn, bố trí cán bộ có năng lực, trình độ, có kiến thức và kinh nghiệm quản lý, quản trị kinh doanh vào Hội đồng quản trị và bộ máy điều hành. Cơ chế hoạt động của Tổng công ty phải được hoàn thiện theo cơ chế tập đoàn, đặc biệt là cơ chế tạo vốn, quản lý vốn và sử dụng vốn có hiệu quả. Cần vận dụng thực hiện “chế độ tham dự” giữa Tổng công ty với các công ty thành viên để tẩp trung và phát huy tối đa sức mạnh về vốn, nhân lực, các nguồn lực khác mà Tổng công ty có. Phát triển một số tổng công ty theo mô hình tập đoàn kinh tế, với sự đa dạng hoá về mặt sở hữu, đa ngành, đa lĩnh vực, trên cơ sở liên doanh, liên kết, sáp nhập giữa các công ty, xí nghiệp xuất phát từ yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của chính bản thân từng doanh nghiệp thành viên để trở thành những tập đoàn kinh tế mạnh tham gia hợp tác, cạnh tranh có hiệu quả với các đối tác nước ngoài ở thị trường trong và ngoài nước.

Thí điểm hình thành tập đoàn kinh tế trong một số lĩnh vực có điều kiện, có thế mạnh, có khẳ năng phát triển để cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả như: dầu khí, viễn thông, điện lực, xây dựng...

5. Triệt để xoá bỏ cơ chế đầu tư xin cho bằng con đường cấp phát, nhà nước đâu tư cho các doanh nghiệp được thực hiện thông qua các công ty đầu tư tài chính của mình.

Các công ty đầu tư nhà nước chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc kinh doanh vốn, bảo toàn và phát triển vốn, chia lãi với doanh nghiệp và chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp theo vốn góp cổ phần. Chấm dứt việc sử dụng vốn nhà nước để bù lỗ, xoá nợ cho DNNN.

Từng bước hình thành vững chắc thị trường chứng khoán, đổi mới và phát triển hệ thống Ngân hàng thương mại, các công ty đầu tư tài chính, phát huy

nguồn vốn xã hội và bên ngoài, theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm.

doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường (trong nước cũng như nước ngoài). Đó là một vấn đề rất quan trọng mà Nhà nước cần thực hiện nhanh để giảm mức độ phụ thuộc của các DNNN vào Nhà nước.

6. Thực hiện đúng chức năng của nhà nước, không can thiệp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bảo đảm cho doanh nghiệp có đầy đủ các quyền trong kinh doanh theo các qui định của pháp luật.

Nhà nước quản lý doanh nghiệp bằng pháp luật bảo đảm cho các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh theo đúng pháp luật: hoàn thiện hệ thống kiểm toán độc lập, hệ thống thanh tra nhà nước, để đánh giá sát đúng tình hình tài chính của doanh nghiệp và có giải pháp thích hợp, kịp thời trong việc xử lý, tác động đến hoạt động của các DNNN. Đối với các doanh nghiệp cổ phần, Nhà nước tác động vào hoạt động sản xuất kinh doanh không phải bằng quyền lực hành chính mà chỉ với tư cách cổ đông như các cổ đông khác. Những doanh nghiệp có vị trí quan trọng đặc biệt, Nhà nước thông qua cổ phần chi phối hay cổ phần vàng để thực hiện các quyền quyết định của mình khi thấy cần thiết.

Các DNNN kinh doanh cần thực hiện chế độ quản lý công ty (công ty hoá). Đó là việc bảo đảm cho các doanh nghiệp có quyền quyết định phương hớng sản xuất, đầu tư, quyền tổ chức bộ máy, bố trí nhân lực, quyền tiếp cận thị trường, quyền hưởng thụ một phần lợi nhuận... Thực hiện chế độ quản lý công ty theo cơ chế quản lý của công ty cổ phần thông qua đại hội cổ đông, hội đồng quản trị, uỷ ban kiểm soát, giám đốc điều hành để tăng cường vai trò trách nhiệm của lãnh đạo quản lý. Tăng cường hệ thống kiểm toán độc lập, kiểm soát nội bộ của cổ đông và giám sát chặt chẽ của xã hội đối với hoạt động của doanh nghiệp.

7. Cùng với quá trình sắp xếp tổ chức lại, mỗi DNNN cần có sự nỗ lực vươn lên, nâng cao ý thức tự chủ, đổi mới trang thiết bị, hiện đại hoá doanh nghiệp, khả năng dự báo, xây dựng chiến lược sản phẩm, tiếp cận thị trường.

DNNN phải được hiện đại hoá, có trình độ sản xuất kinh doanh cao trở thành đầu đàn về công nghiệp và chất lượng sản phẩm với sức cạnh tranh cao. Đồng thời, DNNN cần tăng cường khả năng dự báo chiến lược, khả năng tiếp thị, giới thiệu sản phẩm mở rộng thị trường ra ngoài nước. Đây là những công việc cấp bách hiện nay của doanh nghiệp. Vì vậy, sự nỗ lực vươn lên, chủ động, sáng

tạo trong sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp là yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh tế cạnh tranh và hội nhập thị trường quốc tế của Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước nhằm nâng cao khả năng hội nhập thị trường quốc tế của Việt Nam (Trang 38 - 42)