Sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước nhằm nâng cao khả năng hội nhập thị trường quốc tế của Việt Nam (Trang 34 - 38)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN DNNN TRONG TRÌNH HỘI NHẬP.

2.Sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách

Doanh nghiệp tự chủ quyết định kinh doanh theo quan hệ cung cầu trên thị trường phù hợp với mục tiêu thành lập và điều lệ hoạt động. Xoá bỏ bao cấp đối với doanh nghiệp. Thực hiện chính sách ưu đãi đối với các ngành, vùng, các sản phẩm và dịch vụ cần ưu tiên hoặc khuyến khích phát triển, không phân biệt thành phần kinh tế. Ban hành Luật cạnh tranh để bảo vệ và khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế cạnh tranh, hợp tác bình đẳng trong khuôn khổ pháp luật chung. Đối với DNNN hoạt động trong lĩnh vực độc quyền cần quy định kiểm soát giá và điều tiết lợi nhuận và tổ chức một số DNNN cùng cạnh tranh bình đẳng.

Nhà nước ban hành tiêu chí đánh giá hiệu quả và cơ chế giám sát doanh nghiệp nhà nước.

Đổi mới chế đội kế toán, kiểm soát, chế độ báo cáo, thông tin, thực hiện công khai hoạt động kinh doanh và tài chính doanh nghiệp.

- Về vốn: doanh nghiệp được tiếp cận và thu hút các nguồn vốn trên thị trường để phát triển kinh doanh; được chủ động xử lý các tài sản dư thừa, vật tư, hàng hoá ứ đọng

Nhà nước có cơ chế để trong 5 năm 2001-2005 cơ bản tạo đủ vốn điều lệ cho doanh nghiệp. Không thu tiền sử dụng vốn ngân sách đi đôi với việc chuyển hình thức cấp vốn sang đầu tư vốn. Thí điểm lập công ty đầu tư tài chính nhà nước để thực hiện đầu tư và quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Nghiên cứu ban hành Luật Sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào kinh doanh.

Doanh nghiệp được tự chủ trong việc phân phối và trích lập các quỹ lợi nhuận để lại theo khung quy định chung. Nhà nước có chính sách đối với những tài sản do doanh nghiệp đầu tư vồn bằng vốn vay và đã trả hết nợ bằng nguồn khấu hao cơ bản và lợi nhuận do chính tài sản đó làm ra theo hướng thực hiện haì hoà các lợi ích, phù hợp với các đặc điểm của từng ngành nghề, lĩnh vực cụ thể, khuyến khích doanh nghiệp tiếp tục tái đầu tư phát triển.

- Về đầu tư: tăng thêm quyền và trách nhiệm của DNNN trong quyết định đầu tư trên cơ sở chiến lược, quy hoạch phát triển được phê duyệt.

- Về đổi mới, hiện đại hoá công nghệ: doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu đãi đối với người có đóng góp vào đổi mới công nghệ mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp; chi phí này được hạch toán vào giá thành sản phẩm. Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ.

- Về lao động, tiền lương: doanh nghiệp quyết định việc tuyển chọ lao động và chịu trách nhiệm giải quyết chế độ với người lao động do mình tuyển dụng không có việc làm bằng các nguồn kinh phí của doanh nghiệp; được tự chủ trong việc trả tiền lương và tiền thưởng trên cơ ở năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Về cán bộ quả lý doanh nghiệp: doanh nghiệp chủ đọng lựa chọn và bố trí cán bộ quản lý theo hướng chủ yếu là thi tuyển; cơ quan nhà nước và tổ chức có thẩm quyền ra quyết định bổ nhiệm cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp. Nhà nước có cơ chế khuyến khích vật chất, tinh thần, đồng thời nâng cao trách nhiệm của cán bộ quản lý doanh nghiệp.

Các cơ quan quản lý nhà nước phải có chương trình thanh tra, kiểm tra định kỳ đối với

doanh nghiệp và thông báo trước cho doanh nghiệp. Cơ quan bảo vệ pháp luật chỉ kiểm tra, thanh tra khi doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Các cơ quan thanh tra, kiểm tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thanh tra, kiểm tra.

3. Đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN

Mục tiêu cổ phàn hoá DNNN là nhằm: tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, trong đó có đông đảo người lao động, để sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của Nhà nước, và huy động thêm vốn xã hội vào phát triển sản xuất ,kinh doanh; tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động, có hiệu quả cho DNNN, phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, của cổ đông và tăng cường sự giám sát của xã hội đối với doanh nghiệp; bảo đảm hài hoà lợi ích cảu Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. Cổ phần hoá DNNN không được biến thành tư nhân hoá DNNN.

Đối tượng cổ phần hoá là những DNNN hiện có mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn, không phụ thuộc vào thực trạng kết quả sản xuất kinh doanh.

Hình thức cổ phần hoá gồm: giữ nguyên giá trị doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu để thu hút thêm vốn; bán một phần giá trị hiện có của doanh nghiệp cho các cổ đông; cổ phần hoá đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp; chuyển toàn bộ doanh nghiệp thành công ty cổ phần. Trường hợp cổ phần hoá đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp không được gây khó khăn hoặc gây ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh các bộ phận còn lại của doanh nghiệp.

Tính đến tháng 5 năm 2001, nước ta đã tiến hành cổ phần hoá 642 DNNN, trong đó số doanh nghiệp hoàn thành cổ phần hoá là 502 DNNN và hầu hết các doanh nghiệp này bước đầu làm ăn có hiệu quả, kinh doanh có lãi, các chỉ tiêu về doanh thu, nộp ngân sách, thu nhập của người lao động và giải quyết việc làm đều tăng. Song tiến độ thực hiện cổ phần hoá còn chậm so với yêu cầu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ này, trong đó có những nguyên nhân chủ yếu về nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân viên doanh nghiệp, cơ chế chính sách còn chưa thông thoáng. Vì vậy, để đẩy mạnh việc cổ phần hoá DNNN ngoài việc tăng cường tuyên truyền giáo dục, thuyết phục, nhà nước cần có những biện pháp hành chính đối với cán bộ lãnh đạo cố trì hoãn hoặc không thực hiện việc cổ phần hoá doanh nghiệp mình. Bên cạnh đó, Nhà nước cần sửa đổi, bổ sung Nghị định 44/1998-NĐ/CP nhằm loại bỏ hạn mức tham gia của cá nhân và pháp nhân vào doanh nghiệp cổ phần hoá, đẩy mạnh việc kiểm định, đánh giá tài sản, rút ngắn thời gian thực hiện các dự án cổ phần hoá của các doanh nghiệp. Cơ quan nhà nước cần

thực hiện đầy đủ các ưu đãi về mọi mặt đã dành cho các doanh nghiệp cổ phần hoá như cho vay tín dụng, xuất nhập khẩu, chuyển nhượng

tài sản... để các doanh nghiệp này hoạt động bình thường ngay được sau khi cổ phần.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước nhằm nâng cao khả năng hội nhập thị trường quốc tế của Việt Nam (Trang 34 - 38)