Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại, yếu kém của DNNN hiện nay.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước nhằm nâng cao khả năng hội nhập thị trường quốc tế của Việt Nam (Trang 26 - 31)

nay.

Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại, yếu kém của DNNN trong những năm đổi mới được phân tích cụ thể trên các mặt sau:

2.1. Những mặt yếu và khó khăn của DNNN hiện có so với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác hiện nay là do quá trình lịch sử hình thuộc các thành phần kinh tế khác hiện nay là do quá trình lịch sử hình thành và phát triển để lại.

- Nhiều DNNN phải gánh chịu hậu quả do quá trình lịch sử hình thành và phát triển. Cơ sở vật chất nghềo nàn, lạc hậu, giá trị sử dụng của số tài sản, thiết bị thấp nhưng tính giá trị để bảo toàn vốn và khấu hao lớn, ngược lại một số tài sản thiết bị có giá trị không được tính theo giá thị trường nên giá trị vốn còn thấp.

- Chủ sở hữu DNNN là Nhà nước, nhưng phải thông qua nhiều đại diện chủ sở hữu gián tiếp. Chế độ đại diện chủ sở hữu gián tiếp không có trách nhiệm cao, vì phải thông qua nhiều đại diện sở hữu quản lý nhà nước, các đại diện chủ sở hữu như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ quản lý ngành kinh tế kỹ thuật, chủ tịch hội đồng quản trị... So với các tành phần kinh tế khác có chủ sở hữu trực tiếp thì thành phần kinh tế nhà nước có nhiều khó khăn hơn. Do nhiều đại diện quản lý và chủ sở hữu gián tiếp nên tính năng động của kinh tế nhà nước không cao, quyết đoán không cương quyết và kịp thời so với các thành phần kinh tế khác.

2.2. Do những tồn tại, yếu kém trong quản lý nhà nước và việc tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng đối với doanh nghiệp. thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng đối với doanh nghiệp.

- Chưa có chiến lược quy hoạch dài hạn đầy đủ về phát triển các ngành kinh tế, kinh doanh, đặc biệt là quy họach phát triển DNNN trên các vùng kinh tế, khu vực kinh tế trọng điểm trong các ngành kinh tế dịch vụ then chốt, mũi nhọn. Do vậy, hệ thống DNNN chưa có cơ cấu hợp lý, DNNN quận, huyện còn tồn tại về hình thức kéo dài; DNNN chưa có chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp một cách đầy đủ và đúng.

- Chính sách đổi mới công nghệ, phương pháp, phương tiện trong sản xuất kinh doanh và quản lý chậm được thực hiện, nhất là các doanh nghiệp được xây dựng trong thời kỳ bao cấp. Trong những năm đổi mới, công nghệ, thiết bị, phương tiện trong sản xuất kinh doanh và quản lý tuy có hiện đại hơn trước nhưng lại do rất nhiêù nước trên thế giới sản xuất nên khi hư hỏng thì thiếu phụ tùng thay thế, sửa chữa, cải tạo và việc hiện đại hoá gặp nhiều khó khăn. Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê, có tới 51% tài sản cố định đã sử dụng từ 18 năm trở lên, trong đó có 3,2% sử dụng trên 33 năm, chỉ có 5% mới mua từ năm

1990-1993. Mặc dù qua nhiều năm đánh giá lại, giá trị còn lại của tài sản cố định chỉ còn 61% so với nguyên giá; thiết bị của doanh nghiệp lạc hậu từ 2 -3 thế hệ (hoặc 10- 20 năm), có một số ngành lạc hậu từ 3 –5 thế hệ, như đường sắt, đường bộ, đóng tàu. Các DNNN địa phương còn lạc hậu hơn: có tới 74% lao động thủ công, 24% lao động cơ khí và 2% tự động. Công nghệ, thiết bị, phương tiện trong

doanh nghiệp quá lạc hậu nên năng suất thấp, chất lượng sản phẩm kém, giá thành cao, và do đó khă năng cạnh tranh trên thị trường còn yếu.

- Một số chính sách tạo vốn để phát triển doanh nghiệp và kinh doanh chưa hợp lý và đồng bộ. Khi chuyển sang cơ chế kinh tế mới, doanh nghiệp không phải chỉ lo vốn cho một khâu, mà phải lo cho cả ba khâu: vốn cho đầu vào, vốn cho sản xuất, vốn cho tiêu thụ. Tình hình các doanh nghiệp chiếm dụng vốn của nhau là phổ biến và có xu hướng tăng lên; tỷ lệ lợi nhuận để lại cho tái đầu tư của doanh nghiệp còn quá nhỏ bé, số doanh nghiệp bị lỗ, hoà vốn không đủ để nộp thuế sử dụng vốn và tái đầu tư còn nhiều.

Số doanh nghiệp huy động vốn trong dân và cán bộ công nhân viên cho phát triển còn ít. Thực tế đó đã làm cho tài chính của doanh nghiệp thiếu lành mạnh, số “nợ khoanh”, “nợ treo” trong từng thời gian tăng lên do nguyên nhân bất khả kháng chưa được giải quyết dứt điểm, nên số nợ ngày một lớn và kéo dài, làm cho tài chính của doanh nghiệp trở nên phức tạp, không đủ vốn để tái đầu tư và cũng không có khẵ năng để trang bị các dây chuyền công nghệ tiên tiến.

- Hệ thống pháp luật, chính sách cơ chế ban hành và thực hiện chưa cơ bản, còn mang tính chất tình thế, đặc biệt là việc tổ chức thực hiện còn chậm, chưa nghiêm túc nên hiệu lực còn thấp. Sở dĩ như vậy là vì chúng ta mới chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa nên chưa đủ thời gian và kinh nghiệm để xây dựng hệ thống pháp luật, chính sách, cơ chế đồng bộ, có tính khả thi cao; việc hướng dẫn và tổ chức thực hiện chưa kịp thời, nghiêm túc. Một số chính sách vĩ mô chưa ổn định, chưa hợp lý, có văn bản vừa công bố đã phải tạm đình chỉ thực hiện tại một số điều như Nghị định số59/CP ngày 3-10-1996, các văn bản liên Bộ để hướng dẫn và quy định trách nhiệm tổ chức thực hiện chưa kịp thời và đồng bộ. Một số điểm quy định trong pháp luật, pháp lệnh đối với DNNN không thống nhất, chưa hợp lý nhưng chậm sửa đổi... điều đó không những chưa tạo được môi trường kinh doanh ổn định, thuận lợi cho các doanh nghiệp phát huy tính chủ động sáng tạo, mà còn cản trở đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chính sách tài chính của doanh nghiệp chưa hợp lý, còn nặng về thu, thuế suất cao, thuế tính chồng chéo và trùng lặp, thuế chưa khuyến khích tăng quy mô sản xuất và phát triển xuất khẩu, lãi suất cho vay còn cao, thủ tục phiền hà, điều kiện cần để vay là thế chấp tài sản nhưng lại thiếu cơ quan kiểm soát thế chấp. Điều hành chính sách xuất nhập khẩu thông qua cơ chế hạn ngạch thực hiện lộn xộn, thủ tục phiền hà, tốn kém, không kiểm tra và quản

lý chặt chẽ việc xuất nhập khẩu; việc thực hiẹn chính sách chống lậu thuế, chống hàng giả, tham nhũng, thiếu kiên quyết, kém hiệu lực. Chính sách bảo hộ hàng trong nước chưa được thực hiện nghiêm túc, triệt để và thống nhất. Việc quản lý buôn bán giữa các cửa khẩu không chặt chẽ, nên hàng nước ngoài tràn ngập thị trường trong nước đang “bóp chết” một số mặt hàng trong nước. Tổ chức thực

hiện quy chế đấu thầu chưa hợp lý, đang có nhiều tiêu cực, tổn hại đến lợi ích Nhà nước.

- Quy định về trách nhiệm hoạt động cụ thể của từng đại diện chủ sở hữu chưa được thực hiện đầy đủ, đặc biệt là sự phối hợp trong quá trình tổ chức thực hiện các chức năng quản lý nhà nước của các Bộ. Điều đó thể hiện ở chỗ chưa thực hiện đầy đủ, có hiệu lực việc quản lý nhà nước theo chức năng và ngành kinh tế kỹ thuật. Vai trò đại diện chủ sở hữu của Nhà nước đối với DNNN chưa quy định cụ thể rõ ràng nên trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Đến nay chưa có cơ quan nào nắm được đầy đủ, chính xác tình hình và chịu trách nhiệm về hoạt động của doanh nghiệp, quản lý đầy đủ chặt chẽ các khâu trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư vào Việt Nam, vay vốn nước ngoài với sự bảo lãnh của Ngân hàng Thương mại. Số liệu, thông tin để quản lý thiếu thồng nhất, không chính xác, không cập nhật. Chưa có cơ quan và cơ chế quản lý của nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nên dẫn đến buông lỏng kiểm tra, kiểm soát, doanh nghiệp toàn quyền quyết định nâng giá đầu vào. Chính sách ưu đãi về thuế đối với doanh nghiệp nước ngoài so với DNNN chưa hợp lý.

2.3. Do những yếu kém trong hoạt động của chính doanh nghiệp.

- Những yếu kém về đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp:

+ Một bộ phận không nhỏ cán bộ bị thoái hoá, biến chất đã vi phạm chính sách, pháp luật gây thất thoát tài sản, tiền vốn và làm tổn hại cho Nhà nước và tập thể cán bộ công nhân viên.

+ Một số cán bộ cao tuổi, bảo thủ, ỷ lại, thiếu năng động nhưng vẫn giữ các chức vụ quản lý, lãnh đạo quan trọng trong doanh nghiệp.

+ Một số cán bộ quản lý doanh nghiệp thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu kiến thức kinh tế thị trường và kinh doanh, chưa được đào tạo, bồi dưỡng lại nên đã bị thua thiệt trong hợp tác, liên doanh và kinh doanh kém hiệu quả, thậm chí gây lãng phí.

+ Số lượng công nhân trong doanh nghiệp tuy lớn nhưng trình đọ văn hoá, công nghệ còn thấp, đặc biệt là thiếu công nhân lành nghề, một số bộ phận còn

thiếu trách nhiệm, do đó không đáp ứng yêu cầu chất lượng và hạ giá thành, sức cạnh tranh của sản phẩm làm ra yếu và phục vụ nhu cầu công cộng không tốt.

- Công tác tổ chức quản lý và khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh trong một số doanh nghiệp chưa hợp lý, hiệu quả kinh doanh còn thấp: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp chưa được xác định đầy đủ, chính xác theo sự phát triển của thị trường.

+ Đổi mới công nghệ chậm, tổ chức sản xuất, bố trí xây dựng dây chuyền, sắp xếp cán bộ chủ chốt và công nhân chưa hợp lý.

+ Bộ máy quản lý còn nặng nề, cồng kềnh, số lượng lao động còn dư thừa chưa được giải quyết nên năng suất thấp.

+ Quản lý sử dụng tài sản và tiền vốn hiện có trong doanh nghiệp chưa chặt chẽ, hiệu quả còn thấp, tình trạng thiều vốn tăng lên.

+ Các hình thức tiền lương, tiền thưởng phân phối cho người lao động chưa công bằng còn bình quân, chưa khuyến khích phát triển tài năng và nâng cao năng suất lao động.

+ Công tác kiểm tra, kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp và thủ trưởng của các đơn vị còn bị buông lỏng.

CHƯƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC. NHÀ NƯỚC.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước nhằm nâng cao khả năng hội nhập thị trường quốc tế của Việt Nam (Trang 26 - 31)