TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA VIỆC ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN CÁC DNNN Ở VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước nhằm nâng cao khả năng hội nhập thị trường quốc tế của Việt Nam (Trang 31 - 33)

DNNN Ở VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP.

Hội nhập thị trường quốc tế, doanh nghiệp Việt Nam nói chung và DNNN nói riêng phải cạnh tranh với nhiều đối thủ có kinh nghiệm đi trước, có sức mạnh và tiềm lực kinh tế lớn. Để tham gia cạnh tranh có hiệu quả, các DNNN phải được đổi mới, sắp xếp tổ chức lại nhằm đáp ứng yêu cầu bức bách của cạnh tranh và hội nhập quốc tế hiện nay. Yêu cầu này được đặt ra bởi những lý do sau:

Thứ nhất, DNNN là lực lượng nòng cốt, chủ yếu của nền kinh tế quốc dân.

Sau nhiều năm phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, doanh nghiệp nước ta tăng nhanh về số lượng và loại hình với sự tham gia ngày càng nhiều của các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác. DNNN sau nhiều năm đổi mới sắp xếp lại, số lượng doanh nghiệp đã giảm từ 12300 (trước năm 1990) xuống còn 5 571 (năm 2000). Tuy số lượng có giảm xuống nhưng DNNN đã có những chuyển biến quan trọng trong việc thích ứng vơí cơ chế kinh tế mới, tham gia tích cực vào cạnh tranh và hội nhập quốc tế

Cho đến nay, DNNN đang nắm giữ những ngành, những lĩnh vực then chốt, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nắm giữ toàn bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội có tính huyết mạch, đảm nhận các dịch vụ chủ yếu cho nông, lâm, ngư nghiệp, đảm bảo cho sự phát triển của nền kinh tế theo định hướng cảu Nhà nước, góp phần quyết định trong việc đáp ứng các nhu cầu quan trọng của nền kinh tế, tạo việc làm và giải quyết các vấn đề xã hội, hỗ trợ cho sự phát triẻn các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh quốc phòng. Vì vậy, để nâng cao khả năng hội nhập của nền kinh tế Việt Nam thì tất yếu phải nâng cao khả năng cạnh tranh của DNNN đối với thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế. Tất cả cho thấy, DNNN chẳng nhưng có vai trò nòng cốt mà còn giữ vai trò là lực lượng chủ yếu tham gia cạnh tranh quốc tế hiện nay.

Theo nhận định của Ngân hàng Thế giới và ý kiến đánh giá của các nhà phân tích kinh tế đều cho rằng DNNN hiện nay còn nhiều yếu kém, có thể nói là yếu kém nhất. Dưới 2/5 số DNNN ước tính hoạt động có lãi. Một nửa trong số đó bị lỗ, số nợ lớn, tồn đọng từ nhiều năm. Nhóm DNNN yếu kém nhất có số nợ trung bình cao gấp hai lần giá trị vốn nhà nước (gần 50 doanh nghiệp trong số này có số nợ cao gấp nhiều lần giá trị vốn nhà nước). Những yếu kém của DNNN thể hiện trên nhiều mặt như đã trình bày kỹ ở các phần trước. Nhìn chung, DNNN có hiệu quả kinh tế thấp, chưa phát huy được vai trò nòng cốt, chủ đạo đối với nền kinh tế, vai trò là đối tác chính trong liên doanh với các nhà đầu tư nước ngoài, cac thành phần kinh tế khác còn yếu. Phần lớn các DNNN chưa nhận thức đầy đủ về yêu cầu cấp bách của hội nhập thị trường khu vực và quốc tế, chưa có kế hoạch đổi mới mạnh mẽ ở từng doanh nghiệp phù hợp với lộ trình hội nhập, còn thờ ơ, chờ đợi sự bảo trợ của Nhà nước. Nhiều DNNN vẫn coi quá trình hội nhập là công việc của Đảng, của Nhà nước cấp trên. Những yếu kém của DNNN làm giảm sức mạnh của nền kinh tế, cạnh tranh và hội nhập hiệu quả chưa cao.

Từ thực tế đó cho thấy để DNNN luôn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế (đặc biệt là trong quá trình toàn cầu hoá) thì DNNN phải tìm ra hướng đi đúng cho mình để nâng cao khả năng cạnh tranh đáp ứng nhu cầu của quá trình hội nhập.

Thứ ba, đổi mới sắp xếp, tổ chức lại để DNNN thực sự là nòng cốt “đầu tàu” của toàn bộ nền kinh tế đưa đất nước phát triển đi lên, ổn định chính trị, xã hội bảo đảm an ninh quốc phòng.

Là một bộ phận quan trọng tạo nên sức mạnh của nên sức mạnh của kinh tế nhà nước, DNNN chỉ có thể đổi mới, phát triển thành những đơn vị sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao thì mới có thể trở thành “đầu tầu” của toàn bộ nền kinh tế, mới bảo đảm cho kinh tế nhà nước làm tốt vai trò chủ đạo và cùng với kinh tế tập thể phát triển trở thành nền tảng bền vững của nền kinh tế quốc dân, mới giữ được ổn định chính trị, xã hội và an ninh quốc phòng được đảm bảo.

Thứ tư, đổi mới phát triển DNNN đáp ứng yêu cầu hội nhập thị trường quốc tế.

Hội nhập thị trường quốc tế, doanh nghiệp nước ta nói chung và DNNN nói riêng chịu áp lực cạnh tranh lớn cả ở thị trường trong nước và ngoài nước. Đây thực sự là cuộc chiến trong linh vực mới- chiến tranh kinh tế thay cho chiến tranh bằng xe tăng và đại bác. Chiến tranh trong kinh tế là thương trường! Chiến tranh thương mại là trận chiến giành khách hàng. Ai muốn giành quyền kiểm soát thị trường, người đó phải thắng đối thủ về chất lượng,

giá cả. Ai nắm được nhu cầu khách hàng, sớm đưa ra được mặt hàng mới, tốt hơn và sử dụng chiến lược tiêu

thụ đúng đắn thì người đó sẽ chiến thắng đối thủ. Cho nên Việt Nam chỉ có

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước nhằm nâng cao khả năng hội nhập thị trường quốc tế của Việt Nam (Trang 31 - 33)