3.1.1. Nhận xét chung
Hoạt động kiểm toán ở nước cho đến nay đã ra đời được trên 10 năm. Đó không phải là một chặng đường dài song cũng đã phần nào hình thành trong nhận thức của mọi người về bản chất của kiểm toán cũng như vai trò của nó đối với nền kinh tế thị trường. Một số kiểm toán viên ở các công ty kiểm toán độc lập đã nhận xét: “Hoạt động kiểm toán trong thời gian qua tuy chưa thực sự trở thành công cụ kiểm soát hữu hiệu của nên kinh tế nhưng cũng đã hình thành 1 cơ chế kiểm soát và đánh giá các hoạt động của doanh nghiệp có thể xem xét phân tích để có chính sách, chiến lược phù hợp”.
Tuy nhiên, hiện nay Thiên Việt cũng như các công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam đang vấp phải không ít những khó khăn khiến cho hoạt động kiểm toán chưa thực sự xứng đáng với tầm quan trọng của nó.
Cho đến nay ngoài các đơn vị công ty nước ngoài có quy mô lớn có cách nhìn khá chính xác về công việc kiểm toán và sự cần thiết phải có kiểm toán, thì trong khi đó đa phần các doanh nghiệp nhà nước hiện đã ký hợp đồng kiểm toán đều do các cơ quan quản lý cấp trên yêu cầu mà họ không xuất phát từ nhu cầu thực tế của bản thân đơn vị còn đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nhỏ thì họ vẫn chưa quan tâm đến kiểm toán. Hơn nữa, họ luôn có tâm lý càng cố gắng giữ kín thông tin càng tốt tâm lý ấy có lý do từ sự cạnh tranh gay gắt và không lành mạnh. Vì vậy các doanh nghiệp chưa tận dụng được lợi ích của kiểm toán mang lại cho các công tác quản lý.
Mặt khác, hiện nay hệ thống các văn bản pháp luật tuy đã được ban hành nhưng chưa đồng bộ, lĩnh vực kiểm toán vẫn chưa có tính pháp lý cao. Một số trường hợp số liệu của công ty kiểm toán độc lập còn chênh lệch với kiểm toán nhà nước hoặc cơ quan thuế. Nhiều trường hợp còn có chênh lệch về kết luận giữa các công ty kiểm toán với nhau. Kết quả kiểm toán ở nước ta chưa được thực sự chú ý và tôn trọng. Điều đó được thể hiện rất rõ trong thực tế, có nhiều trường hợp kết quả kiểm tra của các cơ quan tài chính mà chủ yếu là cơ quan thuế không nhất trí với kết quả kiểm toán. Sự thiếu thống nhất đó gây ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp, người quan tâm đến báo cáo tài chính như ngân hàng, cổ đông…
Về phía nhà nước, môi trường pháp lý cho hoạt động kiểm toán vẫn còn chưa ổn định. Các chuẩn mực về kiểm toán chưa được ban hành đầy đủ do đó khi tiến hành kiểm toán phải dựa vào các chuẩn mực quy tắc chung được thừa nhận rộng rãi. Ngoài ra những Nghị định, thông tư về chế độ kiểm toán chưa rõ ràng cũng là những khó khăn trong kiểm toán.
Trong khi các công ty kiểm toán ở Việt Nam vẫn là những doanh nghiệp trẻ, mới chỉ ra đời không quá 10 năm. Việc nhà nước cho phép các công ty kiểm
toán nước ngoài vào hoạt động tại Việt Nam đã khiến cho các công ty kiểm toán ở trong nước phải đương đầu với cạnh tranh khốc liệt. Để tăng cường sức mạnh cạch tranh các công ty kiểm toán đề ra mục tiêu hàng đầu là nâng cao chất lượng kiểm toán, bên cạnh đó phải tìm mọi cách để làm thế nào tối thiểu hoá chi phí, phù hợp với nguyện vọng khách hàng.
Ngoài ra, một vấn đề nữa cần phải kể đến là thái độ dè dặt, thiếu hợp tác của khách hàng. Họ vẫn chưa thực sự tin tưởng vào chất lượng của kiểm toán, trong khi đó giá phí kiểm toán lại tương đối cao khó phù hợp với phương thức làm ăn sản xuất tại Việt Nam. Hơn nữa, các khách hàng vẫn chưa hiểu rõ và thông cảm với kiểm toán viên gặp không ít khó khăn. Ví dụ, khi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng bằng phương pháp phỏng vấn, kiểm toán viên thường nhận được câu trả lời dè dặt, không đúng trọng tâm hay khách hàng không cung cấp đầy đủ chứng từ và sổ sách.