công ty TNHH Tư vấn & Kiểm toán Thiên Việt
Tại công ty TNHH Tư Vấn & Kiểm toán Thiên Việt, kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng gồm các bước công việc như sau:
Trước khi ký nhận hợp đồng kiểm toán công ty tiến hành đánh giá rủi ro của hợp đồng, xem xét có rủi ro kiểm soát liên quan đến doanh thu bán hàng và xử lý được hay không để từ đó đưa ra các quyết định phù hợp.
Lựa chọn nhóm kiểm toán viên tham gia kiểm toán doanh thu: dựa vào những hiểu biết về ngành nghề kinh doanh, về hoạt động kinh doanh cuả khách hàng, chủ nhiệm kiểm toán sẽ lựa chọn nhóm kiểm toán có năng lực chuyên môn phù hợp, đảm bảo sự độc lập khách quan. ( việc đánh giá rủi ro của hợp đồng đẫn chứng phụ lục 2.1)
Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết doanh thu:
Kiểm toán viên tiến hành tìm hiểu thông tin chi tiết về tình hình hoạt động kinh doanh: Hoạt động này được thực hiện bởi chủ nhiệm kiểm toán hoặc kiểm toán viên cấp cao. Việc nắm bắt các thông tin về hoạt động kinh doanh của khách hàng là rất quan trọng, giúp kiểm toán viên đánh giá mức rủi ro và mức trọng yếu ban đầu của tài khoản doanh thu. Công việc này được thực hiện bằng cách trao đổi với các kiểm toán viên tiền nhiệm, xem xét hồ sơ kiểm toán chung và kết quả kiểm toán năm trước, thăm quan nhà xưởng, quan sát trực tiếp hoạt động kinh doanh của đơn vị...
Sau đó, kiểm toán viên tiến hành tìm hiểu chu trình quản lý doanh thu của đơn vị để đạt được sự hiểu biết cần thiết về tính hiện hữu, hiệu lực và liên tục của kiểm soát nội bộ doanh thu. Việc này được thực hiện bằng cách trước mỗi cuộc kiểm toán Thiên Việt thường cử ra một vài thành viên đến đơn vị được kiểm toán tìm hiểu sơ bộ về công ty, đánh giá sơ bộ về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị sau đó về báo cáo với ban giám đốc để có kế hoạch kiểm toán cho phù hợp
Kế tiếp, là thủ tục phân tích sơ bộ báo cáo tài chính: kiểm toán viên cần thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ trong khi lập kế hoạch kiểm toán để đạt được sự hiểu biết tổng quát về nội dung của báo cáo tài chính và những thay đổi chủ
yếu về hoạt động kinh doanh cũng như hệ thống kế toán so với năm trước. Kiểm toán viên cần chú ý đến những thay đổi bất thường hoặc sự thiếu vắng của các thay đổi dự kiến phải xảy ra. Những thay đổi và sự thiếu vắng những thay đổi này có thể chỉ ra các rủi ro cụ thể của các sai sót trọng yếu. Để soát xét sơ bộ, cần thực hiện các thủ tục phân tích bằng việc so sánh các thông tin trong báo cáo tài chính gần nhất để phân tích kết quả và giải thích các thay đổi lớn. Cần xem xét liệu các nghiệp vụ bán hàng tỏ ra là có bất thường hoặc các mối quan hệ có chỉ ra các rủi ro của sai sót trọng yếu.
Đánh giá rủi ro chi tiết cho khoản mục doanh thu bán hàng:
Đối với doanh thu là một tài khoản quan trọng, kiểm toán viên cần phải xem xét xem liệu có tồn tại các yếu tố có thể làm tăng rủi ro có sai sót. Công việc này đòi hỏi phải đánh giá xem liệu có các tình huống hay sự kiện có thể làm tăng rủi ro có gian lận hoặc sai sót, đồng thời đánh giá xem liệu các gian lận hoặc sai sót đó có thể dẫn đến những sai sót trọng yếu đối với nghiệp vụ bán hàng hay không.
Kiểm toán viên cũng cần phỏng vấn các cấp quản lý thích hợp của khách hàng xem liệu có bất kỳ một hành vi gian lận hay các sai sót đáng kể nào liên quan đến doanh thu đã được phát hiện hay không.
Các điểm sau đây cần được xem xét trong quá trình đánh giá rủi ro và các sai sót tiềm tàng đối với tài khoản doanh thu.
Liệu nghiệp vụ bán hàng có:
1. Chứa đựng các bút toán được xử lý không có hệ thống? 2. Chứa đựng các nghiệp vụ phức tạp và bất thường như:
- Những nghiệp vụ phức tạp mà chúng ta cho rằng có nhiều khả năng có sai sót - Những nghiệp vụ tạo ra lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp cho ban lãnh đạo của đơn vị
- Những nghiệp vụ với các bên liên quan có tính chất bất thường khi xét về quy mô và bản chất
- Những nghiệp vụ có đặc điểm làm tăng nghi ngờ về khả năng có các khoản thanh toán bất hợp pháp
3. Thường xuyên có sai sót?
4. Chứa đựng các ước tính kế toán và các bút toán điều chỉnh tại thời điểm cuối năm? 5. Chứa đựng nhiều bút toán cho thấy có những vấn đề phát sinh đối với hệ thống ứng dụng?
6. Chưa được đối chiếu và soát xét đầy đủ, kịp thời hoặc chứa đựng nhiều khoản mục đã lâu không được đối chiếu?
7. Chứa đựng các rủi ro đặc thù của ngành kinh doanh?
8. Chứa đựng các rủi ro nhất định do giá trị và khả năng chuyển đổi thành tiền của tài khoản?
9. Có thể phải chịu ảnh hưởng bởi những vấn đề liên quan đến tính chính trực của Ban Giám đốc.
Nếu có một rủi ro chi tiết được xác định liên quan đến nghiệp vụ bán hàng và các sai sót tiềm tàng, kiểm toán viên sẽ không có được độ tin cậy mặc định liên quan đến nghiệp vụ bán hàng.Toàn bộ độ tin cậy kiểm toán chỉ có thể đạt được thông qua việc thực hiện kết hợp các thủ tục kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị đối với doanh thu và kiểm tra chi tiết hoặc thậm chí chỉ là từ các thủ tục kiểm tra chi tiết.
Đối với mỗi rủi ro chi tiết được xác định kiểm toán viên sẽ thực hiện:
- Xác định và kiểm tra các hoạt động kiểm soát hạn chế được các rủi ro đó và thực hiện kiểm tra chi tiết ở mức độ cơ bản (R=0,7). Thiết kế chương trình kiểm toán mẫu; hoặc
- Thực hiện kiểm tra chi tiết ở mức độ tập trung (R=3,0). Thiết kế chương trình kiểm toán mẫu
Đối với các vùng không có rủi ro chi tiết được xác đinh, chương trình kiểm toán mẫu sẽ đưa ra các thủ tục mang tính chất gợi ý mà kiểm toán viên có thể áp dụng. Nội dung cụ thể và phạm vi kiểm tra sẽ phụ thuộc vào việc liệu kiểm toán viên có lựa chọn chiến lược tin cậy vào hệ thống kiểm soát của đơn vị hay không.
Dưới đây là các thủ tục kiểm toán tổng hợp trong chương trình kiểm toán doanh thu mẫu tại Thiên Việt.
Bảng 2 chương trình kiểm toán doanh thu mẫu
Các thủ tục kiểm toán tổng hợp
01. Kiểm tra chính sách ghi nhận doanh thu 02. Kiểm tra doanh thu
02. Kiểm tra hoá đơn gốc 03. Kiểm tra hàng bán trả lại
04. Kiểm tra việc trình bày doanh thu 05. Kiểm tra đúng kỳ của doanh thu 06. Kiểm tra đúng kỳ của hàng bán trả lại
07. Kiểm tra việc trình bày doanh thu với các bên liên quan 08. Kiểm tra doanh thu bằng ngoại tệ
09. Kiểm tra doanh thu phế liệu
10. Cung cấp các ý kiến tư vấn cho khách hàng .
Trong đó, đối với mỗi đối tượng khách hàng khác nhau công ty sẽ thiết kế một chương trình kiểm toán cụ thể với các thủ tục kiểm toán chi tiết phù hợp với đối tượng khách hàng đó.
Thực hiện kiểm toán doanh thu:
Kiểm toán viên tiến hành thực hiện kiểm toán doanh thu theo chương trình kiểm toán đã được thiết kế. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện kiểm toán, chương trình kiểm toán cần được sửa đổi, bổ sung nếu theo xét đoán của kiểm toán viên các thủ tục được mô tả chưa đủ để phát hiện các rủi ro tiềm tàng liên quan hoặc chưa đưa ra các chỉ dẫn đầy đủ để thực hiện kiểm tra chi tiết số dư tài khoản trong từng trường hợp cụ thể. Các công việc của giai đoạn này là:
Mục đích của việc thực hiện các thử nghiệm này là thu thập các bằng chứng về hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với doanh thu bán hàng để từ đó giảm bớt các thử nghiệm cơ bản trên nghiệp vụ. Nếu kiểm toán viên đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị hoạt động có hiệu quả, kiểm toán viên sẽ tin tưởng vào hệ thống này để giảm bớt các thử nghiệm cơ bản và ngược lại. Thử nghiệm kiểm soát được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau tùy vào từng trường hợp cụ thể, bao gồm: điều tra, phỏng vấn, thực hiện lại, kiểm tra từ đầu đến cuối, kiểm tra ngược theo thời gian.
Thực hiện các thủ tục phân tích:
Việc thực hiện các thủ tục phân tích đòi hỏi nhiều kỹ năng phán đoán và kinh nghiệm nghề nghiệp của kiểm toán viên. Kỹ thuật này phải trải qua các giai đoạn chính sau đây:
- Xây dựng mô hình ước tính: khi xây dựng mô hình ước tính, kiểm toán viên xác định các biến tài chính hoặc hoạt động và mối quan hệ giữa chúng. Việc lựa chọn các biến để xây dựng mô hình được căn cứ vào các thủ tục phân tích áp dụng và nguồn dữ liệu được sử dụng. Đối với mỗi trường hợp cần xác định rõ xây dựng mô hình là để dự đoán số dư tài khoản hiện tại hay dự đoán thay đổi so với số dư năm trước.
Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết:
Sau khi thực hiện các thủ tục phân tích, kiểm toán viên sẽ tiến hành thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết nhằm bổ sung bằng chứng cho cuộc kiểm toán để đánh giá xem tài khoản doanh thu của doanh nghiệp có chứa đựng các sai phạm trọng yếu hay không mà thủ tục phân tích chưa xác định được. Kiểm toán viên sẽ tiến hành sử dụng các kỹ thuật như: so sánh, tính giá, xác nhận, kiểm tra thực tế và quan sát, soát xét lại chứng từ sổ sách để thực hiện kiểm tra chi tiết trên khoản mục doanh thu.
Sau khi thực hiện đầy đủ các bước công việc cần thiết cho kiểm toán doanh thu bán hàng, kiểm toán viên tiến hành lập các bảng tổng hợp các kết quả kiểm toán doanh thu để làm căn cứ cho việc đưa ra ý kiến nhận xét và lập báo cáo kiểm toán: - Bảng tổng hợp các vấn đề còn tồn tại.
- Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh. - Bảng tổng hợp hạn chế phạm vi kiểm toán.