MẪU NƯỚC TIỂU VÀ TRỰC KHUẨN GRAM ÂM

Một phần của tài liệu Khảo sát tính đề kháng kháng sinh của trực khuẩn Gram âm sinh Men β Lactamase phổ rộng ở bệnh nhân nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại bệnh viện nhân dân 115 từ tháng 11 năm 2013 đến tháng 5 năm 2014 (Trang 45 - 48)

1. Mẫu nước tiểu:

Từ tháng 11 năm 2013 đến tháng 05 năm 2014, tổng cộng đã có 1122 mẫu của 1122 bệnh nhân được chỉ định cấy nước tiểu tại Bệnh viện nhân dân 115. Trong đó, có 261 mẫu nước tiểu của 261 bệnh nhân cho kết quả nuôi cấy dương tính (bệnh nhân bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu), chiếm tỷ lệ 23,26%. Tỷ lệ vi khuẩn mọc thấp như trên được giải thích do các chỉ định cấy nước tiểu này đều dựa trên các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân hoặc sự nghi ngờ của bác sĩ thăm khám. Do đó việc kết luận bệnh nhân có bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu hay không dựa trên các triệu chứng lâm sàng là chưa hoàn toàn chính xác và đầy đủ mà cần được khẳng định bằng kết quả cấy nước tiểu.

Hình 3.1: Biểu đồ tỷ lệ mẫu cấy dương tính và tỷ lệ giới tính bệnh nhân.

Trong số các bệnh nhân cho kết quả cấy nước tiểu dương tính có 93 mẫu là của bệnh nhân nam (chiếm 35,63%) và 168 mẫu là của bệnh nhân nữ (chiếm 64,37%). Kết quả này cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn so với nam giới, tỷ lệ này phù hợp với các thống kê chung trong các nghiên cứu trên thế giới [1, 7, 13, 15]. Điều này có thể giải thích do cấu tạo cơ quan tiết niệu ở phụ nữ nằm ở gần cơ quan sinh dục và hậu môn, đồng thời niệu đạo ngắn, vệ sinh khó khăn,… do đó khiến nữ giới dễ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu hơn. Bên cạnh đó sinh lý nữ: giai đoạn kinh nguyệt, dịch tiết của âm đạo,… cũng là nguyên nhân thuận lợi góp phần gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở nữ.

Các bệnh nhân có mẫu nuôi cấy dương tính trong nghiên cứu này có độ tuổi phân bố từ 17 tuổi đến 99 tuổi; ngoài ra có 3 bệnh nhân không rõ tuổi. Tỷ lệ theo độ tuổi của các bệnh nhân này được thể hiện trong bảng sau:

23.26%

76.74%

Tỷ lệ mẫu cấy dương tính

Mẫu dương Mẫu âm

35.63% 64.37%

Tỷ lệ giới tính của bệnh nhân

Nam giới Nữ giới

Bảng 3.1: Kết quả tỷ lệ theo độ tuổi của bệnh nhân có mẫu cấy dương tính

Độ tuổi Số lượng (mẫu) Tỷ lệ* (%)

Dưới 20 tuổi 4 1,53 Từ 20 đến dưới 60 tuổi 82 31,42 Trên 60 tuổi 172 65,90 Không rõ tuổi 3 1,15 Tổng cộng 261 100 * ỷ ệ = ố ượ ẫ ỗ óổ ố ẫ × 100 (%)

Trong 261 bệnh nhân có kết quả cấy nước tiểu dương tính, có 4 bệnh nhân (chiếm tỷ lệ 1,53%) dưới 20 tuổi. Tiếp theo là các bệnh nhân trong khoảng từ 20 đến dưới 60 tuổi, có 82 bệnh nhân (chiếm 31,42%). Có số lượng mẫu cấy dương tính cao nhất là các bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên, với 172 trường hợp (chiếm 65,90%). Ngoài ra 3 bệnh nhân không rõ về tuổi, chiếm 1,15%.

Kết quả trên cho thấy, bệnh nhân càng lớn tuổi càng có nguy cơ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, đặc biệt là nhóm từ 60 tuổi trở lên. Nguyên nhân được giải thích do càng cao tuổi sức đề kháng của cơ thể càng kém, khiến bệnh nhân không chỉ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu mà còn có thể bị các bệnh nhiễm khuẩn khác. Đối với các bệnh nhân trên 60 tuổi có thể giải thích thêm do tuổi cao, trí tuệ giảm sút khiến đi tiểu không tự chủ cũng là một nguyên nhân. Đồng thời càng cao tuổi thì nguy cơ mắc các bệnh, là các yếu tố thuận lợi, gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu càng cao: sỏi đường tiết niệu, khối u đường tiết niệu, các bệnh cần can thiệp Niệu khoa,…

2. Phân lập và định danh vi khuẩn:

Kết quả phân lập và định danh của 261 mẫu nuôi cấy nước tiểu dương tính ở trên được ghi nhận và thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.2: Kết quả phân lập và định danh vi khuẩn

STT Tên vi khuẩn Số lượng

(mẫu) Tỷ lệ* (%) 1 Escherichia coli 197 75.48 2 Acinetobacter baumannii 15 5.75 3 Pseudomonas aeruginosa 9 3.45 4 Proteus mirabilis 7 2.68

6 Enterobacter aerogenes 5 1.92 7 Klebsiella oxytoca 5 1.92 8 Proteus spp. 5 1.92 9 Proteus vulgaris 5 1.92 10 Enterobacter spp. 2 0.77 11 Enterobacter amnigenus 1 0.38 12 Enterobacter cloacae 1 0.38 13 Klebsiella pneumoniae 1 0.38 14 Proteus myxofaciens 1 0.38

15 Staphylococcus không coagulase 1 0.38

Tổng cộng 261 100

* ỷ ệ = ố ượ ẫ ỗ óổ ố ẫ × 100 (%)

Tổng cộng có 15 vi khuẩn được phân lập và định danh, duy chỉ có một vi khuẩn là cầu khuẩn Gram dương (Staphylococcus không coagulase); còn lại tất cả đều là các trực khuẩn Gram âm. Các mẫu cho kết quả là trực khuẩn Gram âm được tiến hành các thử nghiệm tiếp theo.

Trong 15 chủng định danh được, vi khuẩn Escherichia coli chiếm tỷ lệ cao nhất, 197 mẫu tương đương 75,48%; vi khuẩn Enterobacter cloacae, Enterobacter amnigenus,

Enterobacter spp., Klebsiella pneumoniae, Proteus myxofaciens, Staphylococcus không coagulase chiếm tỷ lệ thấp nhất trong nghiên cứu này, chỉ 0,38% đối với mỗi chủng.

Các vi khuẩn phân lập được hầu hết đều thuộc nhóm Enterobacteriaceae, chỉ có

Acinetobacter baumannii, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus không coagulase là không thuộc nhóm trên. Như vậy trong các trực khuẩn Gram âm gây bệnh thì nhóm vi khuẩn họ đường ruột chiếm tỷ lệ cao, hơn 90%; trong khi đó các vi khuẩn không phải nhóm vi khuẩn đường ruột chiếm tỷ lệ thấp dưới 10%.

Đường tiêu hoá là nơi vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và lưu trú. Vị trí nằm gần nhau giữa lỗ niệu đạo và hậu môn (đoạn cuối của hệ tiêu hoá) khiến vi khuẩn có khả năng đi vào lỗ niệu đạo và gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Điều này đã giải thích tại sao các đối tượng gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu thường là họ vi khuẩn đường ruột. Cụ thể trong nghiên cứu này là E. coli (75,48%). Kết quả này phù hợp với các số liệu thống kê và các nghiên cứu đã công bố trước đó [1, 7].

Hình 3.2: Biểu đồ tỷ lệ các vi khuẩn phân lập và định danh được của mẫu cây dương.

Một phần của tài liệu Khảo sát tính đề kháng kháng sinh của trực khuẩn Gram âm sinh Men β Lactamase phổ rộng ở bệnh nhân nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại bệnh viện nhân dân 115 từ tháng 11 năm 2013 đến tháng 5 năm 2014 (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)