II. TRỰC KHUẨN GRAM ÂM SINH MEN β-LACTAMASE PHỔ RỘNG
4. Yếu tố nguy cơ nhiễm trực khuẩn Gram âm sinh ESBL ở bệnh nhân nhiễm khuẩn
đường tiết niệu:
Như đã trình ở các phần, tỷ lệ trực khuẩn Gram âm trong nhiễm khuẩn đường tiết niệu là rất cao, trong đó E. coli chiếm đến hơn 75%. Các vi khuẩn này có thể nhiễm từ người này sang người khác hoặc do chọn lọc tự nhiên trong quá trình điều trị kháng sinh. Bệnh nhân nhiễm khuẩn đường tiết niệu có nguy cơ cao bị nhiễm các chủng sinh ESBL là các bệnh nhân điều trị nội trú, đặc biệt là các bệnh nhân sử dụng các thủ thuật Niệu khoa: nong niệu đạo, soi bàng quang, thông tiểu. Bên cạnh đó, với tình trạng sử dụng kháng sinh bừa bãi như hiện nay, các bệnh nhân đã sử dụng hầu hết các kháng sinh, nhất là kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ thứ ba có nguy cơ nhiễm ESBL cao. Một yếu tố khác cũng dáng quan tâm là đối với các bệnh nhân bị suy giảm sức đề kháng vì một lý do nào đó, các bệnh nhân bị bội nhiễm, bệnh nhân nhiễm trùng huyết cũng đều có nguy cơ nhiễm trực khuẩn Gram âm sinh ESBL.
Như đã trình ở các phần, tỷ lệ trực khuẩn Gram âm trong nhiễm khuẩn đường tiết niệu là rất cao, trong đó E. coli chiếm đến hơn 75%. Các vi khuẩn này có thể nhiễm từ người này sang người khác hoặc do chọn lọc tự nhiên trong quá trình điều trị kháng sinh. Bệnh nhân nhiễm khuẩn đường tiết niệu có nguy cơ cao bị nhiễm các chủng sinh ESBL là các bệnh nhân điều trị nội trú, đặc biệt là các bệnh nhân sử dụng các thủ thuật Niệu khoa: nong niệu đạo, soi bàng quang, thông tiểu. Bên cạnh đó, với tình trạng sử dụng kháng sinh bừa bãi như hiện nay, các bệnh nhân đã sử dụng hầu hết các kháng sinh, nhất là kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ thứ ba có nguy cơ nhiễm ESBL cao. Một yếu tố khác cũng dáng quan tâm là đối với các bệnh nhân bị suy giảm sức đề kháng vì một lý do nào đó, các bệnh nhân bị bội nhiễm, bệnh nhân nhiễm trùng huyết cũng đều có nguy cơ nhiễm trực khuẩn Gram âm sinh ESBL. trực khuẩn Gram âm sinh ESBL nói riêng đều dựa trên nguyên tắc lựa chọn kháng sinh phù hợp, kết hợp với điều trị triệu chứng và điều trị bổ trợ khác. Tuy nhiên, vấn đề này trở nên nan giải khi lượng kháng sinh trong trường hợp này bị kháng rất nhiều, bao gồm nhóm cephalosporin cũng như monobactams; chưa kể trong trường hợp nếu xảy ra đồng kháng sẽ có thêm các aminoglycoside, sulfamethoxazol-trimethoprim. Việc lập kháng sinh đồ, lựa chọn kháng sinh, xây dựng phác đồ điều trị với các chủng này là hết sức cần thiết.
Song song với đó, bệnh nhân cũng có thể áp dụng các biện pháp bổ trợ như uống nhiều nước để tăng cường đào thải các vi khuẩn này qua đường tiểu, acid hoá nước tiểu để ức chế các vi khuẩn,…
Tuy nhiên, biện pháp tối ưu nhất vẫn là phòng ngừa bệnh. Một lối sống khoa học, cân bằng, hợp lý và vệ sinh sẽ giúp giảm các nguy cơ bị mắc bệnh. Xây dựng thói quen sử dụng kháng sinh theo chỉ định, khám sức khoẻ định kỳ,…nhằm phòng bệnh hiệu quả.