Thực nghiệm cấu hình IP LAN trên Internet

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, thiết kế bộ điều khiển thiết bị điện sử dụng công nghệ truyền thông qua mạng Internet (Trang 82 - 91)

. Phƣơng pháp:

3.3.2. Thực nghiệm cấu hình IP LAN trên Internet

Việc điều khiển thiết bị qua mạng Internet thì IP của thiết bị mình sau khi ra ngoài internet là IP của modem. Các nhà dịch vụ cung cấp đường truyền internet ở Việt Nam như VietTel, FPT,VNN .v.v.v đều thuê đường truyền từ các nhà cung cấp dịch vụ internet khác từ nước ngoài. Và tất nhiên số lượng IP mà các nhà cung cấp dịch vụ internet Việt Nam thuê có thể lên đến vài triệu trùy thuộc vào số lượng thuê bao ở Việt Nam thuê lại của họ. Có 2 loại IP mà nhà cung cấp dịch vụ internet Việt Nam cung cấp cho thuê bao là IP tĩnh (static IP) và IP động (dynamic IP). IP động sẽ được cấp ngẫu nhiên trong số các IP mà nhà cung cấp internet có thông qua Router, còn ip tĩnh thì được cấp cố định, nhưng với mức chi phí cao hơn. Việc điều khiển thiết bị qua mạng internet theo sơ đồ sau:

Hinh 3.21 : Sơ đồ cấu hình LAN qua mạng Internet

Từ trình duyệt web trên máy khách ta truy cập vào modem thông qua internet bằng IP của modem mà nhà cung cấp dịch vụ internet cấp cho, sau đó modem sẽ trỏ về thiết bị điều khiển và tải dữ liệu về trình duyệt. Ví dụ địa chỉ IP của modem là 192.168.1.30:8000 thì ta gõ trên trình duyệt http:// 192.168.1.30:8000 là đã trỏ về modem của mình. Sau đó ta cấu hình modem trỏ về thiết bị mình. Ví dụ thiết bị mình có địa chỉ IP tĩnh là 192.168.1.30 thì ta cấu hình modem trỏ về địa chỉ IP 192.168.1.30 và mở port 8000 cho chạy ứng

dụng web để có thể truy cập vào web server của thiết bị của mình. Việc xác định IP puplic của modem rất đơn giản, ta có thể truy cập một số trang web cung cấp IP puplic của modem như www.myip.dk, www.canyouseeme.org.

Ở trên ta chỉ mới từ internet trỏ về modem mình, muốn đến thiết bị mình thì ta phải cấu hình modem trỏ về địa chỉ IP của thiết bị mình. Quá trình này là gọi là NAT PORT hoặc PORT FORWARTING, tức là chuyển port và cho phép ứng dụng nào chạy trên port đó. Ở đây, thiết bị của mình là một web server nên ta cho ứng dụng web chạy trên port ta mở đó.

Hình 3.22 : Mô hình địa chỉ trên mạng internet

Khi chúng ta kết nối vào Internet thì có rất nhiều đường vận chuyển dữ liệu khác nhau được sử dụng, máy vi tính sẽ âm thầm điều hành một cách chính xác các công việc vận chuyển đó thông qua rất nhiều port khác nhau. VD: Giao thức MSN hay dùng các port: 6891-6900, Giao thức HTTP thì hay dùng port 80...

Như chúng ta biết, trong hệ thống mạng máy tính thì quá trình chuyển đổi địa chỉ mạng (Network Address Translation - NAT ) là công việc liên quan tới việc ghi lại các địa chỉ nguồn gốc/điểm tới của các gói dữ liệu vận chuyển qua Router/Firewall ta gọi là NAT.

bộ LAN từ một client/terminal/node qua một client/terminal/node của một network khác, điều này sẽ cho phép các clients/terminals/nodes bên ngoài có thể truy cập vào clients/terminals/nodes trong mạng LAN bằng cách sử dụng cái port đó từ bên ngoài thông qua cái Router/Modem/Firewall đã mở chức năng NAT.

Như vậy, các máy tính từ xa (máy vòng quanh thế giới trên internet ấy) sẽ sử dụng Port forwarding để kết nối với một máy tính khác trong mạng LAN và đây cũng chính là cách mà các chương trình Torrent sử dụng để chia sẻ file giữa 2 máy tính với nhau nên ta còn gọi là peer to peer (PP) sharing đó.

Thực hiện cấu hình chuyển port cho thiết bị ta làm như sau

Login vào Modem TP-Link TD-8817

Hình 3.23: Logo vào modem TP-Link-8817

Login vào modem với địa chỉ 192.168.1.1 với username và password cùng là

Chọn Quick Start

Hình3.24: Login vào modem TP-Link-8817 với địa chỉ 192.168.1.1

Chọn Next để tiếp tục.

Chọn loại kết nối là PPPoE/PPPoA. Nhấn Next để tiếp tục.

Nhập username và password truy cập dịch vụ ADSL do SPT cung cấp với

VPI/VCI0/33, Connection TypePPPoE LLC. Chọn Next để tiếp tục. Chọn Next để tiếp tục.

Chọn Close để kết thúc.

Vào Interface Setup, Chọn LAN, thay đổi các thông số cấu hình cần thiết như thiết lập lại IP Address cho Modem, cấu hình dịch vụ DHCP, hoặc gán cố định

DNS. Cuối cùng chọn Save để lưu lại các thông số vừa thay đổi.

Xem thông tin trạng thái Modem TP-Link TD-8817

Hình 3.26: Thông tin trang thái Modem Tp-Link TD-8817

Vào Status, Chọn Device Info, ta xem được IP Address của modem, trạng thái

DHCP Server, IP WAN, ADSL Mode, tốc độ DownStream/UpStream, SNR Margin.

Cấu hình Virtual Server cho Modem TP-Link TD-8817

Vào Advanced Setup, chọn NAT, chọn phần Virtual Server. Nhập các thông tin cấu hình vào, chọn Save để lưu lại cấu hình.

Sau khi thiết lập các thiết lập các giá trị, ta đã hoàn tất xong việc đưa IP của thiết bị của mình ra ngoài internet. Lúc này từ trình duyệt web của máy

thiết bị. Để tiện cho việc điều khiển, ta cần thay IP trên thành một tên miền domain cho dể nhớ. Mặc khác, nếu thiết bị của mình được nối với modem có IP động, thì IP này luôn thay đổi liên tục. Chính vì thế, ta cần cập nhật IP của modem liên lục, trên thế giới có trang web www.no-ip.com cho phép ta cập nhật liên tục IP của modem mình, dù có thay đổi. Và ở đó ta có thể đăng ký một domain để trỏ về modem mình. Lúc này ta không cần nhớ IP của modem mà nhà cung cấp dịch vụ cấp cho ta nữa, mà ta chỉ cần nhớ tên miền domain mà ta đã đăng ký ở www.no-ip.com , sau đó ta chạy phần mềm DUC , download từ website đó về , chạy một lần duy nhất để No-IP cập nhật địa chỉ MAC của modem mình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, thiết kế bộ điều khiển thiết bị điện sử dụng công nghệ truyền thông qua mạng Internet (Trang 82 - 91)