Sơ đồ chức năng chân của chuẩn SP

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, thiết kế bộ điều khiển thiết bị điện sử dụng công nghệ truyền thông qua mạng Internet (Trang 30 - 31)

Có 4 đường tín hiệu sử dụng cho chuẩn SPI (tương ứng với 4 pins): MISO, MOSI, SCK, S S . Dưới đây là chức năng của từng chân:

MISO (Master in Slave out): Đây là ngõ vào thanh ghi dịch của Master đồng thời là ngõ ra từ thanh ghi dịch của Slave.

MOSI (Master out Slave in): Đây là ngõ ra từ thanh ghi dịch của Master đồng thời là ngõ vào thanh ghi dịch của Slave.

SCK (Serial Clock): Chân tạo xung clock của Master và là chân ngõ vào xung clock của Slave.

SS (Slave select):

Để giao tiếp nhiều Slave trên cùng bus SPI ta cần có phương pháp chọn Slave nào mà ta muốn kết nối ngay lúc đó. Đây chính là chức năng của chân SS. Nếu SS treo lên mức cao thì các chân SPI của thiết bị đó là các ngõ vào bình thường, và sẽ không thể nhận dữ liệu qua SPI. Nếu SS ở mức thấp, SPI ở chế độ Slave và có thể truyền nhận dữ liệu qua SPI. Nếu giao tiếp đồng thời hai Salve, chân SS ở mỗi Slave nối với một ngõ ra bất kỳ của Master. Khi muốn truyền SPI với Slave nào thì cho ngõ ra tương ứng với SS của Slave đó xuống mức thấp, các ngõ ra tương ứng với các chân SS của các Salve khác đưa lên mức cao. Do các chân của chuẩn SPI được nối chung giữa Master và tất cả các Slave nên việc quản lý quá trình truyền nhận với một Slave nhất định phải được quy định chặt chẽ (mỗi lần chỉ giao tiếp với “một” Slave) nếu không có thể xảy ra tình trạng xung đột đường truyền.

2.1.3. RJ 45

RJ45 là cổng giao tiếp mạng kết nối ở tốc độ cao 10base-T, hoạt động ở mức điện áp 3,3V.

Hình 2.4 : Hình dạng RJ45

Đáp ứng yêu cầu chuẩn IEEE 802.3 và IEEE 802.3ab Cách ly tối thiểu 1500 Vrms

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, thiết kế bộ điều khiển thiết bị điện sử dụng công nghệ truyền thông qua mạng Internet (Trang 30 - 31)