Bộ vi điều khiển PIC18F

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, thiết kế bộ điều khiển thiết bị điện sử dụng công nghệ truyền thông qua mạng Internet (Trang 51 - 56)

Hình 2.21 : Sơ đồ chân PIC 18F4620

Thông số kỹ thuật: Đặc điểm PIC 18F4620 Tần số hoạt động 0 – 40 MHz Bộ nhớ chương trình 64 Kbytes Bộ nhớ lệnh 32 Kbytes Bộ nhớ dữ liệu 4 Kbytes

EEPROM nội 1 Kbytes

Nguồn ngắt 20

Port xuất nhập Port A, B, C, D, E

Số timer 4

Truyền thông nối tiếp USART, SPI Truyền thông song song Có

Module ADC 10-bit 13 kênh vào analogue

:

Hình 2.22 : Sơ đồ khối PIC 18F4620

:

PIC18F4620 chấp nhận 10 nguồn dao động gắn vào hai chân OSC1 và OSC2 (13 và 14). Ngoài ra trong PIC18F4620 có một bộ nhân tần số (PLL) để nhân tần số dao động (chỉ dùng cho thạch anh) lên 4 lần để làm dao động cho CPU. Khi dùng PLL thì thạch anh gắn vào mạch có tần số tối đa là 10Mhz.

Trong ứng dụng này, ta dùng thạch anh 10Mhz có bộ nhân tần số (mode HSPLL, CPU clock=40Mhz).

Cấu trúc bộ nhớ của PIC18F4620:

PIC18FXXXX có cấu trúc bộ nhớ theo kiểu Harvard, tức là có bộ nhớ chương trình và bộ nhớ dữ liệu nằm riêng biệt.

+ Bộ nhớ chƣơng trình (program memory) :

 Bộ nhớ chương trình của PIC18F4620 là bộ nhớ Flash, dung lượng 64Kbyte. Để truy cập toàn bộ bộ nhớ, PIC18 có một bộ đếm chương trình (Program Couter) dài 21bit có khả năng truy cập tới 2Mbyte địa chỉ khác nhau.

 PIC18 có 2 vector ngắt, ngắt cao ở địa chỉ 0008h và ngắt thấp ở địa chỉ 0018h. Vector reset ở địa chỉ 0000h.

 Ngoài ra, PIC18 còn có vùng stack phục vụ cho việc xử lý chương chình khi xử lý các lệnh như GOTO…Chúng ta không truy cập vào vùng nhớ này.

+ Bộ nhớ dữ liệu (Data memory) :

 Vùng nhớ dữ liệu của PIC18 được chia thành nhiều bank, mỗi bank có dung lượng 256bytes. PIC18F4620 có đầy đủ 16 bank.

Hình 2.24 : Bộ nhớ dữ liệu PIC 18F4620

Với cấu trúc bộ nhớ như trên, ta có thể truy cập toàn bộ bộ nhớ dữ liệu bằng cách định địa chỉ 12-bit, hoặc kết hợp 8 bit thấp của địa chỉ và 4 bit chọn bank (BSR<3:0>).

 General Purpose Registers (GPRs): là vùng nhớ cho phép người lập trình lưu dữ liệu các biến, hằng…trong quá trình thực thi chương trình.

 Special Function Registers (SFRs): Vùng nhớ chứa các thanh ghi để CPU thực thi chương trình. Người lập trình có thể ghi/đọc các thanh ghi này để điều khiển quá trình thực thi của MCU. Không lưu dữ liệu vào vùng nhớ này. Trong PIC18F4620 các thanh ghi SFR được đặt ở vùng nhớ từ F80h tới FFFh.

 Access Ram là vùng nhớ 256 kbyte gồm 128 byte đầu của bank0 (00h- 7Fh) và 128 byte cuối của bank 15 (80h-FFh: vùng nhớ của SFRs). CPU có thể truy cập vùng Access Ram chỉ với 8 bit địa chỉ, bỏ qua các bit chọn bank trong BSR<3:0>. Do vậy, tốc độ truy xuất dữ liệu ở vùng Access Ram cao hơn ở các vùng khác.

Kết luận chƣơng 2:

Trên cơ sở lựa chọn giao thức TCP/IP đã nghiên cứu trong chương 1, nội dung chương 2 đã nghiên cứu chi tiết về vi mạch ENC28J60 là vi mạch giao tiếp Ethernet điều khiển theo chuẩn SPI phù hợp theo giao thức IEEE 802.3(chuẩn về ethernet). Nghiên cứu vi điều khiển PIC 18F4620 về cấu trúc bộ nhớ, các port xuất nhập dữ liệu, khả năng giao tiếp truyền dữ liệu. Các vi mạch này làm công cụ để thiết kế sơ đồ mạch có khả năng điều khiển và giao tiếp thông qua mạng Ethernet/Internet được nghiên cứu trong chương 3.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, thiết kế bộ điều khiển thiết bị điện sử dụng công nghệ truyền thông qua mạng Internet (Trang 51 - 56)