Tiền đề và sự thành lập của IASC

Một phần của tài liệu chuyên đề tổng quan về kế toán quốc tế (Trang 54 - 60)

1. GIỚI THIỆU VÀ TỔNG QUAN

1.2.1.Tiền đề và sự thành lập của IASC

Chìa khóa để hiểu được IASC trước năm 1987 là công nhận sự kết nối chặt chẽ của nó với nghề nghiệp kế toán. Nó là một sáng kiến được thực hiện bởi các cơ quan kế toán quốc gia, nó hầu như được dành riêng để biên soạn kế toán, và tác động của nó với việc phản ánh năng lực thực hành khiêm tốn của nghề kế toán ở hầu hết các quốc gia để áp đặt những chuẩn mực kế toán trên báo cáo của các công ty.

Chương 2 cho chúng ta thấy cách quốc tế kiểm soát nghề kế toán, hoặc ít nhất là cách lãnh đạo của nó, ở một số quốc gia suốt những năm 1960. Kế toán được thực hành khác nhau đáng kể trên thế giới, và những nhà lãnh đạo chuyên nghiệp bắt đầu thể hiện quan điểm rằng sự tăng cường hợp tác giữa các cơ quan kế toán là bước quan trọng đầu tiên để thu hẹp sự khác biệt trong việc thực hành kế toán. Sự cần thiết của việc thu hẹp khác biệt được thể hiện bằng sự phát triển của thương mại quốc tế và đầu tư thời kì sau chiến tranh, và nhu cầu của những nhà đầu tư và những người khác với những thông tin tài chính có thể so sánh được. Tuy vậy, trong khi hội nhập kinh tế thế giới rõ ràng rất quan trọng trong suốt những năm 1950 và 1960, nó lại không xảy ra do những nhà đầu tư và những người khác tạo ra quá nhiều áp lực cho nghề kế toán để đối phó với những hậu quả đã xảy ra. Nó chủ yếu do sáng kiến của nghề kế toán có nhiều nỗ lực trong việc thiết lập hợp tác quốc tế giữa các kế toán. IASC là liên kết thành công nhất.Ở Châu Âu, Châu Mỹ và khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, nhiều tổ chức khu vực của các viện kế toán đã được thành lập.UEC, bộ phận khu vực Châu Âu, đã thực hiện nỗ lực để phát triển

chuẩn mực kế toán. Từ cuối những năm 1960 trở đi, đã có những bước chuyển biến đi tới thành lập một tổ chức mang tính toàn thế giới để đại diện các cơ quan kế toán, kết quả cuối cùng là sự hình thành của Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) năm 1977.

Sáng kiến mà được coi là tiền thân trực tiếp của IASC là sự thành lập của Nhóm nghiên cứu kế toán quốc tế (AISG) năm 1966, được thành lập để so lại thông tin về thực hành kế toán ở ba nước: Canada, Anh và Mỹ, cũng như là tạo sự so sánh hữu ích và hướng tới sự cải thiện. Loạt những tập sách thông tin của nhóm nghiên cứu đại diện cho chương trình đầu tiên của sự hợp tác của các cơ quan kế toán và ba quốc gia này. Động lực đằng sau sự thành lập của Nhóm Nghiên cứu là Henry Benson, chủ tịch của Viện kế toán công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW).

Sự xuất hiện của Nhóm Nghiên cứu không có ý định ràng buộc với bất kỳ ai, vì thế bước tiếp theo là để tạo thành một thể sở hữu quyền lớn hơn để định hình hành nghề kế toán một cách tốt nhất trên toàn thế giới.Ở Anh và Ai-len, ý tưởng về ban hành hướng dẫn theo phiếu đánh giá của “chuẩn mực kế toán” đã dẫn đến sự hình thành của một bộ phận “thiết lập tiêu chuẩn” năm 1970. Vào tháng 5 năm 1972 ở Mỹ, Hiệp hội kế toán viên công chứng của Mỹ (AICPA) xác nhận sự tạo thành độc lập của Hội đồng Tiêu chuẩn Kế toán Tài chính (FASB) để thay thế Hội đồng các nguyên tắc kế toán. Benson dự kiến sự xuất hiện của cơ quan thiết lập tiêu chuẩn tương tự ở trình độ quốc tế, bao gồm một mảng các quốc gia rộng hơn so với Nhóm Nghiên cứu. Vào năm 1972-1973, Viện kế toán công chứng Anh và xứ Wales đã mời tập hợp đứng đầu các cơ quan kế toán quốc tế ở 9 nước để thành lập nên Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế. Đó là Úc, Ca-na- đa, Pháp, Đức, Nhật, Mê-xi-cô, Hà Lan, Anh và xứ Wales ( được tính như một nước) và Mỹ. Benson tự đặt mình là chủ tịch đầu tiên của IASCvà nhanh chóng trở thành người lãnh đạo không thể thiếu.

Sự thành lập của IASCđược đề cập trong chương 3, cho thấy rất ít các sự thuyết phục được yêu cầu để khiến các cơ quan được mời tham gia vào.Mặc dù chi phí thành viên là rất đáng kể, nhưng không ai muốn rời khỏi, mặc dù vẫn có những tranh luận không thể tránh khỏi về cấu trúc và thẩm quyền của cơ quan mới.Xác định mối quan hệ

giữa IASCvà của Liên đoàn kế toán quốc tế mới ra đời gây ra nhiều tranh cãi, và nó được hoãn lại để xem xét sau một cách có hiệu quả hơn.

1.2.2. IASC đến 1987

Phần 2 của quyển sách trình bày về việc tổ chức của IASC (chương 4), quá trình thiết lập các chuẩn mực và nội dung các chuẩn mực (chương 5), ảnh hưởng các chuẩn mực này đến các quốc gia trên thế giới (chương 6) và mối quan hệ với các tổ chức khác như IFAC, UN, OECD (chương 7). Những chủ đề này được liên hệ như sau:

Về vấn đề tổ chức, những cán bộ ủng hộ IASC còn rất hạn chế và chưa thực sự phát triển trong giai đoạn này. Ban đầu, trong 1 khoảng thời gian ngắn, tất cả những thành viên của bộ phận kỹ thuật phải hoạt động biệt phái (giải thích thêm: Biệt phái viên chức là việc viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập này được cử đi làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định), nhưng vào năm 1984 một Tổng thư ký thường trực đã được bổ nhiệm. Ý nghĩa của sự thay đổi này không thể hiện rõ ràng ngay lập tức vì vị Tổng thư ký đầu tiên, Geoffrey Mitchell, đảm nhận chức vụ này chỉ một năm sau 2 năm đầu giữ vai trò như 1 thư ký biệt phái. Vị Tổng thư ký thứ hai, David Cairns, giữ chức vụ của ông ấy trong suốt 10 năm, từ tháng 8/1985 đến 9/1994, và trở thành một biểu tượng của IASC. Tuy nhiên, hầu hết thời gian trước 1987, đặc trưng chính về tổ chức của IASC lại chính là ủy ban của nó (còn được biết đến là hội đồng sau 1977, và được đề cập trong phần còn lại của chương này), và9 đoàn đại biểu của ba hội đồng thành viên đại diện thành lập các hội đồng kế toán quốc gia. Nói chung, hội đồng thành viên nhận nhiệm vụ của họ một cách nghiêm túc; họ phái những người nhiều tuổi và có khả năng để bổ sung vào đoàn đại biểu. Những chủ tịch kế nhiệm Benson – tính đến 1987 là Joseph Cummings (US), John Hepworth (Úc), Hans Buggraaff (Netherlands), Stephen Elliott (Canada) và John Kirpatrick (UK) – đã từng nắm giữ những chức vụ lãnh đạo trong các lĩnh vực nghề nghiệp ở quốc gia họ. Tuy nhiên, việc tập hợp chuyên môn của IASC không phải là câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi:làm cách nào mà những hội đồng thành viên, những người không có quyền ban hành các văn bản dưới luật về báo cáo tình hình tài chính ở quốc gia của họ (trừ CICA),

thời điểm thành lập IASC, câu hỏi này có thể không phù hợp lắm vì hầu hết những bên liên quan đều chấp nhận quan điểm của Benson rằng cân đối kế toán là một nhu cầu quốc tế cấp thiết. Nếu vậy, tất cả mọi thứ cẩn ở đây là một nguồn cung cấp những chuẩn mực kế toán quốc tế và sự tuân theo gần như là tự nguyện của các bên. Nhưng nó sớm trở nên rõ ràng rằng không có trường hợp: không có một hội đồng thành viên nào một mình mà có thể sẵn sàng khăng khăng rằng việc tuân theo các chuẩn mực IASC là nguyên nhân cho một báo cáo kiểm toán thiếu chất lượng.

Kết quả là, trước năm 1987, có rất ít các công ty ở đất nước của các thành viên hội đồng sáng lập đề cập tới chuẩn mực IASC trong báo cáo thường niên. Những ảo tưởng của các thành viên hội đồng về việc toàn cầu hóa chuẩn mực IASC đã bị xua tan bởi hàng loạt các cuộc điều tra chỉ ra điểm thiếu tiến bộ của IASC trong việc đảm bảo tuân thủ. Trong những năm 1980, IASC phải đối mặt trước các vấn đề tuân thủ nghiêm trọng, mặc dù nhiều sáng kiến đã được đưa ra bởi các chủ tịch và thư ký của IASC trong việc quảng bá chuẩn mực IASC rộng khắp thế giới. Nửa đầu thập niên 1980, Canada là một trong những ngoại lệ lớn nhất vì CICA đã tổ chức thuyết phục một số lượng đáng kể các công ty dựa theo chuẩn mực IASC trong báo cáo hàng năm đến các cổ đông. Chắc chắn rằng, đại biểu của Canada, đặc biệt là CICA, là những người hỗ trợ nhiệt huyết nhất trong công tác của IASC, kể từ khi bắt đầu đến khi kết thúc việc nắm giữ chức vụ trong hội đồng.

Việc tuân theo là một vấn đề của IASC, nhưng không phải vì những chuẩn mực ban đầu của nó đòi hỏi quá khắt khe. Sự thành công của IASC Canada có thể đánh giá dựa trên thực tế là hầu hết những công ty Canada chấp nhận “nguyên lý kế toán thông thường” (GAAP) không thực sự nỗ lực để tuân theo IASC. Dựa theo hiến pháp thành lập, IASC hình thành để đưa ra những chuẩn mực kế toán cơ bản. Có nghĩa là, 16 chuẩn mực được ban hành đến năm 1987 phần lớn giải quyết những vấn đề thường gặp ở hầu hết doanh nghiệp, như kế toán hàng tồn kho, khấu hao, thuế thu nhập doanh nghiệp hay doanh thu. Với một vài ngoài lệ, IASC không dự định ban hành chuẩn mực công nghiệp. Những chuẩn mực cũng cơ bản đến nỗi hội đồng không ngần ngại đồng ýrằng việc tiếp cận chuẩn mực sẽ không hề khó khăn trong việc chấp thuận. Những chuẩn mực IASC trước 1987 dựa trên nguyên lý rằng thông lệ kế toán rộng rãi mà không được thông quathì

phải bị ngăn cấm, nhưng chuẩn mực không cần thiết phải quy định một phương pháp xử lý đơn lẻ cho mỗi vấn đề. Hầu hết chuẩn mực cho phép lựa chọn trong hai hoặc nhiều cách xử lý, và vì thế tương thích với yêu cầu của mỗi quốc gia cùng như công tác phổ thông ở nước của những thành viên hội đồng, những người có thể thấy được sự đảm bảo về tính tương thích. Cách tiếp cận này chỉ ra rằng IASC đang gánh vác việc tìm kiếm mẫu số ít thông dụng nhất. Đúng là hầu hết những chuẩn mực ban đầu bao gồm một vài điểm mới cho những yêu cầu của quốc gia phát triển nhất. Nhưng hầu hết quốc gia của các thành viên hội đồng, tuân theo tuyệt đối với chuẩn mực IASC sẽ mang đến ít nhất là một vài cải thiện trong công tác kế toán.

IASC ban đầu là một lĩnh vực độc quyền của hội đồng kế toán. Hội viên của nó bị giới hạn trong một “cửa hàng kín” của những thành viên sáng lập, mà sự lựa chọn của những thành viên đã được đồng thuận sau những tranh luận giữa ICAEW và AICPA. Hội đồng ban đầu mở ra khả năng hợp tác giữa các thành viên, và đánh giá của các hội đồng kế toán tham gia trong vai trò thành viên hợp tác. Điều này đã trói buộc họ trong một cam kết hợp tác về công việc của IASC, chuẩn bị những chuẩn mực tạm thời như là đầu vào cho sự thảo luận của hội đồng.Một vài người trong các thành viên hợp tác này không hài lòng vì thiếu các quyền lợi so với tư cách hội viên đầy đủ, nhất là khi họ tin rằng vị trí thứ yếu của họ dựa trên việc đánh giá mức độ chuyên nghiệp dưới chuẩn.Ngẫu nhiên mà, IASC có những thành công đáng chú ý được ghi nhận ở quốc gia của những thành viên hợp tác hơn là những thành viên sáng lập. Để phát triển những quốc gia thiếu ngân sách cải tiến chuẩn mực, đầu ra của IASC đã trở thành một nguồn khá thuận tiện.Năm 1978, IASC giảm thiểu sự độc quyềncủa nó bằng việc mở rộng thêm 1 cách vừa phải và phân hóa các hội viên của hội dồng.Cùng năm đó, những ủy viên được chuyển đến từ Nigeria và Nam Phi đã tăng số ghế từ chín lên mười một.

IFAC ra đời vào năm 1977. Một số cơ quan kế toán bị loại trừ khỏi vị trí thành viên chính của IASC thì được đóng vai trò quan trọng trong IFAC, và điều này cũng là một trong những lí do tạo ra những áp lực liên tục từ IFAC về việc liên kết hay thậm chí là sát nhập IASC thành IFAC. Tuy nhiên, điều này lại bị phản đối bởi IASC. Một trong những lý do đơn giản đó là những cổ đông sáng lập muốn giữ được quyền kiểm soát của

mình. Một quan điềm khác cho rằng, IASC sẽ có thể đảm bảo được việc tuân thủ những chuẩn mực của nó tốt hơn nếu nó mở rộng thành viên của mình vượt ra ngoài các cơ quan kế toán, hướng đến những đối tượng sử dụng báo cáo tài chính. Mặt khác, việc sát nhập với IFAC sẽ coi như rõ ràng IASC là một tổ chức của các kế toán viên. Chủ trương tán thành việc mở rộng thành viên có thể dẫn đến những thách thức nghiêm trọng cho IASC từ UN và OECD.Vào cuối nhữn năm 1970, cả UN và OECD đều bắt đầu dính líu đến báo cáo tài chính của các công ty đa quốc gia.Trong cả 2 tổ chức này, người ta tranh luận rằng IASC thiếu tính hợp pháp bởi vì nó chỉ đại diện cho những kế toán viên, và rằng những chuẩn mực kế toán quốc tế phải được tạo ra bởi 1 cơ quan liên chính phủ.Mặc dù có vẻ như chẳng bao giờ có thể tạo ra được tổ chức liên chính phủ này, cuộc thảo luận đơn thuần thúc đẩy IASC xem xét lại cơ cấu tổ chức và thành viên của mình.

Dưới sự lãnh đạo của chủ tịch Hans Burggaaff và thư lý Allan Cook, những áp lực khác nhau trên IASC đã được giải quyết bằng một loạt các thỏa thuận thương lượng được ghi nhận trong quy định của IASC đã được sửa đổi vào năm 1982. IFAC và IASC vẫn duy trì những tổ chức độc lập, tuy nhiên một bản hiệp ước gọi là Mutual Commitments (cam kết lẫn nhau) đã đem lại cho IFAC quyền bổ nhiệm thành viên hội đồng quản trị IASC. Số ghế cho các cơ quan kế toán đã tăng thêm 2 đến 13. Các thành viên sáng lập đã từ bỏ quyền ghế thường trực của mình, tuy nhiên họ được đảm bảo tái bổ nhiệm. IFAC và IASC đã tuyên bố ý định của họ nhằm tăng số lượng các đoàn đại biểu từ các quốc gia đang phát triển. Ngoài ra, có tới 4 ghế dự trù cho những tổ chức khác có hứng thú đối với báo cáo tài chính.Năm 1983 và 1984, các đoàn đại biểu tương ứng từ Italy và Đài Loan đã được vào hội đồng quản trị.Năm 1986, một đoàn gồm các chuyên gia phân tích tài chính đã được bổ nhiệm vào Hội đồng quản trị. Một minh chứng sâu rộng hơn về công việc của IASC đối với các bên quan tâm ngoài chuyên môn kế toán, đó là sự ra đời của một nhóm tư vấn vào năm 1981, theo đó sự không ngừng mở rộng của các tổ chức như là Ngân hàng thế giới và Hiệp hội thương mại quốc tế đã được đại diện.

Những thay đổi trên đủ để giải phóng IASC khỏi những áp lực đáng kể từ IFAC, UN, OECD, nhưng lại không đủ để đảm bảo sự tuân thủ sâu rộng đối với những chuẩn mực của nó. Năm 1987, IASC đã sẵn sàng cho một sự thay đổi mới. Thay vì dựa vào việc

áp dụng tự nguyện các tiêu chuẩn cơ bản cho phép điều chỉnh tùy chọn, nó đã thay đổi cách tiếp cận của mình đối với tiêu chuẩn thiết lập bằng cách đạt được sự hỗ trợ của cơ quan quản lý thị trường chứng khoán ở các nước có thị trường vốn phát triển tốt.

Một phần của tài liệu chuyên đề tổng quan về kế toán quốc tế (Trang 54 - 60)