Quan điểm hoàn thiện

Một phần của tài liệu chuyên đề tổng quan về kế toán quốc tế (Trang 36 - 39)

Trong điều kiện Việt Nam, nền kinh tế thị trường đang trong giai đoạn phát triển, các chuẩn mực kế toán cụ thể đối với từng loại nghiệp vụ hay quan hệ kinh tế không bao

IFRS Framework VAS 01

Người sử dụng

nhà đầu tư, nhân viên, chủ nợ, nhà cung cấp, khách hàng, nhà nước và công chúng không quy định rõ Nguyên tắc “Nội dung quan trọng hơn hình thức”

trình bày đúng với bản chất chứ không phải chỉ căn cứ vào hình thức pháp lý để phản ảnh trung thực các nghiệp vụ và sự kiện

Không đưa ra nguyên tắc “Nội dung quan trọng hơn hình thức”

Các loại giá cho việc ghi nhận tài sản

Giá gốc (Historical cost) Giá hiện hành (Current cost)

Giá có thể thực hiện (Realisable value) Hiện giá (Present value)

chỉ sử dụng nguyên tắc giá gốc

Vốn và bảo toàn vốn

đề cập đến việc bảo toàn vốn ở các gốc độ: Bảo toàn về mặt tài chính và Bảo toàn vốn về mặt vật chất để đưa ra các biện pháp xử lý kế toán khác nhau về các biến động giá cả của tài sản và nợ phải trả

không đề cập đến việc bảo toàn vốn

giờ bao trùm lên mọi nghiệp vụ và hoạt động. Khi đó Chuẩn mực chung sẽ giúp đơn vị giải quyết vấn đề. Vì vậy, trong thời gian tới VAS 01 cần được sửa chữa và bổ sung một số vấn đề sau:

 Nguyên tắc giá gốc được quy định trong VAS 01 làm cho báo cáo tài chính tài chính của doanh nghiệp Việt Nam mang tính bảo thủ cao, không phản ánh được một cách chính xác về giá trị hiện tại của các tài sản khi đựơc đánh giá lại.

 Cần phải xây dựng một hệ thống cơ sở lý luận về “Nguyên tắc giá trị hợp lý” để vận dụng cùng với “Nguyên tắc giá gốc” trong một số nghiệp vụ cụ thể để báo cáo tài chính của doanh nghiệp phản ánh giá trị tài sản một cách xác thực nhất.

Ví dụ: Nguyên tắc cơ bản theo IAS 36 là nếu giá trị của một tài sản trong bảng cân đối kế toán cao hơn giá trị thực tế của nó, được đo lường là giá trị có thể thu hồi được, tài sản đó được đánh giá là bị một khoản lỗ giảm giá trị. Do vậy nó cần được ghi giảm giá trị đúng bằng giá trị lỗ do giảm giá trị tài sản. Số tiền lỗ do giảm giá trị này phải được ghi giảm khoản lãi ngay lập tức (giống như dự phòng hàng tồn kho, hay dự phòng công cụ tài chính vậy).

Một ví dụ khá điển hình là chiếc tàu khách cũ mà Vinashin mua từ Italia với giá khoảng 80 triệu EU, nhưng tàu chỉ khai thác được một thời gian rất ngắn, nay không thể khai thác được vì lỗ phải neo đậu một chỗ, và mới đây cho thuê với giá thấp. Giả sử nếu bán lại con tàu này thì chỉ được 10 triệu EU. Theo VAS, Vinashin vẫn báo cáo con tàu này với giá trị là 80 triệu EU (không tính đến khấu hao), tuy nhiên giá trị thực của nó nay chỉ còn 10 triệu EU. Theo IAS Vinashin phải báo cáo con tàu này là 10 triệu EU, số tiền chênh lệch còn lại 60 triệu EU phải được ghi nhận ngay vào lỗ. Rõ ràng việc báo cáo theo VAS đã làm méo mó tình hình tài chính của Vinashin khủng khiếp. VAS phải sớm ra quy định việc này giống như IAS 36.

 Nguyên tắc “Nội dung quan trọng hơn hình thức”:mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải suy xét kỹ hơn về nội dung, bản chất của nghiệp vụ, nói cách khác là phải biết rõ cái gốc của nó từ đâu mà ra, chứ không có căn cứ vào hình thức của nghiệp vụ là chỉ dựa trên thông tin trên bề mặt của chứng từ.

đúng nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tài khoản đã được qui định, tránh được “Chủ nghĩa hình thức” trong kế toán.

Hiện nay, tình trạng rất phổ biến là người làm kế toán thường chỉ quan tâm đến những thông tin trên bề mặt chứng từ (ví dụ điển hình là hoá đơn tài chính) để ghi chép, nên có những nghiệp vụ kinh tế khác nhau nhưng thể hiện thông tin trên bề mặt chứng từ giống nhau thì việc phản ánh trên sổ kế tóan giống nhau. Cũng từ đặc điểm này, mà phát sinh một số hiện tượng giả mạo nghiệp vụ hay nghiệp vụ không có thực từ các bộ phận khác (sự việc không diễn ra nhưng vẫn lập chứng từ) nhưng kế toán vẫn phải ghi chép, phản ánh trên sổ kế toán.

Ví dụ: Công ty X (xin được giấu tên) cuối kỳ chưa đạt được kế hoạch doanh thu, lợi nhuận nên muốn phù phép lợi nhuận bằng cách ký một hợp đồng bán hàng hóa cho một công ty quyen biết với một điều khoản là bên mua có thể trả lại hàng cho bên bán nếu bên mua không bán được hàng này hoặc hai bên cùng ký một hợp đồng khác (cùng thời điểm với hợp đồng mua bán trước) để bên bán mua lại số hàng hóa đã bán với giá định sẵn bằng giá bán cũ trừ đi một khoản phí cho bên mua. Với một (các) hợp đồng như vậy, theo VAS hiện hành, chúng ta chấp nhận việc ghi nhận các giao dịch theo hình thức, công ty X xuất hóa đơn bán hàng, ghi nhận doanh thu và lợi nhuận trong kỳ. Sang kỳ sau, khi mua lại, hay nhận lại hàng bán trả lại họ sẽ điều chỉnh doanh thu lợi nhuận sau. Điều này sẽ ảnh hưởng khủng khiếp đến quyền lợi của các nhà đầu tư mua cổ phiếu công ty X trước thời điểm công ty điều chỉnh ghi giảm doanh thu, lợi nhuận (giá cổ phiếu lúc đó về nguyên tắc sẽ cao hơn so với giá sau khi điều chỉnh lợi nhuận). Theo IAS/ IFRS, xét về bản chất của giao dịch này, công ty X không được phép ghi nhận doanh thu và lợi nhuận mà phải ghi theo đúng bản chất của giao dịch đó, chỉ là sự chuyển dịch của hàng hóa từ kho người bán sang kho người mua mà thực chất là một khoản gửi hàng với một khoản chi phí thuê kho của “người bán” cho “người mua”. Do không có nguyên tắc này trong VAS 01, nên trên thực tế đã xảy ra nhiều sự việc tương tư như trên và đã nêu trong một số bài báo của đầu tư chứng khoán gần đây.

 Khái niệm “bảo toàn vốn”:nên nêu ra các phương pháp và các trường hợp nào sẽ được áp dụng việc bảo toàn vốn khi cần thiết.

 Chuẩn mực chung của Việt Nam bao quát được hết các tình huống sẽ xãy ra trong tương lai. Khi đó doanh nghiệp có thể tự chủ xử lý tình huống xãy ra đối với đơn vị mình, không phải trong chờ vào các văn bản hướng dẫn của Nhà nước, không gây lúng túng cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu chuyên đề tổng quan về kế toán quốc tế (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)