Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TOÁN HỌC: TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC TRONG DẠY HỌC GIẢI BÀI TẬP HÌNH HỌC KHÔNG GIAN 11 THPT NÂNG CAO (Trang 33 - 35)

7. Kế hoạch nghiên cứu

2.1.3.Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

2.1.3.1. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính dạy học và tính giáo dục

Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học cần làm cho học sinh lĩnh hội những tri thức một cách chân chính, chính xác, làm cho học sinh có thói quen suy nghĩ và làm việc một cách khoa học. Để làm được điều đó cần bồi dưỡng cho học sinh ý thức và năng lực phân tích sự đúng sai một cách rõ ràng. Trình bày những tri thức khoa học theo một hệ thống lôgic chặt chẽ, dùng ngôn ngữ khoa học, thuật ngữ khoa học một cách chính xác. Làm cho học sinh quen với việc nhận biết, so sánh, phân tích, tổng hợp, rút ra kết luận ở mức độ vừa sức, tránh học vẹt.

2.1.3.2. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa lí luận và thực tiễn, học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với đời sống, với những nhiệm vụ phát triển bền vững

Phải làm học sinh thấy được tác dụng của tri thức lý thuyết đối với đời sống thực tiễn và hình thành cho họ kĩ năng thực hành vận dụng chúng vào đời sống thực tiễn. Thông qua chọn lọc nội dung dạy học, tuỳ từng tình huống có thể đào sâu, mở rộng, thêm bớt thông tin cần thiết. Thực hiện dạy học bằng thực hành, thí nghiệm, nghiên cứu trực tiếp

2.1.3.3. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tượng trong

dạy học

Trong quá trình dạy học, cần tạo cơ hội cho học sinh :

- Tiếp xúc trực tiếp với sự vật, hiện tượng để hình thành cho học sinh những khái niệm lí thuyết khái quát, quy luật.

- Nắm được những cái trừu tượng trước, khái quát rồi xem xét sự vật hiện tượng cụ thể sau.

Đồng thời, sử dụng các phương tiện dạy học trực quan như vật mẫu, tranh ảnh. Kết hợp trình bày các phương tiện trực quan với lời nói sinh động, giàu hình ảnh. Cho học sinh làm những bài tập đòi hỏi phải thiết lập được mối quan hệ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng

2.1.3.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và tính tuần tự trong dạy học

Giúp học sinh lĩnh hội hệ thống tri thức kĩ năng, kĩ xảo trong mối liên hệ lôgic và tính kế thừa cũng như sự tuần tự phát triển của những tri thức khoa học đó. Thông qua xây dựng hệ thống môn học, chương chủ đề và những tiết học phụ thuộc vào lý thuyết, từ đó làm cơ sở cho sự khái quát. Tính hệ thống và tuần tự được thể hiện trong hoạt động của giáo viên và cả hoạt động học tập của học sinh

2.1.3.5. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng

tạo của học sinh và vai trò chủ đạo của giáo viên trong quá trình dạy học

Trong quá trình dạy học đòi hỏi phải phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của người học và vai trò chủ đạo của giáo viên. Bên cạnh đó tính tự giác là cơ sở hình thành tính tích cực. Tích cực ở mức độ nào đó sẽ làm nảy sinh tính độc lập. Trong tính độc lập có chứa đựng tính tự giác, tích cực.

Trong quá trình dạy học cần giáo dục học sinh ý thức đầy đủ nhiệm vụ học tập, từ đó có động cơ, thái độ học tập đúng đắn. Động viên, khuyến khích học sinh trình bày ý kiến, ý tưởng, thắc mắc, đề cao tinh thần hoài nghi khoa học, óc phê phán, tác phong độc lập suy nghĩ, chống lối học vẹt, học đối phó. Cần sử dụng phương pháp

dạy học nêu vấn đề, tăng dần mức độ tự nghiên cứu, tự giải quyết các bài tập nhận thức.

2.1.3.6. Nguyên tắc đảm bảo tính vững chắc của tri thức và sự phát triển năng lực

nhận thức của học sinh

Trên cơ sở đó, dạy học phải phát huy được tối đa năng lực nhận thức của học sinh, năng lực huy động tri thức để giải quyết được các nhiệm vụ học tập. Chú trọng phát triển ở học sinh cả ghi nhớ có chủ định và ghi nhớ không chủ định trong quá trình học tập. Hình thành cho học sinh kỹ năng tra cứu tài liệu, tìm kiếm tri thức có liên quan đến nhiệm vụ học tập.

Đồng thời, cần đặt ra những vấn đề đòi hỏi học sinh phải tích cực vận dụng tri thức để giải quyết nó. Hướng dẫn học sinh ôn tập tích cực, thường xuyên.

2.1.3.7. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức và chú ý tới đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm

cá biệt và tính tập thể trong quá trình dạy học

Trong quá trình dạy học, phải vận dụng nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp với trình độ phát triển của tập thể học sinh trong lớp, đồng thời phù hợp với trình độ phát triển của từng nhóm học sinh, đảm bảo mọi học sinh đều được phát triển tối đa khả năng của mình. Dạy học đảm bảo tính vừa sức tức là yêu cầu giáo viên tác động vào “vùng phát triển gần nhất” giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập và phát triển trí tuệ. Tính vừa sức đòi hỏi phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm của mỗi tập thể học sinh và phải phù hợp với đặc điểm cá biệt của từng học sinh.

Trước khi tiến hành giảng dạy, giáo viên cần nắm chắc đặc điểm chung của tập thể lớp và đặc điểm riêng của từng học sinh để lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp. Đồng thời xác định mức độ khó khăn của học sinh để tìm biện pháp tiến hành chung cho cả lớp và từng đối tượng học sinh nhằm phát huy hết khả năng của mỗi em trong lớp.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TOÁN HỌC: TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC TRONG DẠY HỌC GIẢI BÀI TẬP HÌNH HỌC KHÔNG GIAN 11 THPT NÂNG CAO (Trang 33 - 35)