Không gian sự kiện là những sự kiện xảy ra trong đời sống hàng ngày có thể tác động đến đời sống nhân vật gây ra những sự kiện khác nhau theo quan hệ nhân quả thành một chuỗi sự kiện mà có khi truyện chỉ là một mắt xích quan trọng trong sự kiện ấy.
Chẳng hạn trong truyện Thanh!Dạ của Nguyễn Công Hoan, là những sự kiện nối tiếp nhau đến với con sen Thanh khi phải phục vụ cả gia đình chuẩn bị đi Đồ Sơn. Đây là kiểu không gian sự kiện bao gồm những sự kiện giống nhau, xảy ra nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định. Trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân là sự kiện nhân vật Tràng lấy vợ đúng vào nạn đói năm 1945. Trong khung cảnh đó, Tràng hiện lên như một con người hoang sơ. Anh ngật ngưỡng bước đi trong ánh chiều tàn của một cuộc sống không ra cuộc sống. Kim Lân đã bằng sáng tạo nghệ thuật của mình, đưa đến những bất ngờ cho người đọc: “Giữa cái cảnh tối sầm lại vì đói khát ấy, một buổi chiều
trong xóm bỗng thấy Tràng về với một người đàn bà nữa” [37,tr.189]. Người
vợ mà Tràng tình cờ nhặt được trên con đường đời thảm đạm. Một người đàn bà đã bước vào cuộc đời Tràng những sự kiện khác tiếp nối theo trong căn nhà thật đơn sơ của Tràng. Căn nhà ấy, đã đem đến cho Tràng một niềm hạnh phúc, niềm hãnh diện được làm một người chồng, được có một đêm tân hôn, được biết mùi vị tiêu hoang một chút để có lấy một lần sáng sủa trong cái thực tại mù mờ. Trong đêm ấy, Tràng đã nói với thị: “hai hào đấy, đắt quá,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nghiệp ấy là một niềm vui không tầm thường. Hai hào dầu đã thắp lên một niềm hạnh phúc lớn lao của Tràng trong không gian của căn nhà ảm đạm. Đến đây ta lại nhớ tới Một đám cưới của Nam Cao. “Đám cưới” của Tràng không
ai đưa đón chỉ có Tràng và Thị. Còn đám đưa dâu trong Một đám cưới dù được bố, các em, bà mẹ chồng và người chồng đi bên cạnh nhưng cũng ảm đạm vô cùng. Tiếng là đưa dâu nhưng họ đi như trốn, họ phải đi vào lúc sáng sớm tinh mơ để không ai biết. Qua đó ta thấy cuộc sống của người dân nông thôn Việt Nam khổ đau, cùng quẫn trước Cách mạng.
Mặc dù vậy, với cái nhìn hướng tới ánh sáng ngày mai, Kim Lân đã ngợi ca sức sống, sức mạnh tinh thần, khát khao hạnh phúc tiềm ẩn bên trong của con người Việt Nam cần cù vất vả. Không gian ấy được thay đổi hoàn toàn sau một đêm Tràng có vợ: ang nước mọi ngày khô nguyên giờ đầy ắp, Thị đã dậy từ sớm cùng bà cụ Tứ tất bật với công việc. Tràng nhận ra: Thị tình tứ dịu dàng hơn, không còn chao chát, chỏng lỏn như khi mới gặp trên phố huyện nữa.
Nhưng hình ảnh bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại diễn ra vào sáng hôm sau đã cho ta biết tất cả mới chỉ bắt đầu. Cuộc sống mới của gia đình Tràng diễn ra trên nền hiện thực còn nguyên mối đe doạ. Lùm rau chuối thái rối, đĩa muối ăn với cháo, câu chuyện giữa mẹ, con dâu toàn niềm vui. Không khí “đầm ấm hoà hợp” bỗng ngừng lại khi miếng ăn hết nhẵn. Kim Lân đã để các nhân vật chống chọi hoàn cảnh ấy mỗi người một cách, tranh đấu quyết liệt với cái đói chết người để bảo vệ quyền sống, hạnh phúc họ vừa có được. Người đọc lặng đi khi nhìn vào món ăn của họ -món “chè khoán” của bà cụ Tứ. Người mẹ tội nghiệp ấy đã làm mọi việc có thể để cứu vãn tình thế, ngay cả khi nói rõ là cám vẫn cố đánh lừa cảm giác bằng tiếng cười và lời khen “ngon đáo để”. Người vợ nhặt đã nhận ra sự thực, dẫu “hai mắt Thị tối lại” nhưng vẫn “điềm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Cũng trong câu chuyện này, người đọc lại chứng kiến sự kiện ngoài đình đang dội lên một hồi trống thúc thuế, lúc ấy trong ý nghĩ của Tràng vụt hiện ra cảnh người đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp. Họ đi phá kho thóc chia cho người đói.
Để thể hiện rõ nội dung tư tưởng của tác phẩm, không gian của truyện mở ra trong một “buổi chiều chạng vạng mặt người” và khép lại trong “ánh
nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa”. Khi truyện bắt đầu ta chỉ gặp một anh
chàng cô độc bước thấp bước cao trên con đường khẳng khiu dưới ánh chiều mờ của một gầm trời đầy đói khát. Nhưng đến khi kết thúc, câu chuyện đã hé mở một niềm lạc quan mới: “Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới”.
Trong Vợ Nhặt, Kim Lân đã thành công trong việc sử dụng yếu tố không gian như là một phương tiện nghệ thuật để biểu đạt tư tưởng nghệ thuật của mình về con người và cuộc sống trong nạn đói lịch sử năm 1945. Qua đó nhà văn gửi gắm một niềm yêu thương, trân trọng và đồng cảm với số phận của những con người bé nhỏ nhưng vẫn tràn đầy niềm tin yêu vào cuộc sống.
Trong truyện ngắn Làng, Kim Lân lại xây dựng không gian qua hàng loạt các sự kiện: sự kiện ông Hai đi tản cư, ông Hai nghe tin Làng chợ Dầu của mình theo Tây, rồi ông lại được nghe cái tin cải chính...Những sự kiện đó đưa đến tâm trạng tiêu biểu của ông Hai, qua đó khẳng định phẩm chất tuyệt vời của người nông dân đối với làng quê, đất nước, Bác Hồ và Cách mạng.
Truyện ngắn Thượng tướng Trần Quang Khải- Trạng vật người đọc sẽ thấy một sự kiện khá đặc biệt diễn ra trên nền không gian tuyệt diệu của trời thu khí tiết mát mẻ, dễ chịu :
“Trời mới lập thu, khí tiết mát mẻ dễ chịu, không còn cái oi bức “chết
trâu của mùa hạ”. Tầng cao xanh ngắt, thoáng điểm những sợi mây trắng như bông, lững thững trôi từ phương này sang phương khác. Nắng vàng rực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
rỡ chùm lên rừng cây, nhóng nhánh sáng ngời như rát ngọc. Từng ngọn gió lướt qua, cả rừng cây lao xao reo lên những tiếng vui tai. Bản đàn tự nhiên ấy mỗi lần rung lên lại trút xuống những chiếc lá sớm già, phấp phới bay như đàn bướm vàng nô rỡn. Cảnh vật vui tươi, hớn hở tựa hồ chào đón đấng chí tôn” [37,tr.117].Tuy vậy Đức Thái Tông Trần Cảnh vẫn thấy lòng buồn rười rượi và trong không gian của một buổi chiều thu đó khi: “Mặt trời ngả dần về phía tây. Ánh nắng đã dịu và bóng cây mỗi lúc một thêm dài… Bỗng tiếng hát lanh lảnh len qua cành lá bay ra, ngân dài trong gió chiều. Cả rừng cây như nôn nao, xúc động, như mơ màng, say đắm. Tiếng hát trong trẻo vẫn véo von
cất lên” [37,tr.118-119]. Và sau đó là cuộc gặp gỡ trò truyện giữa Đức vua và
người con gái tên Tần với một vẻ đẹp mộc mạc nhưng không kém phần đoan trang thùy mỵ khiến Ngài e sợ, rồi ngây ngất, say sưa không thể xa rời: “ Hai người lặng lẽ lần theo con đường nhỏ hẹp cong queo như một con trăn trắng trườn mình trên bãi cỏ xanh, đi về phía bắc. Trong khi ấy, mặt trời đã chìm sau núi Ba Vì lam thẫm. Ánh hồng đã rực như than, cố níu lại phần sáng sắp tàn. Và phía đông bóng đêm đã dâng lên dần dần…
…. Đầu giờ mão hôm sau. Sương trắng còn mờ phủ rừng cây. Đức
Thái Tông Trần Cảnh đã lên yên từ biệt người thôn nữ…’’ [37,tr.122]
Và: “ sau một đêm mưa móc thấm nhuần, Tần thụ thai” [37,tr.124] Có thể nói trên nền không gian nghệ thuật ấy câu chuyện được kể với sự kiện về sự ra đời của cậu bé Sặt đó chính là Thượng tướng Trần Quang Khải- Trạng vật. Sự kiện cứ nhẹ nhàng được kể đầy hấp dẫn và hứng thú đối với người đọc qua cách dẫn dắt câu chuyện thật khéo léo của nhà văn.
Không gian nghệ thuật là một trong những yếu tố cấu thành thế giới nghệ thuật trong tác phẩm văn học, nó là hình thức của hình tượng nghệ thuật, là cơ sở vật chất tồn tại của nhân vật, là phương tiện nghệ thuật qua đó nhà văn thể hiện quan niệm của mình về cuộc đời và con người. Việc tổ chức yếu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tố không gian sự kiện như một hình tượng nghệ thuật đã mang lại thành công cho tác phẩm và có sức tác động lớn đối với độc giả.