ở làng quê Việt Nam
Gắn bó với làng quê, sống hết mình với nơi chôn rau cắt rốn nên Kim Lân đã có cái nhìn sâu sắc, độc đáo về phong tục tập quán ở làng quê Việt Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Kim Lân sinh ra nơi mảnh đất Phù Lưu giàu truyền thống văn hóa, nơi đã nuôi dưỡng tâm hồn một nhà văn chứa chan lòng nhân ái trước cuộc sống và tình người, tình đời. Nơi đây cũng chính là mảnh đất đã đem đến cho Kim Lân cái nhìn nghệ thuật độc đáo hấp dẫn về những phong tục văn hóa.
Vậy điều gì đã tạo nên cái nhìn nghệ thuật độc đáo và hấp dẫn về những phong tục văn hóa cổ truyền trong truyện ngắn Kim Lân? Trước tiên phải nói đến một vốn sống sâu sắc của nhà văn. Vốn của ông là cuộc sống mà chính ông đã từng trải. Vốn sống ấy bắt nguồn từ chính làng Phù Lưu của ông nằm giữa vùng Kinh Bắc cổ, là nơi bảo lưu nhiều phong tục truyền thống nhất ở miền Bắc nước ta.
Vùng Kinh Bắc với những hội hè, phong tục tập quán đã khơi gợi những tìm tòi khám phá của nhà văn. Những đêm hội làng đầy say mê, hấp dẫn cuộc sống con người. Hội xuân bắt đầu từ mùng bốn tết nguyên đán cho đến cuối tháng ba âm lịch. Hội Thu vào tháng tám, tháng chín âm lịch, trong hội có đám rước thần, tế thần, ca hát thờ thần, mừng dân, trong đó có hát giữ cửa đình, hát ả đào, hát chèo, hát tuồng, hát quan họ, hát trống quân, hát ví, có hình thức thi lấy giải như thi ném pháo hội đốt pháo, thi cướp cầu, ném cầu, hội đua thuyền, bơi chải, tục kéo cờ chạy chữ, tục đánh vật, tục thi cỗ, tục thi bánh dày, tục thi thổi xôi giữa các giáp, tục thi cỗ nhắm, tục thi luộc gà thờ, tục thi chạy đốt đuốc, tục miêng thệ, tục thi đọc mục lục, thi nấu cơm, thi dệt vải, thi nuôi gà béo, tục nuôi lợn thờ, tục trình nghề, tục kéo con người, tục tranh cây, ôm cột, hội chen, đánh đu, đu tiên, bắt vịt, bắt trạch trong chum, cờ người, cờ bỏi, tục chém lợn, tục yến lão, tục đánh cá chia đều để ăn hội, tục đuổi cuốc… kể ra không xiết.
Hơn thế, Bắc Ninh còn là quê hương của nghệ thuật sân khấu Miền Bắc nước ta với những đội tuồng Đình Bảy, Tam Lư, Đồng Kỵ, Phú Mẫn, Kim Đào, gánh hát chèo ở các huyện Tiên Sơn, Quế Võ, Thuận Thành, Gia Lương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
gCòn Phù Lưu Đình Bảng là cái nôi của kịch nói với Trần Hoạt, Hoàng Cầm, Hoàng Tích Linh, Kim Lân…Kim Lân đã đóng những vai như ông Jourdain trong hài kịch Molière, đóng cả Khiết rồi vai cụ Bá trong vở Cái tủ chè của Vũ Trọng Can, trong các vai cụ Pạng trong phim Vợ chồng A Phủ, vai lão Hạc trong phim Làng vũ Đại ngày ấy…
Cái chất văn hóa vùng Kinh Bắc, nhất là cái chất Phù Lưu chợ Giầu, cái thị thôn nổi tiếng này chính là “chất sống” tươi rói để cấu thành nên những đề tài độc đáo và hấp dẫn về những phong tục, những nét sinh hoạt văn hóa trong sáng tác của ông. Bằng cái nhìn say mê trước cuộc sống, Kim Lân đã quan sát thật cụ thể mọi phương diện, từ đó đem đến cho người đọc những trang truyện viết về các thú chơi “phong lưu đồng ruộng” vô cùng hấp dẫn và độc đáo.
Trong tập truyện Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân ta cũng bắt gặp rất nhiều thú chơi tao nhã của người xưa như đánh thơ, thả thơ, uống rượu, chơi cây cảnh… qua đó thể hiện sự tài hoa uyên bác của nhà văn, cái nhìn độc đáo của tác giả đồng thời là sự trân trọng những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc. Tô Hoài với những phong tục, hủ tục cả hai miền ngược xuôi trong nhiều sáng tác của ông thể hiện một cái nhìn đậm tính khách quan. Còn với Kim Lân qua những truyện viết về những thú “thú đồng quê”,
“phong lưu đồng ruộng”, những cái thuộc về đời sống phong tục tinh hoa văn
hóa dân gian vùng Kinh Bắc cũ ta sẽ bắt gặp ở đó một Kim Lân hào hoa, mã thượng trong không khí văn chương sang trọng đến nỗi Lữ Quốc Văn đã phải viết thành chữ nghĩa hẳn hoi, rằng Kim Lân “là nhà tiểu thuyết phong tục
hạng nhất của Việt Nam” ta [45,tr.633].
Kim Lân không khảo sát phong tục mà nhìn phong tục bằng con mắt của một nhà văn. Qua đó thấy rõ vẻ đẹp của phong tục tinh hoa văn hóa dân gian vùng Kinh Bắc quê ông.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trong truyện ngắn Đôi chim Thành Kim Lân cho người đọc thấy rõ thú vui quần chim ở làng quê: “Cái tiếng quần chim của Trưởng Thuận ăn khao “liên tam trúng” nức cả hàng phủ. Thật là một thành tích vẻ vang chưa từng có…
Nhân ngày không có hội nào, các tay ăn chơi sảnh sỏi đến chơi nhà ông Trưởng rất đông. Họ cười nói xôn xao cả năm gian nhà khách. Ai cũng tỏ ý bất mãm về quần chim của ông Trưởng bị đánh hỏng ở hội Đại Đình hôm vừa qua.
Trưởng thuận phân trần:
- Các ông tính hôm ấy gió vừa gió thời gian vừa xấu trời, cả hàng phủ không ai dám mở; thế mà tôi mở đấy, các ông ạ. Vì tôi tin ở tông chim này, càng gió to bay càng hay.
Ai lại gió to là thế, mà đàn quả, chết, đẹp quá. Vừa tròn trặn, vừa đông đen. Chẳng vòng việc gì cả, cứ dựng con chim mà ngoi ngoi lên.
Vừa nói, ông vừa giơ ngược bàn tay lên lắc lắc, tả dáng điệu con chim đang bay. Uống một hụm nước chè ông nói tiếp:
-Từ trung đến thượng ở thăng bằng giữa sới không qua có tội gì có thể đánh được. Mãi đến lúc đàn chim “vần thượng” cơ chừng gió to quá lên có một con bật ra chiếc quạt này này. Tôi đã chắc mẩm họ đánh “trung chính, thượng tiểu tùy” lấy giải. Có phải không các ông? Thế mà rồi họ đánh “đại
tùy” bỏ đấy, có ức không?” [37,tr.40-41].
Nghề chơi chim cũng lắm công phu. Không chỉ với những thú vui quần chim mà Kim Lân còn nhìn rõ sự sành sỏi của những cụ già khi xem
“tướng mạo” của từng con chim.“Sau một tuần nước chè tầu mới pha,
Trưởng Thuận bắt vào đôi chim: - Đôi này thành đây, cụ ạ.
- Cụ Tú thận trọng đỡ lấy con đực. Cầm gọn gàng trong tay, cụ nâng đầu con chim lên, nhìn mắt, nhìn mỏ, tấm tắc khen:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Tinh lắm, mắt ướt thế này tinh lắm.
Rồi cụ sẽ sàng xòe cánh chim ra. Ngắm nghía hồi lâu mới đưa trả con đực, xem đến con cái. Khi xem xong cả đôi chim, cụ nở một nụ cười khoan khoái:
- Tinh! Trưởng Thuận tinh lắm! “Cào, bị” kháp với nhau không tách được. Ngừng lại một chút, cụ nói tiếp:
- Phàm giả cái giống chim văn giàng này, cứ con nào “cào” nhọn là bay cao, con nào “bị” to là đông đen. Nhưng mấy con được hoàn toàn cả cào lẫn bị. Cào thì “sơ, tràng” mà đông đen thì lại không “vần thượng”. Đôi
chân này được cả cào lần bị [37,tr.42].
Trong cái nhìn của Kim Lân, còn bao thú vui độc đáo như phong tục thi vật ở làng quê cũng hiện ra hết sức thú vị. Truyện ngắn Thượng tướng
Trần Quang Khải- Trạng Vật kể về cậu bé Sặt con trai Đức Thái Tông Trần
Cảnh, Sặt lớn lên học được môn vật, nổi danh Trạng Vật. Khi Sặt mười bảy tuổi, vào kinh đô vật kỳ tuyển lính hàng năm. Sau ba ngày đánh khảo, Trạng Sặt gặp Trạng Kế, một đô vật giỏi, có những miếng hiểm độc. Ba ngày trời ròng rã, vật chưa phân thắng bại:
“Sang đến ngày thứ tư, ngày chót, Trạng Kế đánh có vẻ quyết liệt lắm,
mà Trạng Sặt cũng không kém phần dũng mãnh. Đến quá ngọ bỗng đổi chiến lược. Nhanh nhẹn lạ thường, chập chờn hư thực, khi bên tả, khi bên hữu, lúc đằng trước, lúc đằng sau, không biết thế nào mà lường.
Trạng Sặt lúng túng xoay xỏa. Chỉ một chốc đã thấy ù tai hoa mắt. Mồ hôi đổ ra như tắm. Chân tay cuống quýt líu ríu, đánh, gỡ lạo chạo.
Trạng Kế nhân cơ hội, nhanh như cắt đưa tay phải lên bấu chặt lấy quai xanh, còn tay trái vít gáy kẻ địch dìm xuống. Trạng Sặt vùng vẫy cố gỡ, nhưng không sao thoát ra được năm ngón tay như thép nguội kẹp chặt lấy xương quai xanh. Da dẻ Trạng Sặt tái dần, tái dần và toàn thân run lên bần bật. Tiếng reo hò của người xung quanh sới đã im bặt. Họ há mồm, trố mắt hồi hộp chờ đợi. Có tiếng người cùng sân Trạng Sặt thét:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
-Thôi chịu thua đi, Sặt ơi, không chết mất.
Sặt không trả lời, vẫn mắm môi cố thu tàn lực gỡ miếng hiểm nghèo. Giờ khắc nặng nề qua. Bỗng Trạng Kế thét lớn lên một tiếng. Trạng Sặt sám mặt lại và người co dúm người vào, mồm há hốc, mắt mở trừng trừng, mất
tinh lạc. Trạng Sặt cố vùng vằng một lần nữa” [37,tr.134-135].
Cùng trong cái nhìn về phong tục văn hóa là sinh hoạt tâm linh của người dân quê Hà Bắc xưa cũng được Kim Lân mô tả một cách sinh động pha chút rùng rợn trong truyện ngắn Đuổi tà (Trung Bắc chủ nhật, số 239, ngày 1-2-1945).
Đây là cảnh đuổi tà ban đêm:
“Đến đền, ông tự Năm trao chiếc đèn cho cậu nhà oản, rồi sấn bước
tiến lên trước. Một tay cầm kiếm gỗ, một tay cầm gậy tầm xích, mắt nhìn thăm thẳm về phía trước như soi mói trong khoảng không những hình ảnh vô hình…Ông tự xăm xăm tiến vào trong đền, cắm cây gậy tầm xích vào chiếc giá đặt trước hương án. Ông tự Năm tay bắt quyết, miệng hô như quát tháo, ông chạy sầm sầm đủ bốn góc đền. Trong khi ấy, bốn cậu nhà oản chia ra bốn nơi ném gạo muối tứ tung. Và ông từ đã chờ sẵn từ trước, khua chiêng trống ầm ầm. Bỗng ông tự Năm sầm sập chạy ra ngoài sân đền. Bốn cậu nhà oản chạy theo ném gạo muối.
Ông tự miệng quát tháo, tay bắt quyết và giơ nắm hương thư phù lên nền trời. Đốn lửa đỏ vạch những nét ngoằn nghèo trong bóng tối. Bốn cậu nhà oản
chia nhau dựng bốn chiếc bùa lên bốn cái cột nhà tiến tế” [37,tr.143-144].
Kim Lân còn nhìn cảnh đuổi tà ban ngày có đông người tham gia:
“Ông tự Năm đứng dậy, buộc thõng trên đầu một chiếc khăn mỏ rìu.
Tay bắt quyết, chân giậm thình thịch xuống đất, miệng quát tháo ầm ĩ, mắt trợn trừng trợn trạc một cách dữ tợn như nạt ai. Trẻ con dạt về một phía, reo váng lên. Mấy ông đàn anh trên đền cũng ngừng câu chuyện phiếm thong dong trở ra. Các bà đều đứng dậy vái lia vái lịa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ném bó hương xuống đất, ông tự lặng lẽ trao bốn đạo bùa cái cho bốn cậu con nhà oản, còn những bùa con, ông ném tung ra bốn phía. Người xem xo lại tranh cướp hỗn loạn, kêu oai oái.
Xong cái lễ “trịch tường”, ông tự năm nhổ bật cành phan lên. Đồng thời mấy bác tuần đứng chờ sẵn bên ngoài cũng sấn lại trút mâm gạo muối và chiếc rổ con mang theo, cầm lăm lăm ở tay. Hét to lên mấy tiếng nữa, ông tự cầm cành phan chạy ra ngoài đường cái. Bốn cậu nhà oản với bốn chiếc “bùa cái” cũng lèo đẽo theo sau. Mấy bác tuần vừa quát vừa ném gạo muối đuổi. Trẻ con người lớn à à theo sau reo hò ầm ĩ. Có người lượm đất, gạch ném theo nữa. Họ tin như thế là đang trục xuất ma đói ma khát ra khỏi làng, năm mới đây dân làng làm ăn mới thịnh đạt.
Đám người rùng rùng xô đuổi nhau trên con đường nhỏ hẹp, gồ ghề bậc thang, rườm rà, những tre pheo, bụi bậm. Họ ồn ào, hỗn loạn như đuổi giặc.
Những người đi tế lễ, đi hái lộc, đi lễ chùa gặp bọn đuổi tà này đều đứng nép ra rìa đường cho họ đi.
Đến mỗi cổng làng, ông tự Năm lại giằng lấy một thanh “bùa cái” trên tay một cậu nhà oản, cắm xuống đất. Người ta vội tìm một viên gạch vỡ đập cho sâu xuống.
Chạy hết một vòng quanh làng, cắm đủ bốn đạo bùa trước bốn cổng chính, ông tự Năm trở về đền, vào thẳng ngay trước cửa võng lễ thánh xong rồi mới ra lễ tạ trệt đàn. Lúc ấy đã xế chiều, gió lạnh hơn. Sương trắng còn
vương trên bụi rậm” [37,tr.146-147].
Trân trọng nét văn hóa này, Kim Lân đã chỉ rõ những sinh hoạt tâm linh luôn hỗ trợ cho sinh hoạt vật chất của con người. Từ đó chúng ta thấy những cuộc đuổi tà mà Kim Lân đưa đến trong truyện, có thể là nông nghiệp thời cổ ở nước ta. Nhưng ở các nước phương Đông, những nghi thức đó không chỉ nhằm mục đích thực dụng cầu cho săn bắt, trồng trọt…đạt kết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
quả, mà còn là một trong những hình thức sinh hoạt tâm linh của con người thời cổ.
Còn nhiều thú chơi độc đáo khác trong các truyện như: Con Mã Mái,
Chó săn, Tông chim Cả Chuống, ông Pháo (hội pháo Đồng Kỵ), Cô Dí, Thổi
ống sùy đồng… hay đánh vật, đánh võ trong các truyện Ngôi đất hình nhân
bái tướng,Voi cái ngựa lồng; Truyện Trả lại đòn đầy âm mưu và bí hiểm để
giải một lời nguyền không thể gì khác là phải xuất phát từ cái tâm và một tinh thần thượng võ; rồi truyện Ông Cản Ngũ và những đối thủ về sau đứng dưới cờ Đề Thám.
Có được cái nhìn độc đáo về phong tục làng quê như thế vì Kim Lân đã từng quan niệm:“Đất có lề quê có thói. Văn hóa được tích tụ từ hàng ngìn năm, hàng trăm năm. Nó tồn tại và phát triển trong mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi làng xã…và từng làng được ghép thành cộng đồng, thành dân tộc, quốc gia…Văn hóa, hoặc như ta nói đất lề quê thói không phải mỗi lúc mà có,
cũng không phải mỗi lúc mà mất được” [19,tr.3].
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh trong Tổng tập văn học Việt Nam
đã tỏ ra khá tinh tế và sắc sảo khi nhận xét về đề tài phong tục và thú chơi đồng quê của Kim Lân, ông cho rằng “Văn Kim Lân tỏ ra độc đáo, hấp dẫn hơn khi ông viết về những cái gọi là “thú đồng quê” hay “ phong lưu đồng
ruộng” [40tr.165].
Cái nhìn nghệ thuật độc đáo và hấp dẫn về những sinh hoạt văn hóa cổ truyền trong văn Kim Lân được thể hiện chân thật, sống động từ hiện thực mảnh đất Kinh Bắc giàu truyền thống văn hóa quê ông. Với vốn sống và năng lực quan sát tuyệt vời của một nhà văn vốn rất nhạy cảm và tinh tế với tất cả những gì diễn ra xung quanh mình, Kim Lân đã đem đến cho người đọc những trang văn với sức cuốn hút lạ thường. Theo tiến sĩ văn học Chu Văn Sơn: nhà văn Nguyễn Tuân và nhà văn Kim Lân tiêu biểu cho hai mẫu nghệ sĩ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
phổ biến. Nguyễn Tuân cầu kỳ, Kim Lân bình dị. Hai ông là những nhà văn lớn, là hai hiện tượng điển hình và không thể thay thế mà bổ sung cho nhau. Cũng viết về thú chơi phong lưu như Nguyễn Tuân, nhưng Kim Lân viết về thú chơi phong lưu gắn liền với người thôn dân (nhà văn gọi là “phong lưu đồng ruộng”). Nguyễn Tuân và Kim Lân giống như đối trọng, làm phong phú nền văn học hiện đại Việt Nam.
Có thể nói Kim Lân đã ghi lại những hình ảnh chân thực nhất về cuộc sống, con người, phong tục văn hóa cổ truyền ở làng quê Việt Nam với cái