Các nhân tố ảnh hưởng tới vốn lưu động:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ vốn lưu ĐỘNG tại CÔNG TY cổ PHẦN đầu tư THƯƠNG mại NGA sơn (Trang 30 - 36)

Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, việc tổ chức huy động và quản trị vốn có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Có tổ chức đảm bảo đầy đủ kịp thời vốn thì quá trình kinh doanh mới được diễn ra liên tục và thuận lợi, hiệu quả quản trị vốn mới cao. Ngược lại, nếu quản trị vốn có hiệu quả thì việc huy động vốn mới được dễ dàng để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để đảm bảo được những quan hệ

này tồn tại một cách tối ưu phải xem xét đến các nhân tố ảnh hưởng để có biện pháp tác động đối phó.

Trong môi trường kinh doanh, doanh nghiệp chịu tác động bởi nhiều yếu tố. Có những nhân tố tác động tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và đến hoạt động quản lý, nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động nói riêng, tạo điều kiện thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Ngược lại, có những nhân tố hạn chế, cản trở sự phát triển đó. Ta có thể xem xét những nhân tố này theo tiêu thức sau:

Các nhân tố khách quan:

Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, các chính sách kinh tế tài chính của nhà nước đối với lĩnh vực doanh nghiệp đang hoạt động, sự tăng trưởng của nền kinh tế.

Các nhân tố này có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu khi mà nhà nước đưa ra các chính sáchn hoãn nợ, miễn thuế xuất khẩu…thì đó là một thời cơ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộngngành nghề kinh doanh, nâng cao hiệu quả quản trị vốn, thúc đẩy doanh nbghiệp tăng trưởng cũng như trong việc cạnh tranh thắng lợi. Tuy nhiên các nhân tố này cũng tạo ra thách thức cho các doanh nghiệp như việc nước ta tham gia vào tổ chức thương mại thế giới WTO, các doanh nghiệp phải đối mặt với môi trường cạnh tranh gay gắt.

Lạm phát của nền kinh tế:

Do tác động của nền kinh tế có lạm phát, sức mua của đồng tiền bị giảm sút, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay dẫn đến việc tăng giá các loại vật tư, hàng hóa…Vì vậy, nếu doanh nghiệp không điều chỉnh kịp thời thì giá trị của các tài sản lưu động sẽ bị trượt giá theo sự lạm phát của tiền tệ.

Các loại rủi ro: Khi tham gia kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần kinh tế tham gia, cùng cạnh tranh. Nếu thị trường không ổn định, sức mua có hạn thì làm tăng lên các rủi ro bất thường như: khách hàng mất khả năng thanh toán, thiên tai, bão lụt, hỏa hoạn… làm hư

hỏng vật tư, mất mát tài sản của doanh nghiệp. Sự phát triển của khoa học công nghệ:

Tác động của các cuộc cách mạng khoa học công nghệ làm cải tiến sản phẩm cả về chất lượng, mấu mã, giá cả giảm hơn. Tình trạng giảm giá hàng hóa gây nên tình trạng thất thoát vốn lưu động tại doanh nghiệp. Mặt khác, khi khoa học kỹ thuật phát triển đến thời đại đỉnh cao trong thời đại văn minh này như một sự kỳ diệu thì cũng chính điều này làm cho tài sản cố định của doanh nghiệp bị hao mòn vô hình rất lớn. Đây là những nguyên nhân quan trọng làm cho doanh nghiệp bị mất vốn. Chính vì vậy doanh nghiệp liên tục phải có sự ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ mới nhất đưa vào sản xuất kinh doanh để đẩy mạnh tiêu thụ, tránh tình trạng tồn đọng vốn.

Các nhân tố chủ quan:

Đây là những nhân tố nằm trong nội tại doanh nghiệp. Nó bao gồm các nhân tố bên trong các hoạt động mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, công tác tổ chức phân bổ vốn lưu động vào các khâu, các thành phần…và bao trùm là trình độ tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng như vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Lựa chọn phương án đầu tư, tìm thị trường tiêu thụ: Nếu doanh nghiệp đầu tư sản xuất ra những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao phù hợp với nhu cầu thị trường thì doanh nghiệp sẽ thực hiện được quá trình tiêu thụ sản phẩm, giúp đẩy nhanh vòng quay vốn lưu động. Ngược lại, nếu sản phẩm hàng hóa có chất lượng thấp không phù hợp với thị hiếu khách hàng dẫn đến hàng hóa sản xuất ra không tiêu thụ được, làm cho vốn lưu động bị ứ đọng, hiệu quả quản trị vốn thấp.

Xác định nhu cầu vốn lưu động: việc xác định nhu cầu vốn lưu động ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả vốn cố định của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp xác định nhu cầu vốn lưu động không chính xác sẽ dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng không tốt

tới quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Tìm nguồn trang trải cho nhu cầu vốn lưu động: đây là công việc rất quan trọng. Nếu xác định nguồn tài trợ không hợp lý có thể gây ra tình trạng mất khả năng thanh toán hoặc gây ra tình trạng lãng phí chi phí. Doanh nghiệp cần cân đối trong việc đảm bảo an toàn tài chính và tiết kiệm được chi phí quản trị vốn.

Trình độ tổ chức, quản lý, quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp trong tất cả các khâu. Trong khâu dự trữ sản xuất phải lựa chọn được nguồn cung cấp để giảm chi phí bảo quản chuyên chở. Trong khâu sản xuất phải căn cứ vào chu kỳ sản xuất, đặc tính sản phẩm để bố trí sắp xếp cho vốn được luân chuyển thường xuyên, tránh ứ đọng kéo dài trong quá trình sản xuất. Trình độ quản lý yếu kém sẽ dẫn đến việc thất thoát vật tư hàng hóa trong quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tăng chi phí gây ứ đọng vốn có thể dẫn đến kinh doanh thua lỗ kéo dài, mất mát vốn kinh doanh, giảm hiệu quả quản trị vốn kinh doanh và vốn lưu động.

Việc lựa chọn phương thức bán hàng và phương thức thanh toán: Nếu doanh nghiệp bán chịu quá nhiều và chấp nhận thanh toán chậm thì lượng vốn bị chiếm dụng sẽ lớn, đồng thời doanh nghiệp sẽ mất thêm một khoản chi phí quản lý các khoản phải thu. Điều này có thể gây ra tình trạng mất tự chủ về vốn khi không thu hồi được nợ, gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả quản trị vốn lưu động. Ngược lại, nếu doanh nghiệp không chấp nhận bán chịu hoặc phương thức bán hàng không ưu đãi thì hàng hóa có thể tiêu thụ được. Điều này làm ứ đọng hàng hóa, tăng vốn lưu động trong khâu dự trữ, làm giảm vòng quay vốn lưu động.

Ngoài những nhân tố trên doanh nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn do sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp khác trên thị trường, nếu doanh nghiệp của mình không có vị trí, chỗ đứng vững chắc trên thị trường thì nguy cơ giải thể là rất cao.

Trên đây là một số nhân tố chủ yếu cơ bản, đặc trưng nhất ảnh hưởng đến việc tổ chức và quản trị vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong thực tế còn có rất nhiều sự thay đổi gây ít nhiều ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị vốn của doanh nghiệp. Điều quan trọng là các doanh nghiệp phải xem xét, nghiên cứu từng nhân tố để hạn chế những hậu quả xấu có thể xảy ra, đồng thời phát huy những tác động tích cực nhằm đảm bảo cho công tác quản lý, huy động vốn kịp thời, đầy đủ nhằm nâng cao hiệu quả quản trị vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI NGA SƠN

2.1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY

2.1.1: Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Tên công ty: Công ty CPĐT & TM Nga Sơn

Địa chỉ: TK.Hưng Long – H.Nga Sơn – Thanh Hóa Điện thoại: 0373 628 563

Fax: 0373 628 564

Email: Sieuthingason2010@gmail.com

Công ty được các cổ đông cùng sáng lập và đăng ký giấy phép kinh doanh tháng 3/2005.

Sau khi đăng ký kinh doanh, từ tháng 3 đến tháng 12 năm 2005 công ty triển khai dự án xây dựng “Trung tâm thương mại Nga Sơn”. Đến cuối tháng 12 năm 2005 dự án hoàn thành, công ty chính thức đi vào hoạt động với các ngành kinh doanh siêu thị và du lịch khách sạn.

Công ty cổ phần đầu tư và thương mại Nga Sơn những ngày đầu bước vào lĩnh vực kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, đội ngũ nhân viên ít, năng lực chuyên môn nghiệp vụ còn non yếu, công ty do mới thành lập nên chưa tạo được mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp, chưa am hiểu và chưa thâm nhập sâu được vào thị trường, còn nhiều vấn đề bất cập trong việc tìm kiếm nguồn hàng cũng như tìm kiếm đối tác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên, qua một quá trình hoạt động và phát triển, công ty đã kinh doanh từng bước hiệu quả, thị phần của DN được cải thiện, việc kinh doanh được mở rộng, các mặt hàng kinh doanh ngày càng đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân. Đó cũng chính là những thành công nhất định ban đầu của công ty.

Các ngành nghề kinh doanh

• Kinh doanh nhà hàng, khách sạn. • Dịch vụ ăn uống, giải khát.

• Kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại. • Đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa.

• Buôn bán điện tử, điện lạnh, điện dân dụng.

• Tổ chức hội nghị, hội thảo, lễ động thổ, khai trương, khánh thành, lễ cưới.

• Môi giới thương mại.

• Mua, bán, kinh doanh thuốc lá các loại.

2.1.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy sản xuất

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ vốn lưu ĐỘNG tại CÔNG TY cổ PHẦN đầu tư THƯƠNG mại NGA sơn (Trang 30 - 36)