Sự cần thiết nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ vốn lưu ĐỘNG tại CÔNG TY cổ PHẦN đầu tư THƯƠNG mại NGA sơn (Trang 26 - 27)

Quản trị vốn lưu động có hiệu quả là yêu cầu khách quan đối với cơ chế hạch toán kinh doanh, đó là kinh doanh tiết kiệm và có hiệu quả trên cơ sở tự chủ về tài chính.

Hầu hết các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều hướng tới mục tiêu là thu được lợi nhuận ( trừ một số doanh nghiệp nhà nước ngoài mục tiêu về lợi nhuận còn hướng đến các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, phục vụ các lợi ích công cộng cho toàn xã hội.). Bởi vì lợi nhuận là nguồn tích lũy cơ bản để doanh nghiệp tái sản xuất mở rộng, đồng thời cũng là nguồn chủ yếu để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Nó là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh kết quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và sự cạnh tranh gay gắt, việc có tạo ra lợi nhuận hay không quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì thế mà lợi nhuận được coi là đòn bẩy quan trọng và là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đạt được chỉ tiêu này đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp được ổn định.

Chính vì vậy mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh là đạt được lợi nhuận cao nhất, và để đạt được mục tiêu đó đòi hỏi doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao hiệu quả quản trị vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng nhằm đạt được lợi nhuận cao, góp phần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Mặt khác, do đặc điểm chu chuyển của vốn lưu động, các vòng tuần hoàn diễn ra liên tục, liên tiếp tạo thành vòng chu chuyển của vốn lưu động tại một thời điểm, vốn lưu động tồn tại ở nhiều

hình thái khác nhau và ở mọi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Do vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tăng cường công tác tổ chức quản lý vốn lưu động vì tổ chức quản lý vốn lưu động liên quan mật thiết đến việc nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động.

Thực tế cho thấy rằng, trong điều kiện sản xuất chưa cao như nước ta hiện nay, hiệu quả kinh tế đạt được nhìn chung là thấp, trình độ quản lý còn non kém, quá trình sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều kho khăn thì việc bổ sung vốn lưu động từ lợi nhuận để lại là rất hạn chế. Để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động tăng thêm tất yếu phải sử dụng vốn bên ngoài như: đi vay…thực chất, đây là khoản nợ mà doanh nghiệp phải trả chi phí sử dụng vốn do ảnh hưởng tới chi phí sản xuất kinh doanh từ đó ảnh hưởng tới giá thành, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp mà mục tiêu của mọi doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Do đó việc quản trị vốn hợp lý tiết kiệm, có hiệu quả sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm được lượng vốn vay mà vẫn hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh, từ đó giảm tới mức thấp nhất chi phí quản trị vốn tạo điều kiện tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ vốn lưu ĐỘNG tại CÔNG TY cổ PHẦN đầu tư THƯƠNG mại NGA sơn (Trang 26 - 27)