Tác động của Thông tư 07/2010/TT-NHNN

Một phần của tài liệu Cơ chế điều hành lãi suất của NHNN Việt Nam trong những năm gần đây (2008-2010)” (Trang 29 - 30)

3. Năm 2010

3.2.1.2.Tác động của Thông tư 07/2010/TT-NHNN

• Tác động tích cực

Thông tư 07 có hiệu lực sẽ hình thành mặt bằng lãi suất cho vay minh bạch, rõ ràng và

phản ánh đúng tín hiệu của thị trường. Cho phép áp dụng lãi suất thỏa thuận vừa tạo điều kiện cho DN vay được vốn với giá thỏa thuận minh bạch, vừa chấm dứt tình trạng phí “ngầm” trong bản thân mỗi tổ chức tín dụng mà NHNN cũng khó kiểm soát.

Với việc vận hành theo cơ chế của thị trường thì các NHTM sẽ thay đổi mức lãi suất

cho vay dựa trên các yếu tố: chi phí vốn đầu vào của ngân hàng; mức độ rủi ro của từng khách hàng; lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của họ và một số yếu tố liên quan khác. với việc vận hành theo cơ chế của thị trường thì các NHTM sẽ thay đổi mức lãi suất cho vay dựa trên các yếu tố: chi phí vốn đầu vào của ngân hàng; mức độ rủi ro của từng khách hàng; lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của họ và một số yếu tố liên quan khác.

Việc tiếp cận vốn của các DN chủ yếu sẽ phụ thuộc chính bản thân DN. Do đó, để tiếp

cận vốn dễ dàng hơn thì các DN sẽ phải hoạt động, sử vốn có hiệu quả và phải bỏ ra chi phí hợp lý cho các khoản vay của mình. Về việc tiếp cận vốn của các DN niêm yết Ông Nguyễn Băng Tâm, Phó chủ tịch Câu lạc bộ Các DN niêm yết cho biết:“Với các DN niêm yết, ông Tâm tự tin khi cho rằng có 90% là các DN tốt nên có thể tiếp cận được chính sách tín dụng hợp lý của các ngân hàng”.

Việc điều chỉnh chính sách nói trên cũng không có nhiều bất ngờ, bởi có những tín hiệu

trước đó nên DN cũng đã lường tính khi xét đến các kế hoạch vay vốn. • Tác động tiêu cực

Thỏa thuận lãi suất: Ngân hàng “cười”, DN “mếu”

DN không vay không được: Nhiều DN nhận định, trước đây, trường hợp khách hàng

vay trung, dài hạn để đầu tư sản xuất kinh doanh, ngân hàng phải áp lãi suất không quá 150% so với LSCB 8% một năm (tức là 12%/năm). Tuy nhiên, trên thực tế do thiếu vốn và phải huy động với chi phí cao, các ngân hàng đều tìm cách lách luật, cộng thêm phí, đẩy lãi suất

DN thực trả cao hơn nhiều so với trần 12% một năm. Nhiều DN bị ám ảnh bởi chuyện ngay cả khi được vay theo lãi suất trần vẫn phải bấm bụng chi thêm nhiều thứ phí không rõ ràng khác.

Với cơ chế “thỏa thuận” mới, nhiều DN lại càng phải lo lắng hơn khi chi phí vốn bị đẩy

lên cao, cộng thêm việc giá điện, giá xăng tăng… cũng sẽ khiến giá thành sản xuất tiếp tục bị đội lên, khó khăn lại càng chồng chất.Ông Nguyễn Văn Minh, Giám đốc Công ty Hải Vân (chuyên kinh doanh ống nước) cho biết, với mức lãi suất cho vay 16%-17%/năm, DN khó mà chịu đựng nổi, nhất là đối với các DN vừa và nhỏ. Áp lực lãi suất vay cao đang đẩy về phía các DN. Trước tình hình đó, thậm chí một số DN đang có kế hoạch chuyển sang vay USD với lãi suất khoảng 5%/năm, bởi theo tính toán vẫn có lợi hơn vay VND.

Thỏa thuận có thực theo thị trường: Nhiều ý kiến còn lo ngại “một cuộc đua lãi suất mới” sẽ nóng ngay trong những ngày tới đây và lần này có thể còn căng thẳng hơn năm 2008

vì được “thỏa thuận”. Ngân hàng sẽ mặc nhiên “mặc cả” với DN, trong khi DN thì phải “ngậm bồ hòn” vì nếu ngoảnh mặt với ngân hàng, đồng nghĩa với việc họ tự đặt dấu chấm hết cho công việc kinh doanh của mình!.

Một phần của tài liệu Cơ chế điều hành lãi suất của NHNN Việt Nam trong những năm gần đây (2008-2010)” (Trang 29 - 30)