Tác động của các chính sách

Một phần của tài liệu Cơ chế điều hành lãi suất của NHNN Việt Nam trong những năm gần đây (2008-2010)” (Trang 25 - 26)

2. Năm 2009

2.2.2.1.Tác động của các chính sách

• Tác động t ích cực

Các chính sách này nhằm giúp cho các DN có thể dễ dàng vay vốn đầu tư mở rộng sản xuất , giảm giá thành sản phẩm hàng hóa, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm trong điều kiện nền kinh tế chịu tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái trên thế giới. Do đó tạo cơ sở cho nền kinh tế nước ta phục hồi, thoát khỏi “đáy khủng hoảng”.

Tính đến hết tháng 10/2009, mức tăng trưởng dư nợ tín dụng đã lên trên 33% so với cuối năm 2008. Có thế nói Dư nợ tín dụng tăng nhanh trong 10 tháng đầu năm 2009 từ hiệu ứng của gói hỗ trợ lãi suất đã “giải cứu” các ngân hàng và DN.

• Tác động tiêu cực

Mức tăng trưởng tín dụng trên 33% tính đến hết tháng 10/2009 đã vượt khá xa so với nguồn tài trợ cho nó là tiền gửi của công chúng, mới chỉ tăng được 25,72%. Điều này đang gây ra tình trạng căng thẳng về thanh khoản đối với một số NHTM do NHNN chủ trương không “bơm” thêm tiền mặt cho các NHTM, buộc các NHTM phải tự tìm cách huy động trong công chúng để cân đối dư nợ cho vay. Thực tế, các NHTM đã và đang tiến hành liên tiếp các cuộc đua tăng lãi suất huy động cùng các chiêu khuyến mại; đường cong lãi suất bị “duỗi thẳng” ở ngưỡng 9,99%/năm. Một số ngân hàng đang quay sang phát hành các giấy tờ nọ khác như chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu ngân hàng...

Các ngân hàng đã mải mê chạy theo dư nợ tín dụng mà bỏ quên nhiệm vụ huy động vốn phần vì buộc phải đáp ứng nhu cầu vay vốn “chính đáng”của các đối tượng khách hàng nhưng không phải ngân hàng không có lợi. Hệ thống ngân hàng với trung bình 70% lợi nhuận thu từ hoạt động tín dụng liên tiếp công bố những khoản lơi nhuận “đáng nể” trong thời gian qua là minh chứng cho vế thứ hai này.

Mặt bằng lãi suất huy động bị đẩy lên sát với trần lãi suất cho vay đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh đã thu hẹp lợi nhuận của các ngân hàng nếu dùng vốn huy động đó để cho vay phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Các khoản lợi nhuận được công bố một cách

“kỳ lạ” trong bối cảnh suy giảm của nền kinh tế chỉ có thể được tạo bởi dư nợ cho vay tiêu dùng hoặc dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh nhưng với lãi suất “đặc biệt” nào đấy.

Một phần của tài liệu Cơ chế điều hành lãi suất của NHNN Việt Nam trong những năm gần đây (2008-2010)” (Trang 25 - 26)