Ảnh hưởng của chính sách tín dụng tới nền kinh tế nói chung

Một phần của tài liệu Cơ chế điều hành lãi suất của NHNN Việt Nam trong những năm gần đây (2008-2010)” (Trang 32 - 39)

3. Năm 2010

3.3.2.Ảnh hưởng của chính sách tín dụng tới nền kinh tế nói chung

3.3.2.1. Mục tiêu lạm phát

Biểu đồ 9 : Biểu đồ chỉ số giá tiêu dùng CPI trong nửa đầu năm 2009 và 2010

Ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát là vấn đề nóng của nửa cuối năm 2009 và đầu năm 2010 do chúng ta đã sử dụng những gói kích thích kinh tế khá mạnh. Sau 6 tháng, lạm phát ở mức khá thấp so với mức lo ngại trước đó. CPI tháng 6 tăng 0,22% so với tháng 5 là mức

tăng thấp nhất từ năm 2004 trở lại đây. Như vậy có thể nói kiểm soát lạm phát đã thực hiện khá tốt. Hơn nữa, chỉ số CPI những tháng gần đây cũng thấp hơn so với năm 2009.

3.3.2.2. Mục tiêu tăng trưởng

Tuy mục tiêu lạm phát có vẻ sẽ trở thành hiện thực, nhưng đi đôi với lạm phát lại là nguy cơ tiềm ẩn suy thoái. Lãi suất ngân hàng đang ở mức khá cao cản trở việc vay vốn phát triển của doanh nghiệp. Do đó tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm chỉ đạt 10,52% (so với cùng kỳ năm 2009 tăng 17%) trong khi mục tiêu tăng trưởng cả năm là 25% (năm 2009 là 38%). Nếu luồng vốn tín dụng vẫn bị hạn chế như vậy thì khả năng thúc đẩy đầu tư phát triển của doanh nghiệp sẽ bị hạn chế, dẫn đến tình trạng tốc độ tăng trưởng của năm 2010 chậm lại hoặc đà phục hồi năm 2010 bị ảnh hưởng.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ CỦNG CỐ CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT CỦA NHTW

Trong giai đoạn 2008-2010, các chính sách lãi suất của NHNN đã phát huy được vai trò tích cực của nó trong điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, những chính sách đó không phải là không có những hạn chế nhất định. Để hạn chế những tác động không mong muốn do biến động của lãi suất trên thị trường tín dụng và thị trường liên ngân hàng đối với chỉ tiêu lạm phát và tăng trưởng kinh tế; thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, NHNN Việt Nam đã rất kiên quyết, linh hoạt trong điều hành, triển khai đồng bộ các giải pháp cụ thể nhằm khẩn trương hạ thấp mặt bằng lãi suất huy động xuống khoảng 10%/năm và lãi suất cho vay xuống khoảng 12%/năm, tiếp tục duy trì ổn định thị trường tiền tệ, chủ động kiểm soát lạm phát và tích cực hỗ trợ tăng trưởng kinh tế vĩ mô trong năm 2010. Có thể nói,đấy là một trong những thành công vượt bậc của Việt Nam trong nỗ lực điều tiết nền kinh tế hiện nay.

Nhằm đảm bảo vốn cho nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước chủ trương không thay đổi mục tiêu tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán 20% và tăng trưởng tín dụng ở mức 25% cho năm 2010 như Nghị quyết số 18 của Chính phủ đề ra vào cuối quý một (tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm là 10,52%).

Trong thời gian tới,để khắc phục được những hạn chế cũng như phát huy được những thế mạnh của các chính sách lãi suất thì NHNN đã đề ra những giải pháp cơ bản cho lãi suất trong những tháng cuối năm 2010 cũng như trong dài hạn.

1. Trong ngắn hạn

Mục tiêu mà quốc hôi đã thông qua cho năm 2010 ở nghị quyết 03/NQ – CP cuả chính phủ, đặc biệt là chính sach tiền tệ theo đuổi 3 mục tiêu: ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát.

Trong những tháng cuối năm, chính sách tiền tệ vẫn thực hiện những bước đi thận trọng, chủ động bởi vì còn nhiều thách thức ở phía trước. Trong thời gian này, nền kinh tế vừa qua khỏi giai đoạn suy thoái , đang có đấu hiệu phục hồi, lạm phát có xu hướng đi xuống từ tháng 4 đến nay. Đồng thời, lãi suất thị trường và lãi suất ngoại tệ tăng nhẹ, tín dụng tăng trưởng có xu hướng thấp hơn cùng kì năm trước. Hơn nữa, các doanh nghiêp có nhu cầu vay vốn với lãi suất thấp để tiếp tục phục hồi và phát triển sản xuất. Trước tình hình ấy, CP đã ban hành nghị quyết số 23/NQ – CP chỉ đạo NHNN thực hiện giảm mặt bằng lãi suất. Trên cơ sở Nghị Định này, NHNN đã đưa ra 5 biện pháp giảm lãi suất huy động và cho vay:

• Tăng lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế được đặt lên hang đầu. Điều hành lượng cung ứng tiền theo kế hoạch đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt thông qua các công cụ chính sách tiền tệ, đảm bảo tổng phương tiện thanh toán và tín dụng năm 2010 tăng 20- 25%. Tăng lượng cung ứng tiền thông qua:

+ Điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở, chủ yếu là chào mua các giấy tờ có giá với kỳ hạn 7 ngày và 28 ngày; giảm lãi suất kỳ hạn 7 ngày từ 7.8 %/ năm xuống 7.5- 7%/ năm.

+ Tăng khối lượng cho vay tái cấp vốn.

+ Thực hiện hoán đổi ngoại tệ với các tổ chức tín dụng có dư vốn huy động bằng ngoại tệ; giảm lãi suất hoán đổi ngoại tệ kỳ hạn 1 tháng từ 8% xuống 7.5%/ năm và 3 tháng từ 8.5% xuống 8%/ năm.

+ Hỗ trợ thanh khoản trực tiếp cho các ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ nhằm ổn định thị trường tiền tệ- tín dụng.

• Ổn định các mức LSCB và lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở và lãi suất hoán đổi ngoại tệ.

• Tăng thêm khối lượng vốn giao dịch qua nghiệp vụ thị trường mở với kỳ hạn và lãi suất hợp lý.

• Tiếp tục cho vay tái cấp vốn để hỗ trợ các ngân hàng thương mại mở rộng tín dụng đối với nông nghiệp và nông thôn, xuất khẩu, DN nhỏ và vừa.Giải pháp này được đề cập trong nghị đinh số 41/2010 NĐ – CP ngày 12/4 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

• Phối hợp với hiệp hội Ngân hàng VIệt Nam thúc đẩy các ngân hàng thực hiện đồng thuận về lãi suất huy động và cho vay theo hướng giảm phù hợp với chỉ đạo của chính phủ.( Từ 1/5/2010 các ngân hàng thương mại nhà nước đều đồng thuận giảm lãi suất cho vay khoảng 0.5 – 1%/năm đối với các đối tượng vay theo chỉ đạo của chính phủ tại điểm d, khoản 5, nghi quyết số 18/NQ- CP ngày 6/4/2010 của Chính phủ: áp dụng lãi suất cho vay VND tối đa là 13%/năm đối với khoản vay để chi phí sản xuất nông- lâm – ngư nghiệp; DN xuất khẩu, chi phí sản xuất của DN vừa và nhỏ.

2. Trong dài hạn

“Chính sách lãi suất cần linh hoạt”

Mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất của phần lớn NHTW của các nước trên thế giới cũng như NHNN VN là ổn định giá trị đồng tiền của quốc gia – thông qua việc kiểm soát lạm phát. Trong đó, lãi suất là một trong những công cụ điều hành chính sách tiền tệ của NHTW để đạt được mục tiêu tôn chỉ đó.

Đối với các nền kinh tế thị trường chưa phát triển như VN, nhiều quan hệ kinh tế chưa thực sự mang tính thị trường thì việc vận dụng các nền tảng lý thuyết (điển hình như quy tắc Taylor - giúp cho một NHTW xác định được các tỷ lệ lãi suất trong ngắn hạn khi các điều kiện kinh tế thay đổi để đạt được hai mục tiêu là ổn định kinh tế trong ngắn hạn và kiểm soát lạm phát trong dài hạn), để hoạch định chính sách lãi suất cần có sự linh hoạt, bám sát mục tiêu định hướng phát triển kinh tế xã hội cũng như các diễn biến thực tế của thị trường. Trong điều kiện như hiện nay, để đạt được mục tiêu định hướng nêu trên, hoạch định chính lãi suất của NHNN cần phải xem xét đến các yếu tố thực tế, từ đó giúp cho những chính sách của NHNN phù hợp với hoàn cảnh kinh tế trong thời gian cụ thể:

2.1. Phải cân nhắc lợi ích

NHNN cần đưa ra những giải pháp thích hợp để chính sách lãi suất phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất. để thực hiện được điều đó,NHNN phải cân nhắc những lợi ích sao cho trong tổng thể,lợi ích mà nền kinh tế đạt được là lớn nhất.

2.2. Đảm bảo tính ổn định

Chính sách lãi suất là một công cụ của CSTT. Vì vậy mục tiêu theo đuổi của chính sách lãi suất phải nằm trong mục tiêu của CSTT, quá trình hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất trong từng thời kỳ luôn phải đảm bảo mục tiêu bao trùm của CSTT là ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô. Điều đó có nghĩa, sự thay đổi cơ chế điều hành lãi suất không được gây ra những cú sốc thị trường, đảm bảo tính ổn định và thực hiện các mục tiêu kiểm soát lạm phát, tăng trưởng kinh tế. Đây là nguyên tắc cơ bản trong hoạch định chính sách lãi suất từng thời kỳ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện nay, lãi suất huy động và cho vay của các NHTM đang ở mức cao, xét theo lãi suất thực dương và khả năng hấp thụ của nền kinh tế.NHNN đã và đang thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ để ổn định lãi suất thị trường theo xu hướng giảm dần như tích cực hỗ trợ thanh khoản đối với NHTM với kỳ hạn dài hơn, khối lượng lớn hơn so với trước đây, hỗ trợ thông qua tái cấp vốn và hoán đổi ngoại tệ, chỉ đạo các NHTM Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong cung ứng vốn và điều chỉnh lãi suất giảm dần phù hợp diễn biến nền kinh tế.

2.3. Hoàn thiện hệ thống lãi suất

Trước mắt, phải thiết lập một mức LSCB định hướng được lãi suất thị trường. Theo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, để có thể phát huy được tốt vai trò định hướng của LSCB thì bản thân NHTW của quốc gia đó phải xác định được những mục tiêu điều hành cụ thể trên cơ sở định lượng cụ thể về lạm phát, tăng trưởng, hoặc lãi suất ngắn hạn mà tại đó nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng.Vì vậy, việc hoàn thiện cơ chế hình thành LSCB – làm cơ

sở định hướng chuẩn cho lãi suất thị trường liên ngân hàng, thị trường tiền tệ là một việc cần thiết phải thực hiện trong thời gian này.

Trên cơ sở mức LSCB, hình thành đồng bộ các mức lãi suất chỉ đạo, như lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm và lãi suất nghiệp vụ thị trường mở nhằm chủ động điều tiết lãi suất thị trường và các hành vi cho vay, đi vay của các thành viên trên thị trường tiền tệ.

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất, ổn định mặt bằng lãi suất để kiểm soát lạm phát hướng tới ổn định kinh tế vĩ mô là nhiệm vụ trước mắt và trọng tâm của ngành ngân hàng.

2.4. Nâng cao chất lượng dự báo kinh tế

NHNN tiếp tục nâng cao chất lượng công tác dự báo kinh tế vĩ mô và tiền tệ; bám sát các mục tiêu tiền tệ đã được xác định để điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp đồng bộ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác theo chỉ đạo của Chính phủ, góp phần đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô.

KẾT LUẬN

Lãi suất chỉ là một phương tiện chứ không phải mục đích, do đó chính sách lãi suất phải gắn liền với các chính sách kinh tế mà trực tiếp chính là chính sách tiền tệ, tài chính, tín dụng và chính sách kinh tế đối ngoại.

Đề tài này ngoài phần lý thuyêt chung về lãi suất, em đã đề cập tới cơ chế điều hành lãi suất của NHTW trong những năm 2008-2010. Từ đó đề ra các giải pháp

nhằm hoàn thiện và củng cố cơ chế điều hành lãi suất của NHTW trong giai đoạn hiện

nay. Các giải pháp đó mang tính linh hoạt, mềm dẻo và phù hợp với tình hình thực tế. Qua quá trình thực hiện đề tài này, em đã hiểu rõ thêm nhiều vấn đề về những kiến thức đã học, hiểu được phần nào về cơ chế điều hành lãi suất ở Việt Nam trong thời gian qua. Tuy nhiên do trình độ nhận thức còn hạn chế, kiến thức thực tế còn ít và thời gian thu thập số liệu không nhiều nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, em rất mong được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của thầy cô.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Ngân hàng thương mại. - Reed Edward, Gill Edwardk. TpHCM. 2. Giáo trình Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính. - Frederic. S. Mishkin. 3. Tạp chí Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Cơ chế điều hành lãi suất của NHNN Việt Nam trong những năm gần đây (2008-2010)” (Trang 32 - 39)