ĐƯA RA CÁC SÁNG KIẾN HOÀN THIỆN VÀ ĐỔI MỚI

Một phần của tài liệu 'hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất của chính quyền thị xã thái hòa, tỉnh nghệ an (Trang 78 - 104)

Các chính sách BTHTĐC hiện nay chỉ được ban hành bởi các cơ quan cấp trung ương và cấp tỉnh, do đó trong quá trình tổ chức thực thi vào thực tiễn thường xẩy ra tình trạng chính sách không phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội, phong tục tập quán của địa phương, như chính sách hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản

xuất (hỗ trợ 40 % giá đất) đối với đất có nguồn gốc nhận khoán của Nông trường tuy nhiên trong quá trình thực hiện một số dự án tại xã Nghĩa Hòa, xã Đông Hiếu và xã Nghĩa Mỹ thì một số thửa đất có nguồn gốc từ Nông trường nhưng không có Hợp đồng giao khoán với các Nông trường, để đảm bảo tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án theo kế hoạch đề ra thì UBND thị xã đã có văn bản xin chủ trương của UBND tỉnh cho thực hiện hỗ trợ 40 % giá đất đối với đất có nguồn gốc từ Nông trường nhưng không có hợp đồng giao khoán như đất đã có Hợp đồng nhận khoán; hoặc chế độ hỗ trợ 35% giá đất nông nghiệp trong ranh giới phường, do văn bản luật của Trung ương cũng như tại Quyết định số 04/2010/QĐ.UBND của UBND tỉnh Nghệ An quy định về BTHTTĐC chưa có quy định rõ ràng về diện tích được hỗ trợ 35 %, sau khi đối rà soát, đối chiếu với các quy định của pháp luật và tình hình thực tiễn thì chính quyền Thái Hòa đã có văn bản xin ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, Bộ Tài nguyên – Môi trường để thực hiện hỗ trợ toàn bộ diện tích đất nông nghiệp được hưởng chế độ 35 % giá đất trung bình của các hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng.

2.4. ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT CỦA CHÍNH TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT CỦA CHÍNH TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT CỦA CHÍNH QUYỀN THỊ XÃ THÁI HÒA GIAI ĐOẠN 2008-2011

2.4.1. Đánh giá theo các tiêu chí tổ chức thực thi chính sách

Để đánh giá tổ chức thực thi chính sách BTHTTĐC có thể sử dụng nhiều loại tiêu chí khác nhau, tuy nhiên trong luận văn này tác giả sử dụng các tiêu chí sau đây để đánh giá và kết quả đạt được như sau:

2.4.1.1. Về tính hiệu lực của chính sách

Từ bảng số liệu của ba dự án mẫu được chọn nghiên cứu ở trên trong các năm 2008, 2009, 2010, 2011 cho thấy kết quả được so với mục tiêu đề ra trong khoảng từ 66 % - 73 %, trong tình hình khó khăn, phức tạp, ách tắc nói chung trong việc thực thi các chính sách BTHTTĐC của các địa phương trong cả nước và tại địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng thì những kết quả đạt được nêu trên cho thấy chính quyền Thái Hòa đã cơ bản đạt được các mục tiêu đề ra, đảm bảo tính hiệu lực trong

công tác quản lý Nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Trong quá trình thực thi các chính sách của Trung ương, tỉnh thì các cơ ban ngành, các xã phường, chủ đầu tư dự án, người bị thu hồi đất và các đối tượng liên quan đã chấp hành tốt sự chỉ đạo của chính quyền thị xã Thái Hòa về quy trình thực hiện, kiểm đếm, áp giá, tính toán các chế độ bồi thường, HTTĐC, dành nguồn lực cho đào tạo việc làm và ổn định đời sống của người dân.

Tuy nhiên, bên cạnh đó thì trong quá trình thực hiện chính quyền Thái Hòa vẫn còn một số tồn tại thể hiện các chính sách chưa được quan tâm, thực thi nghiêm túc như có 07 dự án chưa bố trí kinh phí cho việc đào tạo, giải quyết việc làm; có 06 dự án tại 03 xã, phường ( xã Nghĩa Hòa, phường Quang Phong, xã Đông Hiếu) xẩy ra tình trạng đơn thư khiếu nại vượt cấp kéo dài từ năm 2008 đến nay chưa được giải quyết dứt điểm; có 05 dự án ( gồm: đường Trục chính, đường Ngang N6, trường Trung cấp nghề kinh tế kỹ thuật Miền Tây Nghệ An, Trụ sở Chi cục thuế, đường vào Trung tâm xã Nghĩa Hòa giai đoạn II) được phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư từ năm 2009 và năm 2010 nhưng nhân dân không nhận đất tái định cư do đơn giá bồi thường, hỗ trợ thấp nhưng đơn giá đất tại các Khu tái định cư lại cao, hạ tầng yếu kém.

2.4.1.2. Về tính hiệu quả của chính sách

Các dự án được triển khai đã góp phần chỉnh trang bộ mặt đô thị, thúc đẩy kinh tế xã hội của địa phương phát triển, tăng thu ngân sách, đẩy nhanh quá trình đô thị hóa của thị xã Thái Hòa, nhiều dự án đã giải quyết việc làm, cải thiện cuộc sống cho người bị thu hồi đất như dự án Trang trại bò sữa Vinamilk tại xã Đông Hiếu, Khu đô thị mới Đông Hưng tại xã Nghĩa Mỹ; đường vào Trung tâm xã Nghĩa Hòa giai đoạn I đi qua ba xã Nghĩa Hòa, Nghĩa Thuận, Đông Hiếu đã nên sự lưu thông hàng hóa của các địa phương với các khu vực lân cận.

Tuy nhiên một số dự án chưa thực sự đem hiệu quả về mặt xã hội cho những người bị mất đất tại những đơn vị có chính sách được triển khai như dự án Quy hoạch khu vực trồng cỏ phục vụ phát triển đàn bò sữa của Công ty cổ phần thực phẩm sữa TH thu hồi 600 ha đất nông nghiệp tại xã Đông Hiếu, với số lượng người

được nhận vào làm công nhân tại Nhà máy rất ít so với số lượng người bị ảnh hưởng sẽ để lại hậu quả lâu dài về mặt xã hội cho địa phương như gia tăng tỷ lệ người thất nghiệp trong độ tuổi lao động, các tệ nạn xã hội....vv.

2.4.1.3. Về tính bền vững của chính sách

Việc tổ chức thực thi các chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đã tuân thủ đúng các quy định của pháp luật của Trung ương và tỉnh đề ra, góp phần đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng; đảm bảo an sinh xã hội và quyền lợi cho người bị thu hồi đất.

2.4.2. Đánh giá theo các giai đoạn của quá trình tổ chức thực thi chính sách

2.4.2.1. Điểm mạnh

Trong giai đoạn 2008 – 2011 việc tổ chức thực thi chính sách BTHTTĐC khi Nhà nước thu hồi đất tại Thái Hòa có những điểm mạnh như sau:

- Các chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư do chính quyền Trung ương, tỉnh ban hành cơ bản đã giải quyết triệt để các vấn đề mà thực tiễn yêu cầu.

- Thị uỷ, UBMTTQ, HĐND, UBND, các phòng ban ngành của thị xã và chính quyền các xã, phường đã quan tâm chỉ đạo đối với việc tổ chức thực thi chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư.

- Bộ máy tham mưu tổ chức thực thi chính sách BTHTTĐC đã được UBND thị xã quan tâm thành lập Hội đồng BTHTTĐC cho mỗi dự án, đảm bảo tính cụ thể, thiết thực. Ngay từ năm 2010 thị xã đã thành lập Tổ tư vấn BTHTTĐC giúp việc thường xuyên cho Hội đồng BTHTTĐC với đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao.

- Công tác thông tin tuyên truyền được quan tâm, cụ thể hóa bằng văn bản đến tận cơ sở. Với mỗi dự án được triển khai đều dành kinh phí để in ấn, chứng thực các văn chế độ chính sách của Nhà nước như đơn giá đất, cây cối hoa màu, vật kiến trúc gửi cho xóm trưởng, khối trưởng để phố biến cho nhân dân nắm bắt, tìm hiểu.

- Chính quyền thị xã quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về quản lý đất đai, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho cán bộ trực tiếp tham gia từ cấp thị xã đến các xã, phường; chủ đồng ghép các

chương trình, dự án tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức cho nhân dân.

- Chính quyền thị xã đã kịp thời trong việc xin ý kiến của các cơ quan cấp tỉnh, trung ương đối với những cơ chế chính sách chưa được quy định rõ trong văn bản của Nhà nước hoặc chưa phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương như giá đất ở trung bình để hỗ trợ đất nông nghiệp nằm trong ranh giới phường, hỗ trợ đối với hộ gia đình bị thu hồi trên 30 % đất nông nghiệp, hoặc bồi thường, hỗ trợ đối với đất sản xuất nông nghiệp có nguồn gốc từ Nông trường Đông Hiếu; bồi thường đất vườn liền kề đất ở trước năm 1980.

- Việc thực hiện các mục tiêu của của chính sách BTHTĐC đã góp phần vào thực hiện các mục tiêu theo định hướng kế hoạch của địa phương, cụ thể trong số 43 dự án đã và đang triển khai tại địa bàn thị xã các chủ đầu tư đã có đất để xây dựng các công trình theo thiết kế, đảm bảo tiến độ theo kế hoạch đề ra, đa số nhân dân đồng tình ủng hộ các chủ trương chính sách của Nhà nước và chủ trương thực hiện dự án, những người bị thu hồi đất được quan tâm đào tạo nghề mới, cuộc sống ổn định và an tâm làm việc. Qua đó giúp cho thị xã Thái Hòa thuận lợi hơn trong việc thu hút các nhà đầu tư tiềm năng để phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

- Các chương trình, dự án được triển khai tại địa bàn đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của thị xã cũng như các vùng phụ cận, một số dự án về nông nghiệp như Công ty Cổ phần sữa Việt Nam(Vinamilk), Quy hoạch chăn nuôi bò sữa của Công ty cổ phần thực phẩm sữa TH đã tăng thu ngân sách, tạo được thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động tại địa phương, giảm các gánh nặng về giải quyết việc làm cho xã hội.

- Việc tổ chức thực thi các chính sách đã các cơ quan ban ngành và người bị thu hồi đất đánh giá đảm bảo công khai, công bằng, minh bạch, dân chủ.

- Hội đồng nhân dân, Ủy ban mặt tổ quốc các cấp, cơ quan Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân đã thực hiện tốt chức năng kiểm tra, đánh giá và có văn bản kiến nghị để các cơ quan thực thi chính sách kịp thời điều chỉnh những vấn đề còn bất cập.

- Công tác hoà giải, giải quyết các khiếu nại, tranh chấp liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng đã quan tâm tập trung giải quyết dứt điểm, không để tình trạng đơn thư vượt cấp kéo dài, số lượng đơn thư đã giảm theo từng năm: 2008 có 128 đơn, 2009 có 93 đơn, 2010 có 80 đơn, 2011 có 65 đơn khiếu nại về chính sách bồi thường, hỗ trợ và thái độ làm việc của cán bộ công chức trực tiếp tham gia giải phóng mặt bằng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Quan tâm tổ chức tổng kết, rút bài học kinh nghiệm về công tác lãnh đạo, chỉ đạo của hệ thống chính trị các cấp cũng như về chuyên môn nghiệp vụ, từ đó có kiến nghị để sửa đổi chính sách và phương pháp tổ chức thực hiện chính sách cho phù hợp hơn với tình hình thực tiễn.

2.4.2.1. Điểm yếu

Mặc dù đã đạt được những kết quả quan trọng nhưng tổ chức thực thi chính sách BTHTTĐC của chính quyền thị xã còn tồn tại một số điểm yếu như sau:

- Việc lãnh đạo, chỉ đạo về thực thi chính sách khi đi vào nội dung triển khai cụ thể ở một số xã, phường còn lúng túng. Sự phối kết hợp giữa Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các phòng, ban ngành, cơ sở trong việc tuyên truyền và triển khai thực hiện chưa nhịp nhàng nên hiệu quả chưa cao.

- Công tác tuyên truyền chưa quyết liệt và chưa thường xuyên liên tục, chưa đồng bộ, sức lan toả chưa nhiều.

- Bộ máy làm công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định từ cấp thị xã đến cấp xã chưa có sự thống nhất, chủ yếu là kiêm nhiệm, chức năng, nhiệm vụ chưa rõ ràng; trình độ, năng lực và phẩm chất ở một bộ phận cán bộ còn hạn chế. Đến nay cơ chế hoạt động của Tổ tư vấn bồi thường, hỗ trợ, tái định cư vẫn còn mang tính chất lâm thời, chưa phải là đơn vị có tư cách pháp nhân, cán bộ làm việc chủ yếu là Hợp đồng ngắn hạn, tư tưởng chưa ổn định và chuyên tâm công tác.

- Tiến độ lập, thẩm định, phê duyệt Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định và

thực hiện giải phóng mặt bằng của một số dự án chậm, chưa đáp ứng yêu cầu đề ra, nhất là đối với các công trình, dự án trọng điểm phát triển kinh tế- xã hội của thị xã.

- Việc giải quyết tồn tại, vướng mắc trong bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi

đồng thuận cao của người bị thu hồi đất.

- Sự phối kết hợp giữa các ngành chức năng, UBND các xã, phường với Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thiếu tính đồng bộ, chưa phân rõ trách nhiệm cụ thể, nên việc tổng hợp, đôn đốc chỉ đạo chưa được thường xuyên.

- Công tác thông tin, báo cáo chưa kịp thời, thiếu dữ liệu, cơ chế báo cáo chưa rõ ràng, nội dung báo cáo chưa đầy đủ.

- Các kế hoạch triển khai thực hiện còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao, các mục tiêu đề ra cho mỗi giai đoạn chưa đạt so với yêu cầu.

- Hoạt động đánh giá, giám sát có thực hiện nhưng còn mang tính chất hình thức, chiếu lệ nên chất lượng thấp, công tác đánh giá cũng được tiến hành nhưng không liên tục, kịp thời. Các cán bộ tham gia tại các cơ Cơ quan có chức năng giám sát, các Đoàn giám sát chưa am hiểu sâu đối với chính sách BTHTTĐC. Việc theo dõi tổ chức thực thi chính sách nhằm phát hiện ra những vấn đề bất cập để khắc phục kịp thời chưa được thực hiện nghiêm túc. Thông tin mà hoạt động giám sát và đánh giá cung cấp chưa đáp ứng đầy đủ và kịp thời cho quá trình hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách.

- Chính sách của nhà nước chỉ quy định ở mức độ pháp luật chung trên địa bàn toàn tỉnh nên chưa tính tới các yếu tố về văn hóa, tập quán, đặc thù của địa phương nên trong quá trình thực thi chính quyền thị xã chưa giải quyết được tận gốc của vấn đề, gây ảnh hưởng đến tiến độ các dự án chậm theo kế hoạch, như: chính sách tái định cư đối với người dân tộc thiểu số; chính sách bồi thường, hỗ trợ đối với đất nông nghiệp có nguồn gốc từ Nông trường Đông Hiếu...vv.

- Các chính sách về bồi thường hỗ trợ đất nông nghiệp trong ranh giới phường, đất nông nghiệp tiếp giáp khu dân cư đã tạo nên sự mất công bằng về số tiền được bồi thường, hỗ trợ trong cùng một khu đất bị thu hồi.

2.4.2.2. Nguyên nhân của điểm yếu

- Một số chính sách BTHTTĐC của Trung ương, tỉnh ban hành chưa thực sự phù hợp với thực tiễn như chính sách về bồi thường, hỗ trợ đất do UBND tỉnh ban

hành hàng năm chưa phù hợp, sát đúng với thị trường. Mặc dù các văn bản như Nghị định 69/2009/NĐ-CP, Thông tư 14/2010/TT.BTNMT đã quy định giá đất phải phù hợp với trường và nếu có sự chênh lệch lớn thì sẽ xem xét, điều chỉnh nhưng việc điều chỉnh chưa được quan tâm triển khai.

- Các chính sách về hỗ trợ sau thu hồi đất như: hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất, chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm còn mang tính tượng trưng, hình thức chưa đi vào chiều sâu đề thực sự giúp đỡ người bị thu hồi ổn định tư tưởng, đời sống khi mất đất, một số hộ gia đình, cá nhân sau khi mất tư liệu sản xuất đã thành công

Một phần của tài liệu 'hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất của chính quyền thị xã thái hòa, tỉnh nghệ an (Trang 78 - 104)