KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ HUYỆN, THỊ XÃ

Một phần của tài liệu 'hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất của chính quyền thị xã thái hòa, tỉnh nghệ an (Trang 43 - 104)

1.3.1.1. Kinh nghiệm của huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

Quỳnh Lưu là huyện địa đầu xứ Nghệ, nằm về phía Bắc của tỉnh Nghệ An, với

diện tích tự nhiên 607,378km2, dân số 381.948 (tính đến 31/12/2010); có 43 đơn vị

hành chính (gồm 41 xã và 2 thị trấn), trong đó có 20 xã, thị trấn và có đồng bào theo đạo; có 538 thôn, bản, khối phố. Huyện có tuyến đường Quốc lộ 1A, Quốc lộ 48, đường sắt Bắc Nam, đường Tỉnh lộ 537 đi qua; có khu đô thị mới Hoàng Mai, khu du lịch biển Quỳnh, vùng thị tứ đang hình thành và phát triển. Địa hình được chia làm ba vùng gồm miền núi - bán sơn địa; đồng bằng và ven biển.

Từ năm 2008 đến nay chính quyền huyện Quỳnh lưu đã triển khai hơn 100 dự án với tổng giá trị đầu tư đạt gần 1.000 tỉ đồng trong năm 2010 với các ngành nghề khách sạn nhà hàng, dịch vụ du lịch, sản xuất kinh doanh, Giao thông thủy bộ… Nhiều công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng đạt hiệu quả kinh tế cao đưa Quỳnh Lưu (Nghệ An) thành điểm dẫn đầu toàn tỉnh về thu hút đầu tư.

Để tạo điều kiện thuận lợi nhất trong quá trình thực hiện đầu tư, Quỳnh Lưu đã phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị vào việc tuyên truyền vận động nhân dân giải phóng mặt bằng nên chỉ trong năm 2010 đã giải phóng thành công 290 ha giao cho các nhà đầu tư, tạo ra nhiều khu công nghiệp lớn như khu công nghiệp Hoàng Mai 297 ha, khu công nghiệp Đồng Hồi 436 ha. UBND huyện ban hành đề án nâng cao chất lượng quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn, tích cực củng cố hệ thống đê biển, đê sông, kè chắn sóng ở Quỳnh Lộc, Sơn Hải, đê Liên xã Long -Thuận - Thọ.

Để đạt kết quả trên là nhờ sự đồng thuận cao trong cấp ủy, chính quyền huyện, nhằm vào các vùng đồi hoang hóa, vùng bán sơn địa nơi hạ tầng kỹ thuật, hệ thống

điện nước khó khăn để đặt điểm xây dựng.

Tranh thủ tối đa các nguồn vốn, tạo điều kiện thuận lợi nhất rải thảm đỏ mời gọi các nhà đầu tư. Chủ động liên hệ với các doanh nghiệp ở Sài Gòn, Hà Nội và con em của huyện thành đạt trong ngoài nước. Tạo môi trường thông thoáng, cải cách triệt để thủ tục hành chính, chỉ đạo các ban phòng chuyên môn phối hợp đồng bộ, nhân dân đồng thuận ủng hộ các chủ trương, chính sách của nhà nước đề ra.

- Ban thường vụ huyện ủy huyện Quỳnh Lưu đã ra Nghị quyết số 12/NQ.HU về việc yêu cầu mỗi cán bộ Đảng viên có trách nhiệm tuyên truyền, vận động cho nhân dân hiểu về chế độ chính sách của Nhà nước, giao cho các tổ chức đoàn thể như Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh vận động hội viên thực hiện tốt các chủ trương của Nhà nước.

- Chính quyền, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể, cơ quan thông tin đại chúng tăng cường phối hợp trong công tác tuyên truyền, phổ biến vận động, làm rõ lợi ích về nhiều mặt của dự án, qua đó để nhân dân thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất.

- Bố trí cán bộ có trình độ, phẩm chất đạo đức, năng lực, am hiểu các chế chính sách của Đảng, Nhà nước để làm cho dân hiểu, dân tin tưởng và thực hiện tốt các dự án theo chủ trương đề ra. Trong năm 2011 UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số 51/2011/QĐ.UBND ngày 19/10/2011 về việc thành lập Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Quỳnh Lưu. Việc thành lập Trung tâm đã làm cho công tác thu hồi đất của chính quyền huyện chuyên nghiệp, bài bản hơn, công tác bồi thường, hỗ trợ được thực hiện đảm bảo cho quyền lợi của nhân dân.

1.3.1.2. Kinh nghiệm của huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An

Huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An được thành lập sau khi chia tách để thành lập thị xã Thái Hoà theo Nghị định 164 CP của Chính phủ, Nghĩa Đàn là một huyện nghèo với diện tích trên 61.000 ha đất tự nhiên, dân số trên 13 vạn người, có 24 xã trong đó sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, CN - TTCN và thương mại - dịch vụ còn sơ khai, cơ sở hạ tầng thấp kém, tỷ lệ hộ nghèo cao, đời sống nhân dân nhìn chung còn thấp, có 9/24 xã đặc biệt khó khăn và hơn một nửa số xã có xóm, bản đặc biệt khó khăn.

Các lĩnh vực giáo dục -đào tạo, y tế, văn hoá xã hội có mặt bằng phát triển thấp, trật tự an toàn xã hội còn những bất cập. Là địa phương duy nhất chưa có thị trấn huyện lỵ, trụ sở các cơ quan hành chính huyện phải xây mới hoàn toàn.

Dù gặp rất nhiều khó khăn, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện và sự nỗ lực không ngừng của cả hệ thống chính trị, của đồng bào các dân tộc trên địa bàn, Nghĩa Đàn từng bước khẳng định được vị trí và nỗ lực của địa phương, tạo thế và lực mới cho những năm tiếp theo với những thành tựu nổi bật.

Sớm ổn định tổ chức bộ máy của cả hệ thống chính trị. Tập trung chỉ đạo quyết liệt trong việc lập quy hoạch, xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020. Điều chỉnh mở rộng quy hoạch thị trấn hợp lý. Xác định lại cơ cấu kinh tế trên địa bàn.

Quan tâm đến công tác đền bù giải phóng mặt bằng, xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, từ đó dành nhiều thời gian, huy động lực lượng lớn cán bộ, công chức triển khai một cách quyết liệt, hiệu quả, đảm bảo đúng luật pháp, chính sách và đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người dân liên quan, trong thời gian những dự án đã được triển khai tại huyện Nghĩa Đàn như: Đường nối quốc lộ 1 A – huyện Nghĩa Đàn – thị xã Thái Hòa, đường nối Hồ Chí Minh đi quốc lộ 48, đường nối quốc lộ 15 A đi đường Hồ Chí Minh, Nhà máy chế biến sữa của Công ty Cổ phần thực phẩm sữa TH với quy mô 2.245, 6 ha với tổng tiền bồi thường, hỗ trợ là 414,2 tỷ đồng.

Nhiều công trình, dự án phát triển cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng. Tính từ thời điểm chia tách đến đầu tháng 4 năm 2011 tổng mức đầu tư các dự án là 707 tỷ 166 triệu đồng. Tập trung đẩy nhanh tiến độ khởi công, xây dựng các tuyến đường giao thông lớn như: Đường Đông Hồi - Nghĩa Đàn - Thái Hoà , đường Hồ Chí Minh nối quốc lộ 48, đường Trung - Bình – Lâm, đường cứu hộ cứu nạn, Trung tâm Y tế huyện, Nghĩa trang liệt sỹ huyện… và nhiều dự án đã phát huy hiệu quả. Đặc biệt, hạ tầng khu trung tâm hành chính huyện đang được khẩn trương xây dựng khang trang, đẹp đẽ, được đưa vào sử dụng từ tháng 5/2011.

Để đạt được kết quả nêu trên, trong thời gian qua chính quyền huyện Nghĩa Đàn đã thực hiện những nội dung sau:

- Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được xác định là một trong những nhiệm

vụ chính trị quan trọng của các cấp ủy Đảng chính quyền từ cấp huyện đến cấp xã. Cả

hệ thống chính trị đã tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện, trong đó chú trọng việc rà soát các công trình, dự án còn vướng mắc để kịp thời nắm bắt, giải quyết, cụ thể hàng tháng, hàng quý trực tiếp Bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND và trưởng các ban ngành đều tổ chức đối thoại để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để từ đó có phương án giải quyết vừa đúng pháp luật và đảm bảo hài hòa lợi ích của người bị thu hồi đất.

- Quan tâm đến việc giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất sau khi giải phóng mặt bằng, như đã thống nhất với Công ty Cổ phần thực phẩm sữa TH có chính sách thu hút con em của các hộ gia đình, cá nhân là đối tượng bị ảnh hưởng có trình độ từ Trung cấp chuyên nghiệp trở lên vào làm việc tại Công ty.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho chính quyền thị xã Thái Hòa

Thị xã Thái Hòa là đơn vị có nhiều nét tương đồng về tình hình kinh tế xã hội với huyện Quỳnh Lưu và huyện Nghĩa Đàn. Đây là những đô thị mới, trẻ được cấp trên quan tâm đầu tư để làm đầu tàu phát triển cho các vùng phụ cận. Từ những kinh nghiệm của chính quyền huyện Quỳnh Lưu và huyện Nghĩa Đàn, trong thời gian tới để tổ chức thực thi chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành công chính quyền thị xã Thái Hòa cần thực hiện tốt những nội dung sau:

- Xác định BTHTTĐC là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, từ các cấp lãnh đạo cao nhất của địa phương phải thực sự vào cuộc để kịp thời có sự chỉ đạo, điều hành kịp thời, giải quyết dứt điểm còn vướng mắc.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao dân trí, vận động nhân dân; xác định tuyên truyền vận đồng là công cụ quan trọng, cốt yếu trong công tác BTHTTĐC.

- Bố trí cán bộ có trình độ, kinh nghiệm, có đức, có tài để thực hiện các nhiệm vụ về thu hồi đất.

- Đề nghị UBND tỉnh thành lập Trung tâm phát triển quỹ đất để công tác thu hồi đất đảm bảo chuyên nghiệp, khoa học và chủ động.

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI

ĐẤT CỦA CHÍNH QUYỀN THỊ XÃ THÁI HÒA

2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THỊ XÃ THÁI HÒA2.1.1 Giới thiệu thị xã thái Hòa2.1.1 Giới thiệu thị xã thái Hòa 2.1.1 Giới thiệu thị xã thái Hòa

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý

Thái Hòa là thị xã thứ 2 và là đơn vị hành chính thứ 20 của tỉnh Nghệ An mới được thành lập do điều chỉnh địa giới hành chính huyện Nghĩa Đàn để thành lập thị xã Thái Hòa theo Nghị định 164/2007/NĐ.CP ngày 15/11/2007 của Chính phủ, có vị trí địa lý như sau:

- Phía Đông giáp huyện Quỳnh Lưu; - Phía Tây giáp huyện Nghĩa Đàn; - Phía Nam giáp huyện Nghĩa Đàn;

- Phía Bắc giáp huyện Nghĩa Đàn. Thị xã Thái Hòa có 10 đơn vị hành chính bao gồm 4 phường và 6 xã: phường Hòa Hiếu, phường Quang Tiến, phường Quang Phong, phường Long Sơn, xã Nghĩa Thuận, xã Nghĩa Mỹ, xã Nghĩa Hòa, xã Nghĩa Tiến, xã Tây Hiếu và xã Đông Hiếu.

2.1.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội

Cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch cơ bản đúng hướng:

+ Nông, lâm nghiệp; thuỷ sản: 12,7%/KH 12,6%

+ Công nghiệp - Xây dựng: 41,0%/KH 40,5%

+ Dịch vụ - Thương mại: 46,3%/KH 46,9%

Tổng giá trị sản xuất theo giá CĐ 1994 ước 831.169 triệu đồng đạt 101,0% KH và bằng 117,9% so với cùng kỳ; theo giá HH 2.204.676 triệu đồng đạt 103,5% KH và bằng 126,1% so với cùng kỳ.

Tốc độ tăng trưởng đạt 17,9%/KH 17-18%.

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

- Tổng diện tích gieo trồng đạt 5.545 ha, trong đó diện tích gieo trồng cây lâu năm 3.293 ha, diện tích lúa nước (2 vụ) 1.563 ha.

- Tổng sản lượng lương thực có hạt ước 9.443 tấn đạt 104,9% KH và bằng 112,3% so cùng kỳ năm 2010.

- Đàn bò có 4.403 con đạt 102,2% KH năm; đàn trâu 5.250 con đạt 100,3% KH và bằng 104,6% so với cùng kỳ; tổng đàn lợn 14.542 con, đàn gia cầm 162.132 con.

- Công tác thú y: tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm 14.250 liều văcxin LMLM cho 8.490 con trâu, bò, 3.255 liều văcxin tụ huyết trùng; không để xảy ra dịch bệnh.

- Công tác thuỷ lợi ở các xã, phường: tu sửa hệ thống hồ, đập chứa nước, kênh mương như: đập Khe Lở, đập Eo Trúm xã Nghĩa Mỹ, đập Đồng Quằn xã Nghĩa Tiến... Phát động toàn dân ra quân làm thuỷ lợi, nạo vét, tu sửa, gia cố kênh mương nội đồng.

- Công tác trồng rừng, bảo vệ rừng được các ngành, các cấp và các địa phương quan tâm, diện tích rừng hiện có 2.770 ha, trong đó khoanh nuôi rừng tái sinh 40 ha, trồng cây phân tán 7.600 cây. Công tác PCCCR thực hiện tốt, không để xảy ra cháy rừng.

- Diện tích nuôi trồng thuỷ sản 308 ha; sản lượng cá ước đạt 458 tấn.

- Tổ chức các lớp tập huấn thâm canh lúa, kỹ thuật trồng dưa hấu, trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn Việt GAP...

- Xây dựng cánh đồng cho thu nhập cao tại phường Quang Phong, xã Nghĩa Thuận, mô hình lợn siêu nạc ở xã Tây Hiếu, mô hình nuôi ba ba và thú đặc sản tại Quang Tiến.

- Cung ứng đầy đủ, hỗ trợ kịp thời các loại giống vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho nhân dân.

- Công tác phòng, chống bão lụt được quan tâm triển khai kịp thời, có hiệu quả, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.

- Tổng giá trị sản xuất CN-TTCN-XDCB theo giá CĐ 1994 ước 313.058 triệu đồng đạt 100,6% KH và bằng 119,1% so với cùng kỳ; theo giá HH 904.458 triệu đồng đạt 104,8% KH và bằng 145,6% so với cùng kỳ. Chiếm tỷ trọng 41,0% cơ cấu kinh tế.

- Hoạt động TTCN tiếp tục tăng trưởng, hai làng nghề mộc Tân Quyết Thắng và Chế Biến Lâm Sản tiếp tục ổn định, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư sản phẩm theo chiều sâu nâng cao hiệu quả kinh tế góp phần ổn định việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Doanh thu ước đạt 45.200 triệu đồng.

- Xây dựng cơ bản được quan tâm, đảm bảo tiến độ và chất lượng các công trình; tiếp tục xây dựng các công trình trọng điểm: đường giao thông vào khu xử lý rác thải, tuyến đường ngang N1, N3, N6; trục chính, đê kiêm đường bờ đông sông Hiếu, đường vào trung tâm xã Nghĩa Hoà, đường trục dọc D1; đường nội bộ và kè bờ lâm viên Bàu Sen; đường GTNT xã Nghĩa Hoà; sửa chữa, nâng cấp hồ chứa nước Rú Giang; một số tuyến điện chiếu sáng đô thị. triển khai xây dựng nhà máy chế biến đá ốp lát và đá vôi trắng, trung tâm sữa chữa và trưng bày sản phẩm tại khu CNN Nghĩa Mỹ; các công trình: Điện thờ Bà Quốc Mẫu và mở rộng điện chính khu điện thờ Làng Vạc; các hạng mục phụ trợ trường THCS Nghĩa Mỹ, trường Mầm Non Tây Hiếu; Trạm y tế phường Quang Phong.

Thực hiện tốt công tác thẩm tra quyết toán vốn đầu tư các công trình hoàn thành, không để xẩy ra tình trạng tồn đọng hồ sơ.

Dịch vụ, thương mại

- Tổng giá trị sản xuất theo giá CĐ 1994 ước 421.891 triệu đồng, đạt 100,2% KH và bằng 118,8% so cùng kỳ; theo giá HH 1.020.000 triệu đồng đạt 102,2% KH và bằng 114,0% so cùng kỳ; chiếm 46,3% tỷ trọng cơ cấu kinh tế.

- Mặc dầu chịu ảnh hưởng của lạm phát nhưng hoạt động của các DN hiệu quả khá. Tổng số chợ trên địa bàn: 06 chợ, hoạt động bình thường.

- Hoàn thành quy hoạch phát triển mạng lưới xăng dầu; đầu tư mới 2 của hàng xăng dầu tại Quang Phong và Nghĩa Thuận.

Dân số, lao động

Theo số liệu của Chi cục thống kê thị xã Thái Hòa năm 2011, thị xã có 60,924

người, mật độ bình quân 450 người/km2.

- Dân số đô thị 26.849 người chiếm 44,06% dân số toàn thị xã, mật độ bình

quân 1.107 người/km2.

- Dân số nông thôn 34.075 người, chiếm 55,94 % dân số toàn thị xã, mật độ

bình quân 306 người/km2.

Tính theo thời điểm điều tra, thị xã có 39.503 người trong độ tuổi lao động chiếm 64,84% dân số thị xã, trong đó: Nam 20.387 người, nữ 19.116 người.

Một phần của tài liệu 'hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất của chính quyền thị xã thái hòa, tỉnh nghệ an (Trang 43 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w