Các nguy cơ rủi ro liên quan đến núi lửa

Một phần của tài liệu Địa chất đới bờ ( ĐH Quốc Gia HN ) - Chương 3 pps (Trang 26 - 28)

Đối tượng dễ chịu những rủi ro liên quan đến hoạt động phun trào của núi lửa là các dự án đới ven bờ và quy hoạch vùng dân cư. Cụ thể là 4 ảnh hưởng sau:

- Nguy cơ ngập lụt ở các vùng ven bờ do sóng thần (sinh ra từ các vụ nổ dưới đáy đại dương) xâm nhập vào đất liền

- Nguy cơ chôn vùi bởi dòng dung nham và tro núi lửa như ở Hawai, Iceland và Sicily

- Nguy cơ chôn vùi và tràn lấp bởi sự di chuyển của các dòng bùn và dòng trầm tích sông từ hoạt động phun trào của các núi lửa nằm trong lục địa và sự đổi dòng của các nhánh sông gây thiếu hụt trầm tích cho đới bờ

- Nguy cơ gây thiệt hại về tài sản và sinh mạng con người khi các vụ nổ xảy ra

Núi lửa là một thảm họa tiềm ẩn đối với con người, chúng thực sự là mối nguy hiểm lớn đối với một số khu vực nằm gần ranh giới của các mảng kiến tạo. Tuy nhiên con số người bị thiệt mạng trong các vụ nổ núi lửa ở Hawai chưa đến 100 người mặc dù đây là nơi tập trung nhiều núi lửa nhất nhưng số núi lửa hoạt động lại rất ít (Tilling, Heliker và Wwright, 1987).

(1) Động đất và sóng thần

a) Sóng thần là những con sóng lớn sinh ra do các hoạt động kiến tạo và địa chấn dưới đáy đại dương như động đất, núi lửa và trượt lở. Những con sóng hung dữ này có thể di chuyển qua tất cả các đại dương với tốc độ trên 8000km/h và gây ra sự phá hủy khủng khiếp đối với các vùng ven bờ. Ngày 27 tháng 8 năm 1883, cơn đại hồng thủy Krakatoa đã sinh ra con sóng thần cao trên 30m quét sạch toàn bộ khu vực Sunda Strait và cướp đi sinh mạng của 36000 người dân trên hai hòn đảo Java và Sumatra của Indonexia. Cụm đảo Hawwai cũng là một khu vực được xem là nhạy cảm với sóng thần do tính chất hoạt động của vành đai núi lửa Thái Bình Dương. Ngày mùng1 tháng 4 năm 1946, một con sóng thần khủng khiếp đã bất ngờ tiến vào bên trong đảo phá huỷ nhiều làng mạc. Chúng tạo ra những bức tường nước cao dựng đứng rồi đổ ập xuống kéo theo mọi chướng ngại vật trên đường rút và phá vỡ hoàn toàn cấu trúc bờ biển quanh đảo. ở một số nơi, khi có sóng thần mực nước biển bị dâng cao đột ngột, có thể tới 16m so với vị trí mực nước ban đầu. Hình ảnh về những con sóng hung dữ và sức phá hủy kinh khủng của chúng đã được mô tả một cách sinh động trong các cuốn sách của Shepard và Wanless năm 1971, khi đó Shepard đang sống cùng gia đình ở Oahu, ông đã tận mắt chứng kiến cảnh tượng sóng thần ào xuống cuốn phăng ngôi nhà gỗ của mình và sinh mạng của nhiều người dân.

(b) Một điều rõ ràng rằng chúng ta khó có thể ngăn chặn được thảm họa sóng thần khi chúng ập đến bất ngờ và ngẫu nhiên. Song với một hệ thống cảnh báo được thiết lập, sẽ phần nào có tác dụng nhắc nhở mọi người, nhất là các quốc gia nằm ven bờ Thái Bình Dương chú ý đề phòng các thảm họa động đất và sóng thần.

(2) Trầm tích sông và tro núi lửa

Khi ngọn núi lửa St. Helen bùng nổ vào ngày 18 tháng 5 năm 1980, toàn bộ phần đỉnh núi với chiều cao 390m đã bị thổi bay làm thoát ra một đám mây tro bụi khổng lồ vào tầng bình lưu. Bên sườn bắc, một dòng thác nóng bỏng chứa các mảnh vụn và thủy tinh núi lửa tuôn ra dồn dập tạo thành những dòng bùn chảy xối xả chảy tràn trên mặt đất che phủ một khu vực dài tới 24km trong lòng thung lũng North Toutle với bề dày đạt tới 50m. Sự phân tán của các mảnh vụn núi lửa theo các dòng chảy đã làm tắc nghẽn con kênh đường thủy trên sông Comlumbia. Hậu qủa là sau đó USACE đã phải tiến hành một cuộc tổng nạo vét con sông này, phần lớn các vật liệu nạo vét được đưa ra biển và công việc này còn

được duy trì liên tục tới 12 năm sau đó do các vật liệu núi lửa vẫn tiếp tục trôi ra sông theo các nhánh suối xuất phát từ đường phân thủy.

(4) Sự tàn phá của các vụ nổ

Khi một ngọn núi lửa bùng nổ, chúng có thể làm hủy diệt những làng mạc và vùng dân cư nằm gần đó và giết chết các sinh vật, trong đó có con người bởi các khí độc thoát ra từ vụ nổ và sức nóng khủng khiếp từ các dòng dung nham

Một phần của tài liệu Địa chất đới bờ ( ĐH Quốc Gia HN ) - Chương 3 pps (Trang 26 - 28)