Đánh giá qua ý kiến của các đồng nghiệp

Một phần của tài liệu lựa chọn và rèn luyện phương pháp giải bài tập phần cơ học vật lí lớp 10 cho học sinh trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi (Trang 117 - 152)

Chúng tôi đã tiến hành trao đổi, thăm dò ý kiến của 33 thầy cô giáo ở các trường: THPT Nguyễn Huệ, THPT Đại Từ, THPT Lưu Nhân Chú và PTDTNT Thái Nguyên về nội dung tài liệu tự học đã đề xuất và hệ thống các BT được lựa chọn (nội dung phiếu thăm dò ý kiến và hệ thống các BT cơ học được lựa chọn được trình bày ở phụ lục 7. Các giáo viên dạy bồi dưỡng HSG đều có ý kiến thống nhất rằng: - Nội dung tài liệu tự học ngắn gọn nhưng khá đầy đủ và rõ ràng.

- Nội dung kiến thức đã đề xuất trong luận văn hoàn toàn phù hợp với chương trình bộ môn vật lí THPT. Hệ thống BT lựa chọn là tiêu biểu cho từng chủ đề.

- Việc biên soạn tài liệu cho HS nghiên cứu trước khi đến lớp kết hợp với sử dụng PP hoạt động nhóm trong dạy bồi dưỡng HSG đã góp phần hạn chế tình trạng đọc chép, giúp HS chủ động trong quá trình lĩnh hội kiến thức đồng thời giúp GV có thời gian để hướng dẫn, tổ chức các hoạt động học tập đa dạng cho HS.

- Nội dung của luận văn đã giúp GV dạy vật lí và bồi dưỡng HSG vật lí có thêm tư liệu bổ ích.

KẾT LUẬN CHƢƠNG III

Trong chương 3, chúng tôi đã thực hiện các công việc sau:

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường THPT Nguyễn Huệ, THPT Đại Từ, THPT Lưu Nhân Chú và PTDTNT Thái Nguyên với 36 học sinh. Chúng tôi có 4 lớp, trong đó có 2 lớp học tập theo hình thức học tập truyền thống và 2 lớp dạy học theo hệ thống lí thuyết, bài tập đã lựa chọn và phương pháp dạy học đã được đề xuất trong luận văn.

- Kiểm tra:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận).

+ Tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra khảo sát lần 1, 2 sau khi thực nghiệm sư phạm xong cả 4 chủ đề ở mỗi trường.

- Thống kê các số liệu thực nghiệm.

- Phân tích các kết quả thực nghiệm theo định tính và định lượng. Từ đó rút ra một số đánh giá về phương pháp rèn luyện phương pháp giải bài tập cơ học cho học sinh dùng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.

- Chúng tôi đã tiến hành trao đổi, thăm dò ý kiến của 33 thầy cô giáo ở các trường: THPT Nguyễn Huệ, THPT Đại Từ, THPT Lưu Nhân Chú và PT Dân tộc Nội trú Thái Nguyên về nội dung tài liệu tự học, hệ thống các bài tập đã lựa chọn. Thông qua đó, chúng tôi có thể kết luận rằng việc biên soạn, lựa chọn và sử dụng tài liệu tự học và hệ thống bài tập cơ học cùng với phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm đã góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi vật lí.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra chúng tôi đã giải quyết được những vấn đề sau:

- Khái quát các vấn đề lí luận về mối quan hệ giữa mục tiêu, nội dung phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi, quan niệm về học sinh giỏi, mục tiêu của việc bồi dưỡng học sinh giỏi, năng lực của học sinh giỏi, các biện pháp phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi trong dạy học vật lí ở bậc THPT. Đã phân tích được thực trạng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi vật lí ở bậc THPT và đề xuất phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá phù hợp với đối tượng học sinh giỏi. Đây là các cơ sở lí luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu của đề tài.

- Đã biên soạn tài liệu tự học phần cơ học vật lí lớp 10 đảm bảo tính khoa học đáp ứng được yêu cầu của chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THPT không chuyên.

- Đã sưu tầm, biên soạn và lựa chọn được hệ thống bài tập gồm 151 bài tập tự luận về 4 chủ đề của phần cơ học vật lí lớp 10. Đây là tư liệu bổ ích phục vụ cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp rèn luyện cho học sinh phương pháp giải bài tập phần cơ học vật lí lớp 10.

- Đã tiến hành thực nghiệm sư phạm ở 2 lớp thực nghiệm và 2 lớp đối chứng. Ở các lớp thực nghiệm đã sử dụng phương pháp dạy học đã đề xuất trong luận văn và phương pháp dạy học truyền thống ở các lớp đối chứng.

- Đã tiến hành kiểm tra, phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm và đi đến kết luận: “Nội dung dạy học và các phương pháp dạy học đã đề xuất là phù hợp và đã góp phần nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi, bước đầu đã thu được những kết quả khả quan”.

2. Kiến nghị

Qua quá trình nghiên cứu đề tài và tiến hành thực nghiệm đề tài, chúng tôi có một số kiến nghị sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cụ thể và phát trước để học sinh nghiên cứu, các tài liệu này cần được bổ sung, chỉnh lí qua các năm học.

- Cần bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức về công nghệ thông tin, khả năng bồi dưỡng học sinh giỏi cho giáo viên; tạo điều kiện để giáo viên trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp giữa các trường trong tỉnh với nhau thông qua nhiều hình thức như dự giờ, thăm lớp, tổ chức các chuyên đề…

- Thư viện của các trường cần thường xuyên bổ sung tài liệu nâng cao phục vụ cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.

- Cần có những chính sách ưu tiên dành cho học sinh giỏi và giáo viên tham gia bồi dưỡng.

3. Hƣớng phát triển của đề tài

Từ các kết quả đạt được của luận văn, chúng tôi sẽ phát triển đề tài theo hướng sau:

- Tiếp tục biên soạn, lựa chọn hệ thống bài tập phần nhiệt, điện, quang, hạt nhân nguyên tử dùng làm tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 11 và 12.

- Sẽ sử dụng nội dung của luận văn để thiết kế bài giảng điện tử e-learning và đưa lên trang web: www.truongtructuyen.vn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Mai Anh (2002), Phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của HS lớp 10 THPT qua giải bài tập Vật lí bằng phương pháp véc tơ, Luận văn thạc sĩ - Đại học Thái Nguyên.

2. Bảo Anh, 9 chương trình bồi dưỡng nhân tài, Mạng Giáo dục - Edu.net.vn. 3. Dương Trọng Bái, Tô Giang (2001), BT cơ học, NXB Giáo dục.

4. Lương Duyên Bình, Nguyễn Xuân Chi, Tô Giang, Vũ Quang, Bùi Gia Thịnh (2006),

BT Vật lí 10, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

5. Lương Duyên Bình (Chủ biên), Nguyễn Xuân Chi, Tô Giang, Trần Chí Minh, Vũ Quang, Bùi Gia Thịnh (2006), Vật lí 10, NXB Giáo dục.

6. Ban tổ chức kì thi (2012), Tổng tập đề thi Olimpic 30 tháng 4 Vật lí 10, NXB Đại học Sư phạm.

7. Ban tổ chức kì thi, Tuyển tập đề thi Olimpic 30 tháng 4 môn Vật lí (từ năm 2001 đến năm 2011), NXB Đại học Sư phạm.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Mạng Giáo dục - Edu.net.vn.

9. Nguyễn Hữu Châu (2005), “Dạy học kiến tạo, vai trò của người học và quan điểm kiến tạo trong dạy học”, Tạp chí Dạy và Học ngày nay, số 5, tr.18- 20.

10.Nguyễn Thế Chung (2009), Một số biện pháp phát huy tính tích cực hoạt động hận thức của HS THPT miền núi khi dạy học bài tập vật lí phần “Quang hình học” Vật lí lớp 11-Nâng cao, Luận văn thạc sĩ- Đại học Thái Nguyên.

11.Hoàng Chúng (1983), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, NXB Giáo dục.

12.Phạm Đức Cường, Lại Tấn Nghề (2006), Chuyên đề bồi dưỡng vật lí 10, Động học- Động lực học- Tĩnh học, NXB Đà Nẵng.

13.Tống Danh Đạo, Nguyễn Trọng (chủ biên), Lê Thị Hoàng Yến (2006), Cơ học lí thuyết, NXB khoa học và kĩ thuật.

14.Đề thi chọn HS giỏi các tỉnh: Thái Nguyên (2002-2012); Quảng Ninh (2009-2010); Đề thi Hà Tĩnh (2009-2010); Cao Bằng (2009-2010); Hà Giang (2009-2010); Thái Bình ( 2009- 2010); Thừa Thiên-Huế (2005-2006); Thanh Hóa (2005-2006); Bình Thuận (2007- 2008);Nghệ An (2007-2008);Đắc Lắc (2007-2008).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

15.Nguyễn Phú Đồng (chủ biên), Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Thành Tương (2012), Bồi dưỡng học sinh giỏi vật lí 10 tập 1, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

16.Nguyễn Phú Đồng (chủ biên), Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Thành Tương (2012), Bồi dưỡng học sinh giỏi vật lí 10 tập 2, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

17.Hoàng Anh Đức (2009), Thiết kế trang Web hỗ trợ HS tự ôn tập và kiểm tra, đánh giá kiến thức và kỹ năng sau khi học chương “Động lực học chất điểm” ( Vật lí 10 - nâng cao), Luận văn thạc sĩ –Đại học Thái Nguyên.

18.Đỗ Thị Thuý Hà (2009), Phối hợp các phương pháp và phương tiện dạy học hiện đại để phát triển hứng thú và năng lực tự lực học tập cho học sinh qua các hoạt động giải bài tập Vật lí phần cơ học (chương trình Vật lí 10 nâng cao), Luận văn thạc sĩ –Đại học Thái Nguyên.

19.Bùi Quang Hân, Nguyễn Duy Hiền, Nguyễn Tuyến (2006), Giải toán và trắc nghiệm Vật lí 10 Nâng cao, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

20.Bùi Quang Hân, Trần Văn Bồi, Phạm Ngọc Tiến, Nguyễn Thành Tương (2004), Giải toán vật lí 10 tập 1 và tập 2, NXB Giáo dục.

21.Lê Doãn Hồng, Đỗ Sanh (2003), BT cơ học, NXB giáo dục.

22.Nguyễn Văn Khải (1999), Những vấn đề cơ bản của lí luận dạy học vật lí (Bài giảng chuyên đề đạo tạo Cao học Thạc sỹ), Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Thái Nguyên. 23.Nguyễn Thế Khôi, Một số phương án xây dựng hệ thống bài tập phần Động lực học

vật lí 10 nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản, góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề, (luận án tiến sĩ, Hà Nội 1995).

24.Trần Thị Mai (2011), Xây dựng hệ thống và phương pháp giải bài tập chương động lực học chất điểm thuộc chương trình vật lí lớp 10 nâng cao nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi,

Luận văn Thạc sĩ -Trường Đại học Giáo dục

25.Nguyễn Thị Nga (2004), Lựa chọn và phối hợp các giải pháp nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh THPT trong giờ giải bài tập Vật lí, Luận văn thạc sĩ - Trường Đại học Thái Nguyên.

26. Nghiêm Xuân Nùng , Lâm Quang Thiệp (1995), Trắc nghiệm và đo lường cơ bản trong giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.

27.Nguyễn Đức Thâm (chủ biên), Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2003), Phương pháp dạy học Vật lí ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

28.Phạm Văn Thiều, Đoàn Văn Ro, Nguyễn Văn Phán (2001), Các phương pháp vàng giải bài tập vật lí trung học phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam.

29.Bùi Gia Thịnh (chủ biên), Nguyễn Xuân Chi, Tô Giang, Vũ Quang (2006), Hướng dẫn làm bài tập và ôn tập vật lí 10, NXB Giáo dục.

30.Nguyễn Văn Thuận, Phùng Thanh Huyền, Vũ Thị Thanh Mai, Phạm Thị Ngọc Thắng (2006), Hỏi đáp Vật lí 10, NXB Giáo dục, Hà Nội.

31.Đào Thị Thu Thuỷ, Trần Thu Hằng, (2006), Thiết kế bài giảng vật lí 10, NXB Hà Nội. 32.Phạm Hữu Tòng (1996), Hình thành kiến thức, kĩ năng – Phát triển trí tuệ và năng lực

sáng tạo của học sinh trong dạy học Vật lí, NXB Giáo dục.

33.Đỗ Hương Trà (chủ biên), Phạm Gia Phách (2006), Dạy học BT vật lí ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm.

34.Đỗ Hương Trà, Vũ Thanh Khiết (Chủ biên), Vũ Thị Thanh Mai, Nguyễn Hoàng Kim (2006), Phương pháp giải toán vật lí 10. NXB Giáo dục.

35.Nguyễn Danh Trước (2001), Những bài tập sáng tạo về vật lí trung học phổ thông, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

36.Phạm Quý Tư (Chủ biên), Nguyễn Thế Khôi (Tổng chủ biên), Lương Tất Đạt, Lê Chân Hùng, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Đình Thiết, Bùi Trọng Tuân, Lê Trọng Tường (2006), Vật lí 10 Nâng cao, NXB Giáo dục.

37.Phạm Quý Tư (Chủ biên), Nguyễn Thế Khôi (Tổng chủ biên), Lương Tất Đạt, Lê Chân Hùng, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Đình Thiết, Bùi Trọng Tuân, Lê Trọng Tường (2006), Sách giáo viênVật lí 10 Nâng cao, NXB Giáo dục.

38.Lê Trọng Tường, Lương Tất Đạt, Lê Chân Hùng, Phạm Đình Thiết, Bùi Trọng Tuân (2006), Bài tập Vật lí 10 nâng cao, NXB Giáo dục, Hà Nội.

39.Cao Ngọc Viễn, Dương Trọng Bái (2003), Bài thi vật lí Quốc tế - tập1, NXB Giáo dục. 40.Nguyễn Thị Hồng Việt (1993), Dạy học một số kiến thức Vật lí lớp 10 phổ thông trung học theo chu trình nhận thức khoa học Vật lí, Luận án tiến sĩ khoa học Sư phạm – Tâm lí, ĐHSP Hà Nội I, Hà Nội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN MẪU: PV – B08-03

TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM

PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN GIÁO VIÊN VẬT LÍ THPT

(Phiếu tham khảo phục vụ nghiên cứu khoa học, không có mục đích đánh giá giáo viên)

Kính chào quý Thầy/Cô!

Xin quí Thầy/Cô thầy/cô vui lòng cho biết một số thông tin

Họ và tên... Giáo viên trường THPT... Số năm giảng dạy Vật lí ở trường THPT:

 Dưới 5 năm.  Từ 15 đến dưới 25 năm.

 Từ 5 đến 15 năm.  Trên 25 năm.

1. Quý Thầy/Cô đã tham gia bồi dưỡng HSG Vật lí được bao lâu?

 Dưới 5 năm  Trên 10 năm.  Từ 5 đến 10 năm.  Chưa từng tham gia.

2. Thầy/Cô đã tham gia bồi dưỡng đội tuyển HSG Vật lí cấp nào?

 Cấp trường.  Cấp tỉnh.  Cấp trường và cấp tỉnh. 3. Thầy/Côthường gặp những khó khăn gì trong quá trình bồi dưỡng HSG? (Hãy đánh số từ 1 đến 6 theo mức độ giảm dần mức khó khăn theo ý kiến của đ/c: Số 1 là khó khăn nhất, số 6 là ít khó khăn nhất, có thể có các biện pháp được đánh cùng chỉ số nếu chúng có vai trò như nhau)

Thiếu tài liệu tham khảo.

Nội dung cần ôn luyện thì nhiều mà thời gian dành cho ôn luyện thì được ít. Kiến thức chuyên sâu về bộ môn của GV còn hạn chế.

Vốn kinh nghiệm về PP tổ chức hoạt động dạy học của GV dành cho đối tượng HSG còn hạn chế.

Giáo viên ít có điều kiện trao đổi kinh nghiệm về bồi dưỡng HSG với đồng nghiệp. Mức thù lao cho công việc chưa tương xứng.

Khó khăn khác: (ngoài những khó khăn nêu trên mà Thầy/Cô gặp phải)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4. Khi dạy bồi dưỡng HSG, theo Thầy/Cô có cần soạn nội dung cơ bản của các chuyên đề bồi dưỡng và phát trước cho HS nghiên cứu hay không?

 Chỉ cần thiết với một số chuyên đề khó.  Rất cần thiết cho mọi chuyên đề.  Cần thiết nhưng chỉ để GV trình bày, không cần phát cho HS.  Không cần thiết.

5. Trong quá trình bồi dưỡng HSG,theo Thầy/Cô có nên

a. viết tài liệu tự học (tóm tắt kiến thức lí thuyết, BT vận dụng, tên các tài liệu cần tham khảo) phát cho HS trước khi nghiên cứu chuyên đề trên lớp hay không?

 Không cần thiết.  Cần thiết.  Rất cần thiết.

b. tổ chức trao đổi thảo luận các nội dung học tập khó, các thắc mắc khi tự học ở nhà hay không?

 không cần thiết.  cần thiết.  rất cần thiết.

c. tổ chức kiểm tra, đánh giá mức độ nắm vững và vận dụng kiến thức của HS hay không?

 Cần thường xuyên ở mỗi giờ học.  Không cần thường xuyên.  Chỉ kiểm tra khi kết thúc chuyên đề.

6. Khi bồi dưỡng HSG, Thầy/Cô có sử dụng PP dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ để HS tự thảo luận, giúp nhau nắm vững nội dung kiến thức, kĩ năng và PP nhận thức, phát triển tư duy trong giờ học không?

 Chưa bao giờ sử dụng.  Có sử dụng nhưng rất ít.

Một phần của tài liệu lựa chọn và rèn luyện phương pháp giải bài tập phần cơ học vật lí lớp 10 cho học sinh trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi (Trang 117 - 152)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)