Vai trò của kiểm tra, đánh giá và tự kiểm tra đánh giá

Một phần của tài liệu lựa chọn và rèn luyện phương pháp giải bài tập phần cơ học vật lí lớp 10 cho học sinh trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi (Trang 58 - 59)

Để giúp GV và HS đánh giá mức độ nắm vững kiến thức của các em trong và ngay sau mỗi buổi học, GV tổ chức cho HS làm bài trắc nghiệm khách quan (từ 5 đến 10 câu) và trắc nghiệm tự luận (từ 1 đến 3 bài ). Điểm số của bài kiểm tra là cơ sở ghi nhận sự tiến bộ hoặc yếu kém của HS và từ đó GV sẽ động viên, khen thưởng kịp thời đối với từng HS và đó là động lực giúp các em không ngừng nỗ lực, cố gắng trong học tập. Mặt khác, qua đó GV có thể điều chỉnh tốc độ học tập, tăng hoặc giảm số lượng bài tập yêu cầu HS tự nghiên cứu ở nhà trong những thời gian sau.

GV cũng cần tổ chức cho HS làm các bài kiểm tra tổng hợp và yêu cầu vận dụng kiến thức của nhiều chủ đề để kiểm tra mức độ ghi nhớ và vận dụng kiến thức giữa các phần đã học.

GV cần bồi dưỡng năng lực tự kiểm tra, đánh giá cho HSG: Sau mỗi lần kiểm tra GV tổ chức cho HS tự chấm điểm và cho HS chấm chéo bài cho nhau, sau đó GV rà soát lại. Nếu cách làm này lặp lại nhiều lần sẽ giúp cho HS học hỏi được kinh nghiệm lẫn nhau, rèn luyện tính trung thực, nâng cao trình độ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Cho HS tập ra đề kiểm tra: GV ra 1 đề gốc và yêu cầu HS hãy soạn những đề kiểm tra khác nhau dựa vào các những số liệu ở đề gốc.

- Căn cứ vào các bài kiểm tra, kết quả thi HSG cấp trường, cấp tỉnh, GV có thể đánh giá chính xác về năng lực của mỗi HS trong đội tuyển và đánh giá được tính hiệu quả của các hình thức tổ chức dạy học cũng như các PP học tập của các nhóm HS.

Một phần của tài liệu lựa chọn và rèn luyện phương pháp giải bài tập phần cơ học vật lí lớp 10 cho học sinh trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)