Giải bài tập là một trong những hình thức làm việc tự lực cao của học sinh

Một phần của tài liệu lựa chọn và rèn luyện phương pháp giải bài tập phần cơ học vật lí lớp 10 cho học sinh trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi (Trang 30 - 152)

của chúng trong tự nhiên thì lại rất phức tạp, bởi vì các sự vật, hiện tượng có thể bị chi phối bởi nhiều định luật, nhiều nguyên nhân đồng thời hay liên tiếp chồng chéo lên nhau. BT sẽ giúp luyện tập cho HS phân tích để nhận biết được những trường hợp phức tạp đó. [24]

Bài tập vật lí là một phương tiện củng cố, ôn tập kiến thức sinh động. Khi giải BT, HS phải nhớ lại các kiến thức đã học, có khi phải sử dụng tổng hợp những kiến thức thuộc nhiều bài, nhiều chương hoặc nhiều phần của chương trình môn học.

1.4.3.2.Bài tập có thể là điểm khởi đầu để dẫn dắt đến kiến thức mới

Ở các lớp của bậc THPT, HS đã đạt được trình độ toán học nhất định. Với trình độ này, khi giải bài tập, các em có thể có những suy nghĩ về một hiện tượng mới hoặc xây dựng một khái niệm mới để giải thích hiện tượng mới do BT phát hiện ra nếu GV sử dụng những BT nhằm mục đích xây dựng kiến thức mới.

1.4.3.3. Bài tập vật lí là một trong những phƣơng tiện rất quí báu để rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo vận dụng lí thuyết vào thực tiễn

Những BT có nội dung thực tiễn thường có yêu cầu HS vận dụng lí thuyết để giải thích các hiện tượng thực tiễn hoặc dự đoán các hiện tượng có thể xảy ra trong thực tiễn ở những điều kiện cho trước. Việc giải những BT kiểu này có tác dụng rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo vận dụng lí thuyết vào thực tiễn và rèn luyện thói quen vận dụng kiến thức khái quát đã thu nhận được để giải quyết các vấn đề của thực tiễn.

1.4.3.4. Giải bài tập là một trong những hình thức làm việc tự lực cao của học sinh sinh

Trong khi làm BT, do HS phải tự mình phân tích các điều kiện của đầu bài, tự xây dựng những lập luận, kiểm tra những giả thuyết và phê phán những kết luận sai lầm mà HS rút ra được nên tư duy HS được phát triển, năng lực làm việc tự lực của các em được nâng cao, tính kiên trì được hình thành và duy trì. [27]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chúng ta đã biết việc rèn luyện cho HS giải các BT vật lí không phải là mục đích chính của dạy học. Mục đích cơ bản đặt ra khi giải BT vật lí là làm sao cho HS hiểu sâu sắc hơn những qui luật vật lí, biết phân tích và ứng dụng chúng vào những vấn đề thực tiễn, vào tính toán kĩ thuật và phát triển được năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề.

1.4.3.5. Giải bài tập vật lí góp phần làm phát triển tƣ duy sáng tạo của học sinh

Có nhiều BT vật lí không chỉ dừng lại trong phạm vi vận dụng kiến thức đã học mà còn giúp bồi dưỡng cho HS tư duy sáng tạo. Xét một ví dụ là BT thí

nghiệm. BT thí nghiệm chỉ cho các số liệu để giải BT, chứ không cho biết tại sao hiện tượng lại xảy ra như thế. Cho nên, phần vận dụng các định luật vật lí để lí giải các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm, sẽ góp phần hình thành trí óc sáng tạo và phát triển tư duy cho HS.

1.4.3.6. Bài tập vật lí cũng là một phƣơng tiện có hiệu quả để kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức của học sinh

Việc theo dõi, kiểm tra vở BT của HS thông qua hoạt động giải BT trên lớp và tự giải BT ở nhà giúp GV có một kênh thông tin đánh giá chính xác được mức độ nắm vững kiến thức của HS. Tùy theo nội dung câu hỏi trong các BT và mức độ khó của những BT đã giao, GV có thể phân loại được trình độ của HS, qua đó có điều chỉnh nội dung PP dạy học cho phù hợp.

1.5. Thực trạng công tác bồi dƣỡng học sinh giỏi vật lí ở một số trƣờng THPT tỉnh Thái Nguyên

1.5.1 Mục đích

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi điều tra, khảo sát thực trạng công tácbồi dưỡng HS giỏi ở một số trường THPT tỉnh Thái Nguyên với mục đích:

- Tìm hiểu về cơ sở vật chất của nhà trường. - Tìm hiểu kế hoạch bồi dưỡng HS giỏi.

- Tìm hiểu việc lựa chọn HS để bồi dưỡng HSG.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Tìm hiểu nội dung và PP bồi dưỡng HSG môn vật lí của GV trực tiếp bồi dưỡng.

- Tìm hiểu nội dung và PP bồi dưỡng HSG môn vật lí qua việc lựa chọn và rèn luyện PP giải BT .

Trên cơ sở điều tra thực tế, phân tích, tìm ra nguyên nhân của những điểm hạn chế để từ đó tìm ra được biện pháp khắc phục cũng như có những đề xuất, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tácbồi dưỡng HSG.

1.5.2 Phƣơng pháp

Để đạt được mục đích nói trên, chúng tôi đã sử dụng các PP:

- Điều tra qua giáo viên: Trao đổi trực tiếp, dùng phiếu điều tra, hỏi ý kiến, xem giáo án và dự giờ.

- Trao đổi với lãnh đạo nhà trường, tổ trưởng tổ chuyên môn, tham quan thư viện nhà trường.

1.5.3. Kết quả điều tra

* Về điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

Hiện nay với sự đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của Sở GD&ĐT cùng với các Trường THPT, điều kiện dạy học đã khá thuận lợi. Phòng học đảm bảo chất lượng, các trường đầu có phòng học chuyên môn, phòng học giáo án điện tử, phòng thí nghiệm. Các trường đều có sử dụng dịch vụ Internet. Qua trao đổi với lãnh đạo của các trường, chúng tôi nhận thấy các thiết bị dạy học hiện đại như máy vi tính, máy chiếu Projector, máy chiếu camera, một số phần mềm dạy học,… đều đã được trang bị. Thư viện của trường có tương đối đầy đủ các loại sách, có thể đáp ứng được nhu cầu của GV.

*Về lãnh đạo nhà trường

- Việc lập kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng HSG: Ngay từ đầu năm học, trong kế hoạch chung, các nhà trường đã đưa ra chỉ tiêu về số lượng giải HSG cấp tỉnh các môn văn hóa và thể thao. (Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tác giả chỉ nói đến các môn văn hóa). Sau một thời gian giảng dạy, nhà trường cho HS đăng kí và lựa chọn danh sách HS tham gia ôn luyện thi HSG cấp trường và cấp tỉnh. Với mỗi khối

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lớp, các HS được ôn luyện cùng một môn có thể ở trong nhiều lớp trong một khối vì trường THPT không chuyên không có lớp chuyên. Số lượng HS cho mỗi môn thì tùy thuộc chủ yếu vào thực tế khả năng học tập đối với bộ môn đăng kí. Đối với môn vật lí thường có từ 2 đến 12 HS/ một khối.

Sau đó, nhà trường phân công GV tham gia ôn luyện cho HS. Mỗi khối lớp có một hoặc một nhóm GV được phân công cho mỗi môn. Thời gian lên lớp bắt buộc dành cho ôn luyện là từ 30 đến 60 tiết trên một năm học tùy thuộc vào môn học. Đối với môn vật lí là từ 30 đến 45 tiết. Công việc ôn luyện diễn ra trong khoảng từ tháng Một đến tháng Ba hàng năm nhưng cũng có thể sớm hơn.

- Việc đánh giá kết quả công tác bồi dưỡng HSG: Sau khi kết thúc việc ôn luyện, các trường đều tổ chức kì thi chọn HSG cấp trường và chọn HS dự thi kì thi chọn HSG cấp tỉnh do Sở GD& ĐT thái Nguyên tổ chức vào cuối tháng Ba hàng năm.

* Về giáo viên:

- Việc lựa chọn HS ôn luyện thi HSG: Việc lựa chọn HS tham gia ôn luyện dựa trên danh sách đăng kí của HS. Những HS được chọn của môn học nào phải có dấu hiệu của HSG môn học đó, có học lực và hạnh kiểm từ khá trở lên và điểm trung bình của môn được ôn đạt từ 6,5 trở lên.

- Nội dung và PP bồi dưỡng HSG môn Vật lí:

- Đa số các giáo viên vật lí được hỏi ý kiến đều xác định mục đích chính của việc bồi dưỡng HSG là củng cố, khắc sâu kiến thức và rèn luyện PP giải BT nâng cao theo các chủ đề. Hình thức tổ chức giải BT chủ yếu là giáo viên nêu đề bài, tổ chức cho cả thảo luận và tự giải ngay tại lớp, sau đó GV chữa luôn. Với cách làm này, số lượng BT được giải quyết triệt để trong một buổi là không nhiều, chỉ từ 3 đến 5 bài và HS chưa chắc đã nắm vững PP giải và những kĩ năng cần thiết đối với từng chủ đề. Các tiết bồi dưỡng chủ yếu thiên về giải các BT định lượng trong các đề thi HSG, và trong các tài liệu tham khảo về các chuyên đề bồi dưỡng HSG. Về việc biên soạn tài liệu tự học và phát trước cho HS thì 100% GV cho rằng là rất cần thiết nhưng thực tế họ chưa có điều kiện để thực hiện hoặc tài liệu phát trước chỉ là các đề thi HSG những năm trước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Những khó khăn mà GV gặp phải: 100% GV cho rằng nội dung cần ôn luyện thì nhiều mà thời gian dành cho công việc này thì được ít; 100% cho biết họ có kiến thức chuyên môn chưa thật sâu. Tất cả GV đều nói rằng họ còn hạn chế về kinh nghiệm và PP dạy học cho đối tượng HSG và đa số GV chỉ trao đổi kinh nghiệm với đồng ngiệp cùng trường mà ít có điều kiện trao đổi với các trường bạn.

KẾT LUẬN CHƢƠNG I

Trong chương I, chúng tôi đã trình bày cơ sở lí luận và thực tiễn về vấn đề bồi dưỡng HSG. Chúng tôi đã đưa ra một số quan niệm về HSG và giáo dục HSG, mục tiêu của việc bồi dưỡng HS giỏi nói chung và mục tiêu bồi dưỡng HSG vật lí nói riêng. Chúng tôi đã trình bày cơ sở lí luận dạy học tương tác; về quá trình dạy học, về mối quan hệ giữa mục tiêu, nội dung, PP dạy học áp dụng cho việc bồi dưỡng HSG và việc vận dụng mối quan hệ này vào công tác bồi dưỡng HSG. Chúng tôi cũng đã trình bày những nghiên cứu về BT vật lí, thực trạng về công tác bồi dưỡng HSG ở một số trường THPT của tỉnh Thái Nguyên và những công trình đã được nghiên cứu liên quan đến đề tài.

Trên cơ sở những lí luận này, chúng tôi có những đề xuất về việc lựa chọn và rèn luyện PP giải BT phần cơ học vật lí 10 cho HS dùng trong công tác bồi dưỡng HSG.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng II: LỰA CHỌN VÀ RÈN LUYỆN PHƢƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP PHẦN CƠ HỌC VẬT LÍ LỚP 10 CHO HỌC SINH TRONG VIỆC BỒI DƢỠNG HỌC SINH GIỎI

2.1. Vấn đề lựa chọn bài tập cho học sinh dùng trong công tác bồi dƣỡng học sinh giỏi

2.1.1 Nguyên tắc lựa chọn bài tập cho học sinh

Trong các sách giáo khoa và sách BT và đặc biệt là các sách tham khảo cho các môn khoa học tự nhiên, số lượng BT là rất nhiều trong khi đó điều kiện học tập của HS còn có nhiều khó khăn, hạn chế, nhất là về thời gian tự học tập. Vì vậy GV giáo viên cần phải quan tâm đặc biệt đến việc lựa chọn các bài tập. Việc lựa chọn BT cho HS nói chung căn cứ vào nhiều yếu tố:

- BT được lựa chọn phải phù hợp với từng loại đối tượng HS khá giỏi, trung bình hay yếu kém.

- Những BT được chọn phải dựa trên tác dụng, mục đích của chúng.

Đối với HS nói chung, giáo viên cần phải lựa chọn một hệ thống BT thỏa mãn các yêu cầu cơ bản sau:

- Các BT phải đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp (phạm vi và số lượng các kiến thức, kĩ năng cần vận dụng từ trong một đề tài đến trong nhiều đề tài), giúp HS nắm được PP giải các loại BT điển hình.

- Mỗi BT phải là một mắt xích trong hệ thống bài tập, đóng góp một phần nào đó vào việc củng cố, hoàn thiện và mở rộng kiến thức.

- Hệ thống BT cần bao gồm nhiều loại bài tập: BT giả tạo và BT có nội dung thực tế, BT luyện tập, BT sáng tạo, BT cho thừa hoặc thiếu dữ kiện, BT mang tính chất ngụy biện và nghịch lí, BT có nhiều cách giải khác nhau và BT có nhiều lời giải tuỳ theo những điều kiện cụ thể của BT mà giáo viên không nêu lên hoặc chỉ nêu lên một điều kiện nào đó,…

2.1.2. Nguyên tắc lựa chọn bài tập dành cho học sinh giỏi

Đối với HS khá giỏi, việc lựa chọn các BT dành cho đối tượng này phải dựa trên mục tiêu, nội dung, PP dạy học. PP dạy học phải phù hợp và dựa trên cơ sở đặc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

điểm về mặt tâm lí, năng lực và khả năng nhận thức của các em. Do vậy, việc lựa chọn hệ thống BT dành cho HSG phải dựa trên những tiêu chí sau:

2.1.2.1. Hệ thống bài tập phải đƣợc lựa chọn theo từng chủ đề và từng phần của môn học

Cần lựa chọn các BT và sắp xếp chúng theo từng nhóm. Mỗi nhóm thuộc một chủ đề của môn học. Việc giải các BT theo nhóm cùng một chủ đề sẽ giúp HS tự tìm ra được PP chung để giải về loại bài đó và rút kinh nghiệm được về những sai lầm đã mắc phải trong các bước của quá trình giải.

Số lượng và chất lượng các bài trong từng chủ đề phải phù hợp và không nên lệch nhau quá nhiều, tránh việc đưa ra quá nhiều BT cho chủ đề này nhưng lại rất ít đối với chủ đề khác.

Mỗi BT được chọn phải là những BT điển hình cho từng dạng của từng chủ đề. Nếu nắm vững PP giải một bài toán đặc trưng cho chủ đề, thì HS có thể biết PP chung để giải các dạng bài có trong chủ đề đó.

2.1.2.2. Hệ thống bài tập đƣợc lựa chọn theo nguyên tắc lựa chọn trong lựa chọn.

Để có thể chọn ra những BT hay, sát với mục tiêu dạy học, GV cần nghiên cứu các tài liệu chuyên sâu về môn học. Có rất nhiều tài liệu, sách tham khảo cho công tác bồi dưỡng HSG. Số lượng BT trong mỗi cuốn sách lại rất nhiều. Trong quá trình ôn luyện cho HSG, GV cần tiến hành nhiều lần lựa chọn bài tập. Hệ thống BT lựa chọn theo thứ tự các lần từ trước đến sau phải giảm dần số lượng nhưng tăng dần về chất lượng. Lựa chọn theo nguyên tắc này được thể hiện trong sơ đồ dưới đây:

Hình 2.1.Sơ đồ nguyên tắc lựa chọn BT dùng cho bồi dưỡng HSG

C1 C2 C3 T1 T2 T3 H1 H3 H2 C (bài

tự giải) H (bài có trao

đổi cùng GV) T ( bà i bắt buộc chuẩ n bị t rư ớc)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong lần lựa chọn đầu tiên GV chọn được C bài (gồm các bài C1, C2, C3… theo từng chủ đề) phát cho HS tự giải ở nhà.

Trong lần lựa chọn sau đó, từ C bài GV chọn ra T bài gồm các bài T1, T2, T3… tương ứng với các chủ đề, yêu cầu bắt buộc HS phải chuẩn bị trước trong thời gian đã định một cách cá nhân hoặc theo nhóm tùy theo yêu cầu của GV.

Trong các lần lựa chọn tiếp theo, từ T bài, GV chọn ra H bài điển hình nhất, một phần dùng như ví dụ mẫu để trao đổi trực tiếp cùng HS và còn lại GV sẽ giải đáp thắc mắc sau quá trình tự lực giải của HS.

Số lượng các bài T và H được chọn phụ thuộc vào năng lực nhận thức của HS và khối lượng thời gian lên lớp trực tiếp cùng HS của GV.

Một phần của tài liệu lựa chọn và rèn luyện phương pháp giải bài tập phần cơ học vật lí lớp 10 cho học sinh trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi (Trang 30 - 152)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)