LỒNG GHÉP CỦA KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BĐKH 3.3.1. Hiệu quả về kinh tế
- Tăng cường năng lực cho các ngành, các lĩnh vực, các cộng đồng dân cư chủđộng thích ứng với BĐKH và hạn chế thiệt hại kinh tế do BĐKH gây ra;
- Khi thực hiện kế hoạch hành động, các ngành, các lĩnh vực có cơ hội nâng cao được trình độ công nghệ, nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hoạt động của ngành, của lĩnh vực và của từng người dân trong tỉnh;
- Hạn chế những tác động xấu đến sức khỏe, lây lan bệnh tật, từ đó sẽ
giảm chi phí cho công tác phòng và chữa trị bệnh tật;
- Tiết kiệm đáng kể chi phí khắc phục hậu quả các tác động của BĐKH
đến các công trình kiến trúc, văn hoá, cuộc sống của người dân trong tỉnh và các giá trị khác của tỉnh.
57
3.3.2. Hiệu quả về xã hội
- Góp phần nâng cao chất lượng sống, an ninh và an toàn cho người dân trong tỉnh;
- Công bằng xã hội được nâng cao do có chính sách ưu tiên đầu tư
cho các vùng nghèo dễ bị tổn thương như vùng nông thôn miền núi, vùng dân tộc… và các chương trình dành cho các nhóm đối tượng ưu tiên như người nghèo, người dân tộc thiểu số, phụ nữ, trẻ em;
- An ninh xã hội trong cộng đồng được bảo đảm, đặc biệt ở những nơi có di dân sinh sống. Tạo được cuộc sống thích hợp và an toàn ở mọi vùng, mọi nơi cho người dân góp phần hạn chế sự di dân bất đắc dĩ;
- Xây dựng nếp sống văn minh, có ý thức sẵn sàng ứng phó, tương thân, tương ái, hợp tác phòng ngừa, khắc phục khó khăn và hậu quả của BĐKH.
3.3.3. Hiệu quả về môi trường
- Thực hiện kế hoạch hành động sẽ góp phần cùng cộng đồng cả nước và quốc tế bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất, giảm nhẹBĐKH, giảm nhẹ
các tác hại do BĐKH gây ra;
- Kiểm soát được tốc độ tăng phát thải KNK, giảm nhẹ tác động của BĐKH đến môi trường sống của con người như: giảm thiểu ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước mặt và nước ngầm, sản xuất nông nghiệp an toàn và sản xuất công nghiệp sạch hơn, giảm khả năng lây lan bệnh tật và ô nhiễm sau thiên tai.
- Giảm nhẹ tác động của BĐKH đến các hệ sinh thái, duy trì và bảo tồn các sản phẩm và dịch vụ môi trường của hệ sinh thái, đặc biệt các khu rừng đầu nguồn phòng hộ và rừng ngập mặn; giảm thiểu được các thảm họa môi trường sau thiên tai.
3.3.4. Hiệu quả lồng ghép với các kế hoạch phát triển khác
- Thực hiện tốt kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH sẽ tạo điều kiện và cơ hội cho các kế hoạch phát triển của các ngành nông nghiệp, thủy
lợi, thủy sản, công nghiệp, năng lượng, giao thông, xây dựng, khoa học
các chương trình y tế, giáo dục đào tạo,… thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụđã đề ra;
- Các chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH ổn định và bền vững hơn, giảm bớt rủi ro do BĐKH.
59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Biến đổi khí hậu là do tự nhiên và tác động nhân sinh, đó là do con người tác động từ sản xuất, sinh hoạt, phá rừng,… gây ra. Một điều tất yếu là con
người không thể dừng các hoạt động sinh hoạt, sản xuất, tiêu dùng,… mà cần
phải nghiên cứu để có biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu. Việc xây dựng
kế hoạch hành động thích ứng với biến đổi khí hậu của mỗi địa phương là công
việc thật sự cần thiết và tất yếu. Nhận thức vấn đề này tỉnh Quảng Nam và các tỉnh thuộc khu vực Trung Trung Bộ đã tiến hành xây dựng Khung kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của địa phương.
Việc triển khai thực hiện các dự án thích ứng với biến đổi khí hậu đòi hỏi
phải có những cơ chế, chính sách, kinh phí hỗ trợ của Nhà nước đã được xây
dựng trong phần Tổ chức thực hiện kế hoạch hành động.
Bối cảnh ra đời của Khung kế hoạch hành động còn rất mới cả về nhận
thức và hành động, không chỉ đối với Quảng Nam, mà chung đối với cả nước.
Do vậy, nội dung Khung kế hoạch hành động thích ứng với BĐKH tại Quảng
Nam mang tính chất định hướng chủ yếu của chiến lược hành động, hoàn toàn
chưa phải là quy hoạch hoặc khung kế hoạch hành động thích ứng với BĐKH đối với các ngành và lĩnh vực liên quan. Tuy vậy, khung kế hoạch hành động
thích ứng với biến đổi khí hậu sẽ là cơ sở để các ngành lồng ghép trong quá
trình xây dựng thành quy hoạch (điều chỉnh hoặc bổ sung), xây dựng kế hoạch hàng năm hoặc lồng ghép với các Dự án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
KIẾN NGHỊ
- Đề nghị Chính Phủ và các Bộ ngành liên quan xem xét để có những
chính sách phù hợp cho việc phát triển các dự án thích ứng với biến đổi khí hậu
- Ủy ban Nhân dân tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo các ngành, các cấp quan tâm đúng mức đến sự tác động của BĐKH, từng ngành có kế hoạch cụ thể để có
biện pháp ứng phó đối với sự tác động của biến đổi khí hậu đạt hiệu quả. Xem
xét phê duyệt và phân bổ vốn cho kế hoạch hành động thích ứng với biến đổi khí
hậu tỉnh làm cơ sở thực hiện.
- Thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch hành động thích ứng
với biến đổi khí hậu tỉnh; tổ chức giám sát, đánh giá, sơ tổng kết việc thực hiện
kế hoạch. Tham mưu điều chỉnh, bổ sung, cập nhật kế hoạch phù hợp từng giai đoạn phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
61
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu Tiếng Việt
[1]. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó
với biến đổi khí hậu (Triển khai thực hiện Nghị quyết số 60/2007/NQ-CP ngày 03/12/2007 của Chính phủ).Hà Nội, 12/2008.
[2]. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Kịch bản Biến đổi khí hậu, nước biển
dâng cho Việt Nam. Hà Nội, 06/2009.
[3]. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Khung hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của các Bộ, ngành, địa phương (Kèm theo Công văn số 3815/BTNMT-KTTVBĐKH ngày 13/10/2009 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường).
[4]. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thông báo đầu tiên của Việt Nam cho Công ước Khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu, Hà Nội, 2003.
[5]. GS.TSKH Nguyễn Đức Ngữ (chủ biên). Biến đổi khí hậu (Tài liệu huấn
luyện, đào tạo và phổ biến kiến thức). NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội,
2008.
[6]. Lê Huy Bá. Biến đổi khí hậu và hiểm họa toàn cầu. NXB Đại học Quốc
gia thành phố Hồ Chí Minh, 2001.
[7]. Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu. Biến đổi khí hậu và tác động của
chúng ở Việt Nam trong khoảng 100 năm qua – Thiên nhiên và con người. NXB
Sự thật. Hà Nội, 1991.
[8]. Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu. Khí hậu và Tài nguyên khí hậu
Việt Nam. Nhà Xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội, 2004.
[9]. Nguyễn Đức Ngữ. Tác động của ENSO đến thời tiết khí hậu, môi trường
và kinh tế - xã hội.Đề tài cấp nhà nước, 2002.
[10]. UBND tỉnh An Giang. Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và những công tác trọng tâm tháng 5/2009 tại tỉnh An Giang, 2009.
[11]. UBND tỉnh Bến Tre. Khung kế hoạch hành động tỉnh Bến Tre ứng phó
[12]. UBND tỉnh Ninh Thuận. Khung kế hoạch hành động thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Ninh Thuận, 2009.
[13]. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang đến năm
2020.
[14]. UNDP, Báo cáo phát triển con người, 2007/2008
[15]. UBND tỉnh An Giang. Quyết định ban hành Chương trình hành động
thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
tỉnh An Giang giai đoạn 2009-2020. An Giang, 2009.
[16]. UBND tỉnh An Giang. Quyết định ban hành Chương trình hành động
thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tỉnh An Giang đến năm 2020. An Giang, 2009.
[17]. Sở Tài nguyên và Môi trường. Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh năm
2007, 2008.
[18]. Trần Thục, Lê Nguyên Tường. Khí hậu – Biến đổi và phát triển bền
vững. Báo cáo trình bày tại lễ kỷ niệm ngày Khí tượng Thế giới và ngày Thế
giới về Nước. Hà Nội, 2005.
[19]. Trần Thục, Lê Nguyên Tường. Khí hậu, Biến đổi khí hậu và các biện
pháp thích ứng. Tuyển tập báo cáo tại Hội nghị khoa học Trường Đại học Thủy
lợi. Hà nội, 2006.
[20]. Trần thục và nnk. Nghiên cứu chế độ dòng chảy mùa cạn đến đồng
bằng sông Cửu Long dưới tác động của phát triển nguồn nước của các quốc gia phía thượng lưu và ảnh hưởng của biế đổi khí hậu. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu cơ bản. Hà Nội, 2007.
[21]. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn & Môi trường, Bộ Tài nguyên và
Môi trường. Nghiên cứu BĐKH ở Đông Nam Á và đánh giá tác động, tổn thương và biện pháp thích ứng. Hợp tác giữa Viện KHKTTV & MT với SEA
63
[22]. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn & Môi trường, Bộ Tài nguyên và
Môi trường. Tác động của nước biển dâng và vác biện pháp thích ứng ở Việt
Nam, 2008.
[23]. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn & Môi trường, Bộ Tài nguyên và
Môi trường. Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước ở Việt Nam và các biện pháp thích ứng. Hợp tác giữa Viện KHKTTV & MT và DANIDA, 2008.
[24]. Trung tâm Khoa học Công nghệ Khí tượng Thủy văn & Môi trường.
Nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực cho địa phương trong việc thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu, góp phần thực hiện Công ước Khung của
Liên Hiệp Quốc và Nghị định thư Kyoto về biến đổi khí hậu, 2007.
2. Tài liệu nước ngoài
[25]. David Heinn and et al: Installing and Using the hadley Centre regional Climate Modelling System, PRECIS.
[26]. Development of Climate Change Scenarios for Viet Nam and some Activities of IMHEN on Climate Change Impacts and Adaptations. The workshop document, IMHEN, 4/2007.
[27]. IPCC, Climate Change, 2007.
[28]. IPCC. Fourth Assessment Report of the Intergovemental Panel on Climate Change: WGI: The Physical Science of Climate Change, WGII: Impacts, Adaptation & Vulnerability, WGIII: Mitigation of Climate Change, 2007.
[29]. UNFCCC. Guidelines for the Preparation of National Adaptation Programmes of Action, 2004.
[30]. UNFCCC. Climate Change: Impacts, Vulnerabilities and Adaptation in Developing Countries, 2007.
[31]. UNDP, Human Development Report 2007/2008, Fighting Climate Change: Human Sosidarity in a Divided World, 2007.
[32]. Robert L.Wilby and Christian. Using SDSM Verion 3.1 – A dicision support tools for the Assessment of regional Climate Change Impacts, 2004.
[33]. Wigley.T.M.L., and Raper.S.C.B. Implications for Climate and Sea Level of revised IPCC Emissions Scenarios, 357, 293 – 300, 1992.