Đối với lâm nghiệp

Một phần của tài liệu xác định cách thức quản lý và xây dựng kế hoạch chiến lược để giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu ở tỉnh quảng nam và vùng trung trung bộ (Trang 47 - 49)

a) Mục tiêu

Mở rộng diện tích và nâng cao chất lượng rừng, tăng bể chứa và bể hấp

thụ, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

c) Nội dung

Tỉnh Quảng Nam, cũng như các tỉnh thuộc khu vực Trung Trung Bộ có

các diện tích rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn, rừng trồng, … khá lớn và phong phú về loài. Do áp lực của gia tăng dân số, nhu cầu tăng đất canh tác rừng tràm ngày càng thu hẹp. Những năm gần đây tỉnh Quảng Nam cũng như các tỉnh

thuộc khu vực Trung Trung Bộ đã chú ý nhiều tới việc gây lại vốn rừng.

Tập trung có hiệu quả giao khoán rừng, xây dựng mô hình quản lý rừng

có hiệu quả, thực hiện chủ trương tất cả diện tích rừng đều có chủ, người giữ

khoanh nuôi, tái sinh rừng hiện có, bảo vệ tốt vườn Quốc gia, trồng mới rừng đầu nguồn để giữ nước cho các hồ chứa, tiếp tục trồng rừng phòng hộ ven biển để khai thác tốt quỹ đất ven biển.

d) Các giải pháp thực hiện

- Điều chỉnh các chính sách giao rừng, khoán quản vĩ mô và xã hội hóa

trong trồng rừng, quản lý và bảo vệ rừng, gắn với các chính sách xã hội như giao đất, giao rừng, định canh, định cư, xóa đói giảm nghèo, khuyến khích và tạo điều kiện để người dân làm nghề rừng sống được và làm giàu bằng chính nghề

rừng.

-Tăng độ che phủ bằng cách trồng rừng tập trung và phân tán, trước hết là rừng đầu nguồn, rừng ngặp mặn ven biển, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc bằng

rừng; Chọn loài cây phù hợp để trồng cây ở vùng đồng bằng trong khu dân cư, cơ quan, trường học. Giảm dần tiến tới chấm dứt nhu cầu canh tác cây lương

thực như lúa, bắp, mì nhằm tự túc lương thực, thay vào đó là trồng cây ăn quả lâu năm hoặc trồng rừng trên các vùng đất dốc. Tăng cường trồng rừng, trước

hết là rừng đầu nguồn, rừng ngặp mặn ven biển, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc

bằng rừng.

- Xây dựng và ban hành chính sách ưu đãi đặc thù của của địa phương về

xã hội hoá trồng rừng tập trung và trồng cây phân tán. Xem đây là giải pháp ưu

tiên, lâu dài và hiệu quả nhằm ứng phó với hạn hán, hoang mạc hóa và thiếu nước ngày càng nghiêm trọng, do tác động của biến đổi khí hậu tại địa phương.

- Xây dựng các mô hình nông - lâm kết hợp bền vững.

- Giữ được diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng và nâng cao chất lượng

rừng.

- Giảm thiểu tình trạng suy kiệt rừng tự nhiên. Bảo vệ tiến tới đóng cửa

khai thác rừng tự nhiên. Bảo vệ, phục hồi hệ sinh thái rừng ngập mặn ở vùng đất

ngập mặn ven biển…

45

d. Khả năng lồng ghép vào các chương trình dự án phát triển của địa phương

- Chương trình 5 triệu ha rừng.

- Chương trình xóa đói giảm nghèo .

- Chương trình phát triển nông thôn, miền núi. Trong đó cần có một chương trình truyền thông về nâng cao nhận thức cộng đồng về trồng cây phân

tán.

- Các Chương trình, dự án về trồng rừng và quy hoạch sử dụng rừng.

+ Các cơ quan chủ trì: Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn

+ Cơ quan phối hợp thực hiện:

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở LĐTB&XH, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tư pháp, các Hội và

Đoàn thể quần chúng của tỉnh, các Ban quản lý rừng.

Một phần của tài liệu xác định cách thức quản lý và xây dựng kế hoạch chiến lược để giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu ở tỉnh quảng nam và vùng trung trung bộ (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)