3.1.1. Quan điểm
- Ứng phó với biến đổi khí hậu được tiến hành trên nguyên tắc phát triển
bền vững, bảo đảm tính hệ thống, tổng hợp, ngành, liên ngành, bình đẳng về
giới, xóa đói, giảm nghèo.
- Các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu được tiến hành có trọng
tâm, trọng điểm; ứng phó với những tác động cấp bách trước mắt và những tác động tiềm tàng lâu dài.
- Ứng phó với biến đổi khí hậu là nhiệm vụ của toàn hệ thống chính trị, của
toàn xã hội, các cấp, các ngành, các tổ chức, mọi người dân trong tỉnh và cần được tiến hành với sự đồng thuận và quyết tâm cao từ phạm vi cấp xã đến cấp
tỉnh.
- Các nhiệm vụ ứng phó với biến đổi khí hậu phải được thể hiện trong các chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành và phát triển kinh tế
- xã hội của tỉnh.
3.1.2. Nguyên tắc chỉ đạo
- Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất chủ trương và chỉ đạo thực hiện các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu trên phạm vị toàn tỉnh; Sở Tài nguyên và Môi
trường là cơ quan thường trực, phối với các ngành liên quan có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc chỉ đạo thực hiện Kế hoạch.
- Bảo đảm thực hiện Kế hoạch đúng chủ trương, chính sách và pháp luật
- Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và nâng cao trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân đối với việc ứng phó với biến đổi khí hậu. Từng bước hoàn thiện hệ thống tổ chức các cấp, nâng cao nhận thức và phổ biến kinh
nghiệm về ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Kế hoạch được thực hiện đồng bộ, trong đó có phân chia theo giai đoạn
và có trọng điểm, vừa có tính cấp bách, vừa có tính lâu dài, chủ động, kịp thời,
khẩn trương và hiệu quả, bảo đảm sự phát triển bền vững của tỉnh.
- Ngân sách tỉnh đảm bảo nguồn lực cần thiết, đồng thời huy động sự hỗ
trợ từ Trung ương, đóng góp của cộng đồng quốc tế, khối doanh nghiệp và cá nhân cho các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh.
3.1.3. Phạm vi thực hiện của kế hoạch
Kế hoạch được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh theo các giai đoạn sau:
- Giai đoạn I (2010 – 2011): giai đoạn khởi động, xây dựng kế hoạch hành động.
- Giai đoạn II (2011 – 2015): giai đoạn triển khai thực hiện Kế hoạch.
- Giai đoạn III (sau 2015): giai đoạn hoàn thành các nhiệm vụ của Kế
hoạch.
3.2. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC ĐỂ GIẢM THIỂU VÀ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI CÁC NGÀNH THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI CÁC NGÀNH
3.2.1. Đối với ngành Nông Nghiệp
a) Mục tiêu
Phát triển cơ sở hạ tầng bảo vệ sản xuất:
- Nâng cấp vững chắc các tuyến đê vòng ngoài kết hợp lộ giao thông.
- Quy hoạch, nạo vét các hệ thống kênh mương.
- Củng cố và nâng cấp hệ thống cống, trạm bơm điện bảo đảm vững chắc bơm tưới, tiêu phục vụ kịp thời và có hiệu quả cho sản xuất, đồng thời khôi phục đường cộ, giao thông thủy lợi nội đồng.
- Phát triển và nâng cao ý nghĩa trồng rừng trong việc bảo vệ môi trường, đời sống, hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn địa phương.
- Khảo sát, quy hoạch, xây dựng hồ chứa nước vùng đồi núi và đồng bằng.
39
- Phát triển và sản xuất mới các loại giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản
thích ứng diễn biến thời tiết và tình hình dịch bệnh.
- Nghiên cứu, ứng dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác mới có sự quan
tâm nhiều hơn về môi trường và khai thác bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Tập huấn, hội thảo về giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản cho cán bộ kỹ
thuật và nông dân.
Tuyên truyền phổ biến kiến thức, thông tin tình hình biến đổi khí hậu, nước biển dâng và hành động giảm thiểu, thích ứng của ngành nông nghiệp.
Xây dựng hệ thống chính sách, lồng ghép biến đổi khí hậu với các chương trình, dự án trọng điểm của ngành.
Tiếp nhận và triển khai các đề tài, dự án trong và ngoài nước nhằm giảm
thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu.
b) Nội dung và các giải pháp thực hiện
Khu vực nghiên cứu là địa bàn có đồng bằng và đồi núi, có nhiều các hệ
thống sông chảy qua như sông Thu Bồn – Vu Gia, phía Đông giáp với biển Đông và hàng năm phải ngành chịu nhiều thiên tai như bão, lũ, hạn hán, ….
* Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Ban chỉ đạo Chương trình
hành động thích ứng biến đổi khí hậu của ngành nông nghiệp.
* Thực hiện các chương trình nghiên cứu và công tác quy hoạch hệ thống cơ sở hạ
tầng nông nghiệp, nông thôn; hệ thống canh tác sản xuất nông, lâm và thuỷ sản trong việc
phòng chống giảm nhẹ thiên tai v.v... theo hướng tăng cường thích ứng với biến đổi khí
hậu, đặc biệt chú trọng đến vấn đề nhiệt độ tăng, nước biển dâng và tình hình sử dụng nước:
a. Phát triển cơ sở hạ tầng bảo vệ sản xuất:
- Nâng cấp vững chắc các tuyến đê vòng ngoài bảo vệ sản xuất: Trước tác động biến đổi khí hậu và nước biển dâng sẽ làm hiện tượng hạn hán, ngập lụt
hàng năm ngày càng phức tạp và khó dự báo trước, do đó việc nâng cấp các
bền vững trong sản xuất nông nghiệp, ổn định đời sống kinh tế xã hội trên địa
bàn tỉnh.
- Thực hiện các chương trình nghiên cứu để nắm bắt các nguyên nhân, chủ động xác định các nguy cơ tiềm ẩn trong sản xuất nông nghiệp từ đó đề xuất các phương án chủ động thích hợp ngăn ngừa để có hướng quy hoạch, nạo vét hệ thống kênh mương, xây dựng mô hình kiểm soát lũ, điều tiết nước ở các địa phương kết
hợp bố trí dân cư nông thôn: lượng nước và lưu lượng chảy trên các hệ thống kênh nhánh và kênh nội đồng góp phần rất lớn vào việc đảm bảo tính liên tục trong sản
xuất và phát triển nền sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên dưới tác động thay đổi của
thời tiết (mưa, nắng) bất thường và hiện tượng hạn hán, lũ lụt luôn là mối đe dọa, nguy cơ khó kiểm soát và làm thiệt hại trực tiếp đến quá trình sản xuất nông
nghiệp, do đó một hệ thống kênh mương tương đối hoàn chỉnh có khả năng điều
tiết nước kịp thời vào mùa khô và tiêu thoát nước nhanh vào mùa mưa đặc biệt khi
có hiện tượng bất thường do mưa bão gây ra sẽ tạo điều kiện cho ngành nông nghiệp chủ động, từng bước thích ứng nhanh trước biến đổi khí hậu và khả năng
khai thác, sử dụngnước từ các sông trên địa bàn.
- Củng cố và nâng cấp hệ thống cống, trạm bơm điện bảo đảm vững chắc bơm tưới, tiêu phục vụ kịp thời và có hiệu quả cho sản xuất, đồng thời khôi phục đường bộ, giao thông thủy lợi nội đồng là vấn đề lớn cần được quan tâm thực hiện
từ tỉnh xuống địa phương và mỗi người dân phải có ý thức, đóng góp vào quá trình thực hiện để thích ứng và ứng phó hiện tượng ngập úng cục bộ, gây thiệt hại cho
nông dân ở các địa phương; việc vận chuyển vật tư và lưu thông hàng hóa được
thuận lợi tạo điều kiện cho việc áp dụng nhanh hơn khâu cơ giới hóa trong nông
nghiệp, đồng thời hình thành những vùng sản xuất lớn, tập trung có chất lượng, sản
phẩm cạnh tranh trong nước và quốc tế.
- Đẩy mạnh tuyên truyền về các lợi ích mà rừng mang lại như: hạn chế lũ lụt, mưa bão, lốc xoáy, hạn hán; cải thiện tốt nguồn nước ngầm, không khí, nhiệt độ…
Lồng ghép vào nội dung tuyên truyền về các lợi ích của rừng là nội dung về những
41
đến mọi người dân việc trồng cây, gây rừng; trồng cây lâm nghiệp phân tán ở các khu dân cư, trường học và dọc theo các tuyến kênh… Tiếp tục phát triển rừng theo Chương trình trồng mới 05 triệu ha rừng; Bảo vệ tốt các khu rừng tự nhiên và rừng
trồng, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy rừng, chặt phá rừng không xin phép.
- Khảo sát, quy hoạch, xây dựng hồ chứa nước khu vực miền núi và đồng bằng:
kịch bản có khả năng xảy ra đối với tỉnh Quảng Nam và các tỉnh thuộc khu vực Trung
Trung Bộ là nguồn nước ngày càng cạn kiệt vào mùa khô và lũ sẽ cao bất ngờ vào mùa
mưa, do đó việc nghiên cứu xây dựng hệ thống hồ chứa miền núi và khu vực đồng bằng
là hết sức cần thiết nhằm điều tiết, phân phối và dự trữ lượng nước hợp lý đáp ứng nhu
cầu nước cho nông nghiệp, công nghiệp, dân sinh trước yêu cầu bức thiết của biến đổi
khí hậu và nước biển dâng.
b. Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất:
- Phát triển và sản xuất mới các loại giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản thích ứng
diễn biến thời tiết và tình hình dịch bệnh: biến đổi khí hậu và nước biển dâng sẽ tác động vào hệ sinh thái làm mất tính cân bằng trong trồng trọt, chăn nuôi vốn đã tồn tại và phát triển trong nhiều năm; để đối phó thách thức này, ngành nông nghiệp cần thực hiện
công tác nghiên cứu lai tạo các giống mới đảm bảo vừa sản xuất bền vững vừa cung cấp
nguồn dinh dưỡng an toàn trong đời sống cộng đồng và phục vụ xuất khẩu phát triển
kinh tế xã hội.
- Nghiên cứu, ứng dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác mới phù hợp và sản xuất theo hướng bền vững tránh hủy hoại, ô nhiễm môi trường; chú ý ứng
dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật hạn chế việc khai thác quá mức các nguồn tài nguyên: đất, nước, sinh vật…, hạn chế sinh vật ngoại lai.
- Người dân nông thôn đặc biệt là người nghèo dễ bị tác động nhất trước
biến đổi khí hậu do hạn chế về kỹ thuật và thiếu nhận biết về diễn biến bất lợi từ thiên nhiên làm cho năng suất, thu nhập giảm, ảnh hưởng đời sống và tác động
tiêu cực đến nền sản xuất nông nghiệp, do đó tập trung phổ biến kiến thức cho người dân là hết sức quan trọng, tạo sự nhận thức sâu rộng cho cán bộ kỹ thuật các địa phương và người nông dân trong quá trình chọn tạo và áp dụng giống
cây trồng, vật nuôi vào sản xuất.
c. Thực hiện chương trình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về
tuyên truyền phổ biến kiến thức, thông tin tình hình biến đổi khí hậu, nước biến dâng và hành động giảm thiểu, thích ứng của ngành nông nghiệp:
- Phổ biến, tuyên truyền và quán triệt các chủ trương, quan điểm của trung ương, Bộ, ngành liên quan và của tỉnh cho cán bộ ngành nông nghiệp và các thành phần kinh tế xã hội, người nông dân sản xuất trên địa bàn tỉnh về hoạt động nhằm giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Xây dựng kế hoạch phổ biến các cam kết của tỉnh đối với Bộ, ngành trung
ương và các tổ chức hợp tác, tài trợ quốc tế về hoạt động nhằm giảm thiểu và thích ứng liên quan đến biến đổi khí hậu.
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề, các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập
huấn kiến thức về biến đổi khí hậu, tác động và các giải pháp giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu cho cán bộ, công chức, viên chức của ngành và
địa phương.
d. Thực hiện Khung chương trình hành động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thônvề xây dựng hệ thống chính sách, lồng ghép biến đổi khí hậu với chương trình của ngành.
- Xây dựng cơ chế chính sách lồng ghép biến đổi khí hậu trong quy hoạch và các chương trình, hành động phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
- Xây dựng cơ chế phối kết hợp giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ngành liên quan và các địa phương và có cơ chế quản lý chương trình, dự án trong thực hiện chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu.
e. Tiếp nhận và triển khai các đề tài, dự án trong và ngoài nước nhằm giảm
thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Tiếp nhận các đề tài, dự án và tìm nguồn tài trợ từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ, ngành liên quan và cộng đồng quốc tế cho hoạt động
giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu.
43
biển dâng trong khu vực và trên thế giới.
- Triển khai các mục tiêu Chương trình hành động về biến đổi khí hậu và
nước biển dâng có sự lồng ghép với Chương trình hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020.
- Tổ chức hoạt động đào tạo nhân lực, lưu trữ hồ sơ, chuyển giao kinh
nghiệm theo từng giai đoạn về giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu.
c) Khả năng lồng ghép vào các chương trình, dự án phát triển
- Chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn;
- Chương trình nước sạch nông thôn và vệ sinh môi trường;
- Chương trình công nghệ sinh học;
- Chương trình thủy lợi;
- Chương trình giống cây trồng, vật nuôi và giống cây lâm nghiệp;
- Chương trình phòng tránh thiên tai;
+ Cơ quan chủ trì: Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn + Cơ quan phối hợp thực hiện:
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn.
3.2.2. Đối với lâm nghiệp
a) Mục tiêu
Mở rộng diện tích và nâng cao chất lượng rừng, tăng bể chứa và bể hấp
thụ, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
c) Nội dung
Tỉnh Quảng Nam, cũng như các tỉnh thuộc khu vực Trung Trung Bộ có
các diện tích rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn, rừng trồng, … khá lớn và phong phú về loài. Do áp lực của gia tăng dân số, nhu cầu tăng đất canh tác rừng tràm ngày càng thu hẹp. Những năm gần đây tỉnh Quảng Nam cũng như các tỉnh
thuộc khu vực Trung Trung Bộ đã chú ý nhiều tới việc gây lại vốn rừng.
Tập trung có hiệu quả giao khoán rừng, xây dựng mô hình quản lý rừng
có hiệu quả, thực hiện chủ trương tất cả diện tích rừng đều có chủ, người giữ
khoanh nuôi, tái sinh rừng hiện có, bảo vệ tốt vườn Quốc gia, trồng mới rừng đầu nguồn để giữ nước cho các hồ chứa, tiếp tục trồng rừng phòng hộ ven biển để khai thác tốt quỹ đất ven biển.
d) Các giải pháp thực hiện
- Điều chỉnh các chính sách giao rừng, khoán quản vĩ mô và xã hội hóa
trong trồng rừng, quản lý và bảo vệ rừng, gắn với các chính sách xã hội như giao đất, giao rừng, định canh, định cư, xóa đói giảm nghèo, khuyến khích và tạo điều kiện để người dân làm nghề rừng sống được và làm giàu bằng chính nghề
rừng.
-Tăng độ che phủ bằng cách trồng rừng tập trung và phân tán, trước hết là rừng đầu nguồn, rừng ngặp mặn ven biển, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc bằng
rừng; Chọn loài cây phù hợp để trồng cây ở vùng đồng bằng trong khu dân cư, cơ quan, trường học. Giảm dần tiến tới chấm dứt nhu cầu canh tác cây lương
thực như lúa, bắp, mì nhằm tự túc lương thực, thay vào đó là trồng cây ăn quả